Đề thi giao lưu học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD và ĐT Tam Dương (Có đáp án)

Câu 2: (7 điểm)
Có ý kiến cho rằng “Văn học cổ nước ta thể hiện lòng yêu nuớc nồng nàn, tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc”. Dựa vào những tác phẩm văn học cổ mà em đã học và đọc thêm, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
docx 5 trang Hải Đông 21/02/2024 840
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giao lưu học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD và ĐT Tam Dương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_giao_luu_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2014.docx

Nội dung text: Đề thi giao lưu học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD và ĐT Tam Dương (Có đáp án)

  1. UBND HUYỆN TAM DƯƠNG KÌ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI PHÕNG GD&ĐT Năm học 2014-2015 Môn: Ngữ Văn 8 Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1: (3 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa Tia nắng tía nhảy hoài trong ruộng lúa, Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh” “Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ, Nước thời gian gội tóc trắng phau phau” (“Chợ tết”- Đoàn Văn Cừ) Câu 2: (7 điểm) Có ý kiến cho rằng “Văn học cổ nước ta thể hiện lòng yêu nuớc nồng nàn, tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc”. Dựa vào những tác phẩm văn học cổ mà em đã học và đọc thêm, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. .HẾT Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ tên thí sinh SBD:
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NG VĂN 8 (HDC này gồm 3 trang) Câu 1: (3 điểm) 1/ Về hình thức: Viết thành một bài văn ngắn có yếu tố biểu cảm rõ ràng. Không cho điểm tối đa đối với học sinh sử dụng gạch đầu dòng. 2/ Về nội dung: HS có thể cảm nhận vẻ đẹp của những câu thơ theo cách riêng nhưng cần đảm bảo các ý sau: • Đoạn thơ là một bức tranh đẹp về cảnh bình minh: + Nghệ thuật so sánh và nhân hoá độc đáo - Những giọt sương trắng như “giọt sữa”=> so sánh mới mẻ độc đáo => vẻ đẹp ngọt ngào. - úa xanh ướt đẫm sương đêm phản chiếu ánh bình minh lấp lánh. Tia nắng sắc “tía” như đang reo vui “nhảy hoài trong ruộng lúa” hoà vào dòng người đi chợ tết => nhân hoá . - Núi khoác chiếc áo the xanh cũng “ uốn mình” làm duyên. => nhân hoá. - Những quả đồi ửng lên dưới ánh bình minh như “thoa son” khoe sắc.=> nhân hoá. + Sử dụng những tính từ chỉ màu sắc, đoạn thơ đầy màu sắc tươi tắn, bốn màu được phối sắc hài hoà (trắng, tía, xanh, son). => đây là bức tranh màu về cảnh rạng đông thanh bình, ấm áp, đầy thi vị, hữu tình.  Sử dụng bút pháp miêu tả, hình ảnh chọn lọc, từ ngữ gợi hình gợi cảm, giàu chất tạo hình và nghệ thuật nhân hoá, so sánh bằng cảm nhận tinh tế nhà thơ đã vẽ lên một bức tranh mùa xuân buổi sớm tuyệt đẹp, một vẻ đẹp trong sáng, tinh khiết, trong trẻo. • Hai câu thơ tiếp: là bức chân dung bà cụ lão, bức tranh truyền thần tuyệt tác. + Miếu cổ như cái khung, cái nền làm cho bức vẽ truyền thần thêm cổ kính. + “tóc trắng phau phau” gợi tuổi tác và kí ức thời gian, gợi vẻ đẹp phúc hậu, bền bỉ. + Miếu cổ như một chứng tích, bà cụ lão như một chứng nhân về chợ tết đồng quê, về cuộc sống yên bình tồn tại lâu đời trong dân gian. + cách nói “nước thời gian” thể hiện cách dùng từ sáng tạo, mới mẻ.  Những câu thơ đẹp như một bức hoạ vừa rực rỡ sắc màu của cảnh bình minh mĩ lệ, vừa cổ kính, bình dị bởi nét đẹp của con người, cảnh vật đồng quê. Câu 2:(7 điểm)
  3. 1/ Về kĩ năng: Hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận văn học,có bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lí, diễn đạt tốt, không mắc lỗi về dùng từ, ngữ pháp. 2/ Về nội dung: - HS có thể sắp xếp và trình bày theo nhiều cách khác nhau, đôi chỗ có những cảm nhận riêng nhưng cần bám sát tác phẩm, tránh suy diễn tuỳ tiện và có sức thuyết phục người đọc. - àm nổi bật tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc trong văn học cổ. Cụ thể: a.Mở bài:(0,5 điểm) - Nêu vấn đề nghị luận: “ Văn học cổ nước ta thể hiện lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc” b.Thân bài:(6 điểm) * Khẳng định tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc là nội dung lớn trong văn học mọi thời đại. Trong thời chiến và thời bình có những biểu hiện khác nhau.Trong thời chiến có giặc ngoại xâm, lòng yêu nước, tự hào dân tộc thể hiện ở: Khẳng định vị thế độc lập, thế hiện lòng tự tôn dân tộc; căm thù giặc sâu sắc; quyết tâm tiêu diệt giặc đến cùng; tình yêu thiên nhiên đất nước (0,5 điểm) * Chứng minh qua những áng văn thơ cổ bất hủ - Hoàn cảnh lịch sử: Đất nước chống giặc ngoại xâm nên tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc mạnh mẽ hơn bao giờ hết. - Những biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước: (3 điểm) + Khẳng định vị thế độc lập, chủ quyền dân tộc: Các tác phẩm đều khẳng định về chủ quyền dân tộc. Mở đầu bài “ Nam quốc sơn hà”- được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta đã khẳng định một cách sắt đá: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” Bốn thế kỉ sau, Nguyễn Trãi đã nhắc lại trong “Bình Ngô đại cáo”- bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc ta: “Như nước Đại Việt ta từ trước, Song hào kiệt đời nào cũng có” + Tố cáo tội ác của quân giặc và vạch rõ dã tâm của kẻ thù: Trong bài “ Hịch tướng sĩ” Trần Quốc Tuấn đã vạch rõ những hành động và dã tâm của quân Nguyên Mông: “Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường của kho có hạn”. Trong “Bình Ngô đại cáo” Nguyễn Trãi đã vạch trần tội ác của giặc Minh đối với nhân dân Đại Việt: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
  4. Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ” + òng căm thù giặc sâu sắc và nỗi đau mất nước: Trần Quốc Tuấn bộc lộ trực tiếp tâm sự của mình với các tướng sĩ một cách chân thành: “ Ta thường tới bữa quên ăn đầm đìa” Nguyễn Trãi sau khi chia tay cha ở cửa ải Nam Quan vẫn đinh ninh lời dạy: Tìm cách rửa nhục cho nước, rửa nhục cho cha : “Ngẫm thù lớn há đội trời chung Căm giặc nuớc thề không cùng sống” + Quyết tâm chiến đấu tiêu diệt giặc. òng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn biến thành hành động: “chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Dù phải hi sinh: “ dẫu cho trăm thân này vui lòng”. Với tinh thần chịu đựng gian khổ, kiên trì tập dượt binh thư yếu lược: “ nếm mật nằm gai sách lược thao suy xét đã tinh”. Khẳng định sự thất bại tất yếu của kẻ thù: “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” + òng yêu nước còn được thể hiện ở tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống thanh bình nơi thôn dã (Thiên Trường vãn vọng); cuộc sống ẩn dật thanh cao giữa núi rừng Côn Sơn (Côn Sơn ca) - òng tự hào dân tộc: (2,5 điểm) + Tự hào về sức mạnh chính nghĩa. Trong “Nam quốc sơn hà” tác gải đã vạch trần bản chất phi nghĩa của kẻ thù xâm lược: “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm”. + Tự hào về nền văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử lâu đời “Như nước Đại Việt ta từ trước Song hào kiệt đời nào cũng có”. + Tự hào về những trang sử chống giặc ngoại xâm: “Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô Sông Bạch Đằng
  5. giết tươi Ô Mã” + Tự hào về sức mạnh của dân tộc, những chiến công liên tiếp dồn dập trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh khiến cho kẻ thù phải thất bại thảm hại, nhục nhã. “Đánh một trận sạch không kình ngạc Đánh hai trận tan tác chim muông” c. Kết luận:(0,5 điểm) - Khẳng định lại vấn đề - òng yêu nước, tự hào dân tộc tạo nên sức mạnh của dân tộc Việt Nam. à sức mạnh cổ vũ, động viên chúng ta bảo vệ tổ quốc chống mọi kẻ thù xâm lược. - Trách nhiệm của bản thân để tiếp nối truyền thống đó. ( Trên đây là những gợi ý cơ bản, giám khảo chấm linh hoạt theo sự cảm nhận của học sinh để cho điểm tối đa cho từng phần, trân trọng những bài viết sáng tạo, dùng từ gợi cảm, diễn đạt tốt )