Đề thi giao lưu học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD và ĐT Yên Lạc

Câu 6 (1,0 điểm). Cho hỗn hợp A dạng bột gồm Mg và Al. Lấy 12,6 gam A tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch hỗn hợp HCl có nồng độ C1(mol/l) và H2SO4 loãng có nồng độ C2(mol/l). Biết C1= 2C2. Sau phản ứng, thu được dung dịch B và 13,44 lít khí H2 (đktc). Xác định C1, C2 và thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A.
doc 1 trang Hải Đông 29/02/2024 640
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giao lưu học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD và ĐT Yên Lạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_giao_luu_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_hoa_hoc_lop_8_na.doc

Nội dung text: Đề thi giao lưu học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD và ĐT Yên Lạc

  1. PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC ĐỀ THI GIAO LƯU HSG LỚP 8 CẤP HUYỆN MÔN THI: HÓA HỌC NĂM HỌC 2018 – 2019 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1 (1,0 điểm). Một nguyên tố X có tổng số hạt trong nguyên tử bằng 40, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. Xác định tên của nguyên tố X. Lấy nguyên tố X tìm được ở trên và thực hiện chuỗi sơ đồ phản ứng sau: t0 (1) X + HCl A↑ + (2) KNO3  Y↑ + 0 (3) A + Y t B (4) B + Ca D + Viết các phương trình hóa học xảy ra và cho biết phản ứng đó thuộc loại phản ứng hóa học nào đã học. Câu 2 (1,5 điểm). 1. Phân biệt các chất rắn trong các lọ riêng biệt mất nhãn sau: K2O, Muối ăn, P2O5, đường. 2. Nêu hiện tượng và viết các phương trình hóa học xảy ra trong thí nghiệm sau: thả một viên kim loại Na vào 1 cốc nước có chứa một mẩu quỳ tím, khí sinh ra được dẫn qua ống nghiệm chứa bột CuO nung nóng. Câu 3 (1,0 điểm). Ba chất khí X, Y, Z đều do 2 nguyên tố hóa học tạo nên, phân tử chất Y và Z đều có 3 nguyên tử. Cả ba chất đều có tỷ khối đối với H 2 bằng 22. Chất X cháy trong oxi sinh ra Y và một chất khác, chất Y tác dụng được với nước tạo ra dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ, chất Z không cháy trong oxi. Lập luận để tìm công thức phân tử X, Y, Z. Viết các phương trình hóa học xảy ra. Câu 4 (2,0 điểm). 1. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm CO và H 2 trong một lượng oxi vừa đủ thu được hỗn hợp khí và hơi Y. Cho hỗn hợp Y đi qua bình 1 đựng 72 gam dung dịch H 2SO4 79,2% và bình 2 đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Kết thúc phản ứng thấy bình 1 nồng độ dung dịch H 2SO4 là 72%, bình 2 có 20 gam kết tủa. Tính tỉ khối của X so với H2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giả sử khí CO2 sinh không tác dụng với nước có trong dung dịch. 0 2. Khi thêm 1 gam MgSO4 khan vào 100 gam dung dịch MgSO4 bão hoà ở 20 C, thấy tách ra một tinh thể muối kết tinh trong đó có 1,58 gam MgSO 4. Hãy xác định công thức của tinh thể muối ngậm nước kết tinh. 0 Biết độ tan của MgSO4 ở 20 C là 35,1 gam trong 100 gam nước Câu 5 (1,5 điểm). Cho 15,68 gam kim loại M tác dụng hết với khí clo dư thu được 45,5 gam muối clorua. 1. Xác định tên kim loại M. 2. Để hoà tan hoàn toàn 9,2 gam hỗn hợp X gồm kim loại M và một oxit của kim loại M cần dùng vừa hết 160ml dung dịch HCl 2M (biết oxit kim loại M tác dụng với dd HCl tạo ra muối và nước), còn nếu dẫn luồng H2 dư đi qua 9,2 gam hỗn hợp X nung nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 7,28 gam chất rắn. Tìm công thức của oxit kim loại trong hỗn hợp X. Câu 6 (1,0 điểm). Cho hỗn hợp A dạng bột gồm Mg và Al. Lấy 12,6 gam A tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch hỗn hợp HCl có nồng độ C1(mol/l) và H2SO4 loãng có nồng độ C2(mol/l). Biết C1= 2C2. Sau phản ứng, thu được dung dịch B và 13,44 lít khí H2 (đktc). Xác định C1, C2 và thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A. Câu 7 (1,0 điểm). Một bình gaz dùng cho loại bếp cắm trại chứa 203 gam butan (C4H10), biết: - Đốt cháy butan sẽ tỏa ra một nhiệt lượng là 2600 kJ/mol. - Để đun một lít nước từ nhiệt độ ban đầu là 200C đến sôi 1000C thì cần phải dùng một nhiệt lượng là 334 kJ. 1. Viết phương trình phản ứng hóa học. 2. Giả sử không có sự thất thoát nhiệt lượng ra môi trường xung quanh, xác định khối lượng nước có thể đun sôi khi dùng toàn bộ butan trong bình gaz. 3. Giả sử nhiệt lượng bị thất thoát ra môi trường xung quanh là 40%, xác định khối lượng nước có thể đun sôi khi dùng toàn bộ butan trong bình gaz. (Biết: kJ là đơn vị đo nhiệt lượng). Câu 8 (1,0 điểm). Trong một bình kín dung tích không đổi chứa 9,6 gam Pirit Sắt (FeS 2) và một lượng không khí ở t0C (lấy dư 20% so với lượng cần để phản ứng). Nung bình tới nhiệt độ thích hợp cho phản ứng xảy ra sau đó đưa bình về nhiệt độ ban đầu. Bằng phương pháp đo áp suất của bình trước và sau phản ứng ở điều kiện đã cho, người ta đã xác định được số mol khí trong bình sau khi nung giảm 2,27% so với số mol khí trong bình trước khi nung. Xác định thành phần % theo số mol của hỗn hợp khí trong bình sau khi nung (giả sử O 2 chiếm 20% về thể tích không khí còn lại là N2). Hết Thí sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học