Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)

Câu 1: (3,0 điểm)
a) Trình bày khái niệm và nguyên nhân hình thành dòng biển. Hướng chuyển động của các dòng biển nóng và dòng biển lạnh trong các đại dương như thế nào?
b) Giải thích tại sao xích đạo là vùng có góc nhập xạ lớn nhất nhưng nhiệt độ trung bình năm ở khu vực này lại thấp hơn vùng chí tuyến?
doc 5 trang Hải Đông 05/02/2024 740
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_dia_li_lop_9_nam_hoc_2014.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN KHÓA NGÀY 09/02/2015 MÔN: ĐỊA LÝ 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1: (3,0 điểm) a) Trình bày khái niệm và nguyên nhân hình thành dòng biển. Hướng chuyển động của các dòng biển nóng và dòng biển lạnh trong các đại dương như thế nào? b) Giải thích tại sao xích đạo là vùng có góc nhập xạ lớn nhất nhưng nhiệt độ trung bình năm ở khu vực này lại thấp hơn vùng chí tuyến? Câu 2: (3,0 điểm) Thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. Chứng minh nhận định trên qua các thành phần tự nhiên. Câu 3: (4,0 điểm) Dựa vào át lát Địa Lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a) Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố không đều. b) Nêu hướng giải quyết vấn đề trên. Câu 4: (5,0 điểm) Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây cà phê lớn nhất nước ta, hãy: a) Phân tích những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và kinh tế- xã hội để phát triển cây cà phê của Tây nguyên. b) Các biện pháp để phát triển ổn định cây cà phê ở vùng này. Câu 5: (5,0 điểm) Cho bảng số liệu về du lịch và doanh thu từ du lịch của nước ta từ 1995 đến 2007: Năm 1995 2000 2005 2007 Khách du lịch (triệu lượt người) 6,9 13,3 19,5 23,3 Doanh thu (tỷ đồng) 8,0 17,4 30,0 56,0 a) Từ bảng số liệu trên, vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện số lượt khách và doanh thu từ du lịch của nước ta từ 1995 đến năm 2007. b) Dựa vào biểu đồ rút ra nêu nhận xét và giải thích. Hết (Thí sinh được sử dụng Át Lát Địa Lý Việt Nam sản xuất năm 2013 trở lại đây) Họ và tên học sinh: Số báo danh: Chữ ký giám thị 1 Chữ ký giám thị 2
  2. PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN KHÓA NGÀY 09/02/2015 MÔN: ĐỊA LÝ 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút HƯỚNG DẪN CHẤM Nội dung Điểm Câu a) Khái niệm, nguyên nhân, hướng chuyển động của dòng biển ( 1,0đ): - Khái niệm: Dòng biển là hiện tượng chuyển động của các lớp nước biển trên 1,0 1 mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương. (3,0đ) - Nguyên nhân (0,5đ) do các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất (Tín 0,5 phong, Tây Ôn đới, Đông cực), - Hướng chuyển động (0,5đ): 0,5 + Các dòng biển nóng thường chảy từ các vùng vĩ độ thấp lên các vùng vĩ độ cao. + Các dòng biển lạnh thường chảy từ các vùng vĩ độ cao về các vùng vĩ độ thấp b) Xích đạo là vùng có góc nhập xạ lớn nhất nhưng t0 trung bình năm thấp hơn 1,0 chí tuyến vì ( 1,0đ): - Vùng Xích đạo là vùng có diện tích đại dương nhiều, thảm thực vật phong phú, lượng mưa lớn. - Vùng Chí tuyến nhiệt độ cao vì đây là vùng ít mưa, diện tích lục địa lớn, thảm thực vật nghèo nàn. * Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa đến các thành phần tự nhiên: - Địa hình: Trong môi trường nhiệt đới, đất đá bị phong hóa mạnh mẽ, xói mòn, 0,5 cắt xẻ, xâm thực mạnh; có địa hình cacxtơ, hang động do tác động của nước mưa. - Khí hậu: Nguồn nhiệt năng lớn, số giờ nắng trong năm cao1400-3000 giờ. Nhiệt 1,0 2 độ trung bình năm trên 21 độ C (3,0đ) + Khí hậu phân thành 2 mùa rõ rệt: Mùa đông có gió mùa Đông Bắc hoạt động ( lạnh, khô), mùa hạ có gió mùa Tây Nam ( nóng, ẩm, mưa nhiều) + Lượng mưa lớn từ 1500-2000mm/ năm. Độ ẩm không khí cao >80% - Sông ngòi: Dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước, nhiều phù sa. Chế độ nước 0,5 chia thành 2 mùa: Mùa lũ và mùa cạn. - Đất đai phong phú, đất feralit chiếm diện tích lớn; đất có tầng mùn dày nhưng 0,5 dễ bị xói mòn, rửa trôi - Sinh vật: Đa dạng và phong phú, rừng phát triển rậm rạp, xanh tốt quanh năm; 0,5 động vật đa dạng, phong phú có nhiều loại quý hiếm. a) Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố không đều (2,5 đ) - Phân bố không đồng đều giữa đồng bằng và miền núi : 0,75 + Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích nhưng chiếm khoảng 75% dân số + Miền núi và cao nguyên có tới ¾ diện tích nhưng chỉ có khoảng 25% dân số. - Phân bố không đồng đều giữa nông thôn và thành thị : 0,75 3 Năm 2003 có 26% dân cư sống ở thành thị, 74% dân số sống ở nông thôn. (4,0đ) - Phân bố không đồng đều giữa miền Bắc và miền Nam: 0,5 + Phía Bắc có lịch sử khai thác lâu đời hơn nên mật độ dân số cao hơn phía Nam Ví dụ: ĐBSH mật độ dân số là 1179 người/ km2, ĐBSCL là 420 người/ km2
  3. (năm 2002) - Dân cư phân bố không đồng đều trong nội bộ của vùng. 0,5 Ví dụ: Trong vùng ĐBSH dân cư đông nhất là ở Hà Nội, thưa hơn ở rìa phía Bắc và Tây Bắc ( HS có thể lấy ví dụ bất cứ vùng nào khác ) b) Hướng giải quyết (1,5 đ) - Kiềm chế tốc độ gia tăng dân số, thực hiện kế hoạch hóa gia đình 0,5 - Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng, trong phạm vi cả nước 0,5 - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và thành thị, hạn chế nạn di dân tự do 0,25 - Có chính sách ưu đãi với lao động kỹ thuật lên canh tác, làm việc ở trung du và 0,25 miền núi a) Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và kinh tế- xã hội để phát triển cây cà phê của Tây nguyên. * Thuận lợi : - Điều kiện tự nhiên ( 1,25 đ): 1,25 + Nằm ở vành đai nhiệt đới nắng nóng quanh năm thích hợp với cây cà phê + Địa hình cao nguyên xếp tầng tương đối bằng phẳng + Đất đai: Đất bazan màu mỡ, có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng ; có diện tích rộng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn. -> Thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh cây cà phê quy mô lớn. 4 + Khí hậu: Cận xích đạo với một mùa mưa và mùa khô, lại có sự phân hóa theo (5,0đ) độ cao nên có thể trồng được nhiều loại cà phê. Cao nguyên thấp có thể trồng được cà phê vối, cà phê mít, các cao nguyên cao hơn có khí hậu mát mẻ trồng cà phê chè. Khí hậu có 2 mùa với mùa khô kéo dài thuận lợi cho phới sấy và bảo quản sản phẩm. + Tài nguyên nước sông và nước ngầm khá dồi dào: Có ý nghĩa quan trọng cho việc cung cấp điện năng và tưới cho cây cà phê. - Điều kiện kinh tế- xã hội ( 1,25 đ): 1,25 + Dân cư và lao động: Đang được bổ sung bằng những dòng người chuyển cư ; lực lượng lao động cần cù, có kinh nghiệm trong việc sản xuất cà phê. + Cơ sở vật chất kỹ thuật: Đang được nâng cấp + Chính sách của nhà nước: Đã tạo điều kiện cho Tây Nguyên phát triển cây cà phê. + Thị trường : Ngày càng mở rộng cả trong và ngoài nước. * Khó khăn ( 1,0 đ): 1,0 - Về tự nhiên: Thiếu nước trong mùa khô, đất đai bị xói mòn vào mùa mưa nếu lớp phủ thực vật bị tàn phá. - Kinh tế-xã hội: Thiếu lực lượng lao động lành nghề ; cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, thị trường tiêu thụ chưa ổn định b) Các biện pháp để phát triển ổn định cây cà phê ở vùng này.( 1,5 đ) 1,5 - Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây cà phê, mở rộng diện tích cây cà phê phải có quy hoạch và có cơ sở khoa học đi đôi với bảo vệ rừng và phát triển thủy lợi, đảm bảo nước tưới cho các vùng chuyên canh cây cà phê vào mùa khô. - Đầu tư vào nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng nhất là mạng lưới giao thông vận tải. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, thu hút vốn đầu tư. - Chú ý tới thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh xuất khẩu
  4. a) - Vẽ biểu đồ cột kết hợp đường: Cột là triệu lượt người; đường thể hiện số 2,5 doanh thu ( Khoảng cách năm không đều nhau, trên các cột và đường ghi số liệu). Có tên biểu đồ và bảng chú giải ( 2,5 đ) b) Nhận xét ( 1,0 đ): Ngành du lịch từ năm 1995 đến năm 2007có bước phát triển vượt bậc 1,0 - Số lượt khách du lịch tăng nhanh ( Từ 6,9 triệu lượt người năm 1995 lên 23,3 5 triệu lượt người năm 2007) (5,0đ) - Doanh thu tăng rất nhanh (Từ 8,0 tỷ đồng năm 1995 lên 56 tỷ đồng năm 2007) * Giải thích ( 1,5 đ) 1,5 - Có nguồn tài nguyên du lịch phong phú cả về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn: + Du lịch tự nhiên: phong cảnh đẹp, bãi tắm tốt, khí hậu tốt, tài nguyên động thực vật quý hiếm.(có ví dụ) + Du lịch nhân văn: công trình kiến trúc, lễ hội dân gian, di tích lịch sử, làng nghề truyền thống, văn hóa dân gian. (có ví dụ) + Có nhiều điểm du lịch được UNESCO công nhận là di sản thế giới . - Do chính sách cải cách mở cửa, tình hình chính trị ổn định nên thu hút nhiều du khách. - Chất lượng đội ngũ nhân viên và chất lượng phục vụ ngày càng được nâng cao, cơ sở hạ tầng ngày càng đáp ứng nhu cầu, hệ thống nhà hàng khách sạn ngày càng tăng kể cả số lượng và chất lượng