Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD và ĐT Lập Thạch (Có đáp án)

Câu 1: (2,0 điểm) Trình bày tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta.

Câu 2: (2,0 điểm)Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ và theo

pdf 5 trang Hải Đông 05/02/2024 3260
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD và ĐT Lập Thạch (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_dia_li_lop_9_nam_hoc_2018.pdf

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD và ĐT Lập Thạch (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT LẬP THẠCH ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2018 -2019 MÔN: ĐỊA LÝ 9 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề ——————————— Câu 1: (2,0 điểm) Trình bày tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta. Câu 2: (2,0 điểm)Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ và theo thành phần kinh kế ở nước ta. Vì sao nước ta phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế? Câu 3: (2,0 điểm)Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét về sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta? Câu 4: (2,0 điểm)Tại sao nói nguồn lao động nước ta hiện nay chưa được sử dụng hợp lý? Câu 5: (2,0 điểm) Đặc điểm phát triển và phân bố ngành chăn nuôi trâu bò và chăn nuôi lợn ở nước ta? Vì sao bò sữa được nuôi nhiều ở ven các thành phố lớn? Câu 6: (2,0 điểm) Cho bảng số liệu số liệu sau Bảng số dân thành thị và nông thôn từ năm 2000 đến 2013 Đơn vị: Triệu người Năm 2000 2005 2008 2010 2013 Thành thị 18,70 22,33 24,68 26,50 28,89 Nông thôn 58,9 60,07 60,42 60,4 60,81 Hãy nhận xét về sự thay đổi dân số thành thị và nông thôn giai đoạn 2000-2013? Giải thích? Câu 7: (2,0 điểm)Trình bày đặc điểm khí hậu của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ? Câu 8: (2,0 điểm)Tại sao khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới? Tính chất này được thể hiện như thế nào? Câu 9: (2,0 điểm)Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy cho biết cơ cấu các loại rừng ở nước ta? Việc trồng rừng đem lại lợi ích gì? Câu 10: (2,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu: Bảng cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta thời kỳ 1995-2005 Đơn vị: % Năm Chia ra Nông – Lâm – Ngư nghiệp Công nghiệp – Xây dựng Dịch vụ 1995 27,2 28,8 44,0 2000 23,0 38,5 38,5 2005 21,0 41,0 38,0 Hãy vễ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta thời kỳ 1995-2005. Hết (Thí sinh được sử dụng Át lát địa lí Việt Nam.)
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG LỚP 9 NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN: ĐỊA LÝ Câu Nội dung trình bày Điểm Câu 1 * Trình bày tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta. (2,0 đ) Dân tộc Việt (kinh) - Phân bố rộng khắp cả nước.Tập trung nhiều ở các vùng đồng bằng, trung 0, 5 du, duyên hải. Các dân tộc ít người - Phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du. 0,25 - Các dân tộc ít nguời ở nước ta vừa phân bố theo độ cao, vừa phân bố theo khu vực. 0,25, + Trung du và miền núi phía Bắc: khoảng 30 dân tộc sinh sống Vùng núi thấp : Dt Tày, Nùng sống tả ngạn sông Hồng, Thái Mường sông ở hữu ngạn sông hồng; Người Dao sống ở đọ cao 700-1000m; người Mông 0,25 sống ở vùng núi cao. + Trường Sơn – Tây Nguyên: Có khoảng 20 dân tộc , các dân tộc cư trú thành vùng khá rõ dệt (Ê-đê sống ở Đắc lăc, người Gia-Lai sống ở Gia Lai- kontum,Cơ Ho sống ở Lâm Đồng ) 0,25 + Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Chăm, Khơ-me cư trú thành dải hoặc xen kẽ với người Việt, người Hoa sống ở các đô thi nhất là ở TP 0,25 HCM. - Do chính sách nhà nước , sự phân bố các dân tộc có nhiều thay đổi , đời sống đồng bào các dân tộc đã được nâng lên . 0,25 Câu 2 Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ và theo thành (2,0 đ) phần kinh kế ở nước ta. Vì sao nước ta phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế? * Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ - Đã hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh kế phát triển năng động. 0,75 - Cả nước có 7 vùng kinh tế và 3 vùng kinh tế trọng điểm (kể tên) * Sự chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh kế - Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể chuyển sang nền 0,75 kinh tế nhiều thành phần. - Có 5 thành phần kinh tế: Thành phần kinh tế Nhà nước, tập thể, tư nhân, cá thể, có vốn đầu tư nước ngoài. * Vì sao nước ta phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Kinh tế khu vực và thế giới phát triển ngày càng cao, cơ cấu thay đổi. 0,25 - Nước ta mới thoát khỏi chiến tranh, nền kinh tế còn ở trình độ thấp, nhà nước thực hiện chính sách mở cửa gia nhập ASEAN, WTO phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế để tận dụng cơ hội vượt qua thử thách đẩy nhanh 0,25
  3. phát triển kinh tế - xã hội hội nhập vào khu vực và thế giới. Câu 3 Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét về sự (2,0đ) thay đổi cơ cấu dân số nước ta? * Cơ cấu dân số theo độ tuổi: - Đang có sự thay đổi: 0,5 Tỷ lệ người trong nhóm tuổi 0 - 14 có xu hướng giảm xuống (d/c) Tỷ lệ người trong nhóm tuổi lao động xu hướng tăng lên (d/c) Tỷ lệ người trong nhóm tuổi trên 60 có xu hướng tăng (d/c) - Tuy nhiên tỷ lệ người dưới tuổi lao động và trong tuổi lao động cao, tỷ lệ 0,25 người trên tuổi lao động thấp (d/c) => Nước ta có cơ cấu dân số trẻ nhưng dân số đang có xu hướng già hóa. 0,25 * Cơ cấu dân số theo giới tính + Tỷ lệ nữ luôn cao hơn nam (d/c) 0,25 + Đang có sự thay đổi: tỷ lệ nữ giảm, tỷ lệ nam tăng, tiến tới mức cân bằng 0,5 về giói tính. (d/c) + Hiện nay tỷ lệ trẻ em nam sinh ra cao hơn trẻ em nữ 0,25 ( Nếu HS lấy dẫn chứng từ Atlat hoặc SGK đều cho điểm tối đa, nếu không có dẫn chứng không cho điểm tối đa) Câu 4 Tại sao nói nguồn lao động nước ta hiện nay chưa được sử dụng hợp lý? (2,0đ) - Phần lớn lao động nước ta hoạt động trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp (d/c) lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ 0,5 chiếm tỷ trọng nhỏ (d/c). - Lao động phân bố chưa hợp lí giữa thành thị và nông thôn: lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn 75,8%, ít ở thành thị 24,2% (2003) 0,5 - Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao (6%) ; ở nông thôn thiếu việc làm (quỹ thời gian lao động ở nông thôn chưa được sử dụng hết - mới sử dụng 77,7% 0,5 - 2003) - Năng xuất lao động động còn thấp 0,5 ( Nếu HS lấy dẫn chứng từ Atlat hoặc SGK đều cho điểm tối đa, nếu không có dẫn chứng không cho điểm tối đa) Câu 5 * Đặc điểm phát triển và phân bố ngành chăn nuôi trâu bò và chăn nuôi (2,0đ) lợn ở nước ta? + Chăn nuôi trâu bò 0,75 - Năm 2002 đàn bò có trên 4 triệu con, đàn trâu khoảng 3 triệu con. - Trâu được nuôi chủ yếu để lấy sức kéo phân bố chủ yếu ở Trung du miền núi phía bắc và Bắc Trung Bộ. - Bò được nuôi chủ yếu để lấy thịt, sữa và cũng được dùng làm sức kéo. Đàn bò phát triển trên quy mô lớn phân bố chủ yếu ở duyên hải Nam Trung Bộ, bò sữa đang phát triển ở ven các thành phố lớn và ở các cao nguyên Mộc Châu, Ba Vì. + Chăn nuôi lợn 0,5 - Đàn lợn tăng khá nhanh (Năm 1990 cả nước có 12 triệu con năm 2002 đã có 23 triệu con) - Chăn nuôi lợn tập trung ở các vùng nhiều hoa màu, lương thực thực phẩm
  4. hoặc đông dân như: ĐBCSH, ĐBSCL. * Vì sao bò sữa được nuôi nhiều ở ven các thành phố lớn? - Đây là nơi có dân số đông, thị trường rộng mở, do nhu cầu ngày càng 0,75 nhiều về sữa và các sản phẩm từ sữa của người dân lớn. - Ở đây có nhiều điều kiện về đầu tư vốn, về tiếp cận khoa học kĩ thuật hiện đại cho việc chăn nuôi bò sữa. - Có các đồng cỏ ở ngoại ô thành phố, nhập khẩu được các giống cỏ có chất lượng từ nước ngoài - Có điều kiện để lai tạo các giống mới cho năng suất cao và chất lượng tốt bên cạnh các giống nhập ngoại. . Câu 6 * Nhận xét về sự thay đổi dân số thành thị và nông thôn giai đoạn (2,0đ) 2000 - 2013? - Số dân thành thị và nông thôn đều tăng liên tục, nhưng số dân thành thị tăng nhanh hơn số dân nông thôn (d/c) 0,5 - Số dân nông thôn luôn cao hơn số dân thành thị (d/c) 0,5 -Tỷ lệ dân thành thị có xu hướng tăng (nhưng còn thấp), tỷ lệ dân nông thôn 0,5 có xu hướng giảm (d/c) * Giải thích? - Số dân và tỷ lệ dân thành thị thấp do chiến tranh, nền kinh tế chủ yếu v n là nông nghiệp, mới ở giai đoạn đầu công nghiệp hóa, trình độ đô thị hóa 0,25 thấp . - Số dân và tỉ lệ dân thành thị tăng do những năm gần đây nước ta đẩy mạnh 0,25 công nghiệp, dịch vụ, mở mang các đô thị, di dân từ nông thôn vào thành thị, (Nếu không có dẫn chứng không cho điểm tối đa) Câu 7 * Đặc điểm khí hậu Miền ĐB & ĐBBB: (2,0đ) + Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ với 1 mùa đông lạnh nhất cả 0, 5 nước: Mùa đông lạnh giá, mưa phùn, gió bấc, lượng mưa nhỏ. Mỗi năm có trên 0,5 20 đợt gió mùa đông bắc cực đới tràn về Mùa đông đến sớm và kết thúc muộn. nhiệt độ thấp nhất có thể xuống 0,5 dưới 00C ở miền núi và 50c ở đồng bằng + Mùa hạ nóng ẩm và mưa nhiều, đặc biệt có mưa ngâu vào giữa hạ (tháng 0,5 8) mang lại lượng mưa lớn cho khu vực đồng bằng sông Hồng. Câu 8 Tại sao khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới? Tính chất này được thể (2,0đ) hiện như thế nào? * Nguyên nhân: Do vị trí nước ta nằ hoàn toàn trong vòng nội chí tuyến (8034’B đến 23023’B). Hằng năm, nước ta nhận được lượng bức xạ Mặt Trời lớn, mọi địa phương trong năm đều có hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh 0,5 * Biểu hiện: + Tổng lượng bức xạ lớn: Bình quân 1m2 lãnh thổ nhận được trên một triệu 0,5 kilo calo. + Số giờ nắng lớn, đạt từ 1400 – 3000 giờ trong một năm 0,5 + Nhiệt độ trung bình năm của không khí vượt 210C trên cả nước và tăng
  5. dần từ bắc vào nam (trừ vùng núi cao) 0,5 * Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy cho biết cơ cấu Câu 9 các loại rừng ở nước ta? (2,0đ) - Rừng ở nước ta được chia thành 3 loại : 0,25 + Rừng sản xuất (năm 2000 là 4.733,0 nghìn ha) 0,25 + Rừng phòng hộ (năm 2000 là gần 5397,5 nghìn ha) 0,25 + Rừng ngập mặn (năm 2000 là 1442,50 nghìn ha) (HS có thể lấy số liệu trong Atlat địa lý VN) * Việc trồng rừng đem lại lợi ích gì? 0,75 - Về kinh tế -XH: + Tạo việc làm tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc ít người + Bảo vệ các hồ thủy điện, thủy lợi + Tạo nguồn nguyên liệu cho 1 số ngành CN chế biến và xuất khẩu + Phát triển du lịch sinh thái . + Bảo vệ an toàn cho nhân dân cả vùng núi, trung du và hạ lưu - Về sinh thái, phòng chống thiên tai 0,5 + Chống xói mòn đất; hạn chế lũ lụt, hạn hán, sa mạc hoá, giữ đất, giữ mực nước ngầm. + Bảo vệ nguồn gen sinh vật quý giá. + Điều hòa dòng chảy của sông ngòi + Đảm bảo cân bằng nước và cân bằng sinh thái lãnh thổ - Vẽ biểu đồ: thích hợp nhất là biểu đồ tròn (vẽ dạng khác không cho điểm) Câu 10 Yêu cầu: Vẽ 3 biểu đồ tròn bằng nhau. (2,0 đ) Vẽ bút mực (trừ đường tròn được vẽ bút chì), vẽ chính xác tỷ lệ, 2,0 sạch đẹp; ghi đủ các nội dung: năm, số liệu, chú giải, tên biểu đồ, ( Nếu thiếu, sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm) TỔNG Câu 1+ câu 2+ câu 3+ câu 4+ câu 5+ câu 6+ câu 7+ câu 8+ câu 9+ câu 10 20 10 câu điểm