Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)
Câu 2. (4,0 điểm)
Tại sao sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX được gọi là “thần kì”? Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản? Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Việt Nam có thể học tập được gì từ kinh nghiệm của Nhật Bản?
Tại sao sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX được gọi là “thần kì”? Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản? Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Việt Nam có thể học tập được gì từ kinh nghiệm của Nhật Bản?
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_201.docx
Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)
- PHÒNG GDĐT KRÔNG ANA KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỀ CHÍNH THỨC KHÓA NGÀY 09/01/2020 Đề thi môn: LỊCH SỬ 9 Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1. (2,0 điểm) Nói về ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, Giôn Rít – nhà văn Mĩ, đã viết tác phẩm “Mười ngày rung chuyển thế giới”. Theo em, tại sao cuốn sách lại có tên như vậy? Câu 2. (4,0 điểm) Tại sao sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX được gọi là “thần kì”? Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản? Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Việt Nam có thể học tập được gì từ kinh nghiệm của Nhật Bản? Câu 3. (6,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Ngay từ khi thực dân Pháp đặt chân tới xâm lược Việt Nam, chúng đã vấp phải một tinh thần chiến đấu vô cùng oanh liệt, sôi nổi và rộng khắp cả nước của nhân dân ta. Mặc cho triều đình nhà Nguyễn bạc nhược, yếu hèn, từng bước đầu hàng thực dân Pháp, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chiến đấu bằng mọi thứ vũ khí sẵn có, góp phần làm giảm bước tiến của chúng và làm chậm lại quá trình xâm lược của Pháp ở Việt Nam”. Bằng những hiểu biết về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 – 1884, em hãy làm sáng rõ nhận định trên. Câu 4. (3,0 điểm) So sánh xu hướng cứu nước cuối thế kỉ XIX và xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX về: Mục tiêu, thành phần lãnh đạo, phương thức hoạt động, các phong trào tiêu biểu, lực lượng tham gia Câu 5. (5,0 điểm) Trình bày thái độ chính trị và khả năng cách mạng của giai cấp nông dân và công nhân nước ta sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? Nêu những mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? Theo em mâu thuẫn nào là cơ bản nhất? Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh: Số báo danh: Chữ ký giám thị 1 Chữ ký giám thị 2
- KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN KHÓA NGÀY: 09/01/2020 Môn: LỊCH SỬ 9 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu Nội dung Điểm Câu 1 Nói về ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, Giôn Rít – nhà văn Mĩ, đã viết tác phẩm “Mười ngày rung 2.0 điểm chuyển thế giới”. Theo em, tại sao cuốn sách lại có tên như vậy? Đối với nước Nga: - Mở ra một kỉ nguyên mới làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất 0.25 nước và số phận hang triệu con người ở Nga, lần đầu tiên giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng, thoát khỏi mọi gong xiềng nô lệ, đứng lên làm chủ đất nước. -Lịch sử nước Nga đã sang trang mới: một chế độ xã hội mới được thiết lập, xóa bỏ chế độ người bóc lột người, xây dựng một xã hội 0.25 tự do, hạnh phúc và công bằng. Đối với thế giới: -Ảnh hưởng mạnh mẽ đến tiến trình lịch sử và cục diện thế giới: phá vỡ trận tuyến của chủ nghĩa tư bản. sự xuất hiện của nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới đã tạo ra một chế độ xã 0.25 hội đối lập với hệ thống tư bản chủ nghĩa. -Cổ vũ mạnh mẽ và thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới, làm cho phong trào cách mạng ở các nước phương Tây và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông có quan hệ mật thiết 0.25 với nhau. -Mở ra con đường giải phóng cho giai cấp công nhân và các dân 0.25 tộc thuộc địa Chính vì sức ảnh hưởng to lớn như vậy, mười ngày diễn ra cuộc cách mạng cũng chính là “Mười ngày rung chuyển thế 0.75 giới Câu 2 Tại sao sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX được gọi là “thần kì”? Nguyên nhân dẫn 4,0 điểm đến sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản? Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Việt Nam có thể học tập được gì từ kinh nghiệm của Nhật Bản? Sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX được gọi là “thần kì” vì: Từ một nước bại trận sau Chiến tranh thế giới thứ hai, mất hết thuộc địa, nền kinh tế bị tàn 1.0 phá nặng nề . nhưng chỉ sau vài thập niên, Nhật Bản vươn lên trở thành một siêu cường về kinh tế, nhiều người gọi đó là sự phát
- triển “thần kì” Nhật Bản. - Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Mỗi ý Nhật Bản: 0.25 + Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật Bản + Hệ thống tổ chức có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản. + Vai trò của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển . + Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý thức vươn lên + Áp dụng những thành tựu tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất Chi phí quốc phòng thấp nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho kinh tế. + Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển như nguồn viện trợ của Mĩ, lợi dụng việc Mĩ tiến hành chiến tranh với Triều Tiên (1950 - 1953) và với Việt Nam (1954 - 1975) để làm giàu - Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Việt Nam có thể học tập Mỗi ý 0.5 được từ kinh nghiệm của Nhật Bản: + Coi trọng nhân tố con người, ưu tiên phát triển giáo dục đào tạo, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước + Vận dụng kịp thời, sáng tạo những tiến bộ khoa học kĩ thuật - công nghệ vào sản xuất và đời sống + Vai trò của Nhà nước trong việc nắm bắt đúng thời cơ, điều tiết kinh tế, đề ra chiến lược phát triển Câu 3 Có ý kiến cho rằng: “Ngay từ khi thực dân Pháp đặt chân tới xâm lược Việt Nam, chúng đã vấp phải một tinh thần chiến 6.0 điểm đấu vô cùng oanh liệt, sôi nổi và rộng khắp cả nước của nhân dân ta. Mặc cho triều đình nhà Nguyễn bạc nhược, yếu hèn, từng bước đầu hàng thực dân Pháp, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chiến đấu bằng mọi thứ vũ khí sẵn có, góp phần làm giảm bước tiến của chúng và làm chậm lại quá trình xâm lược của Pháp ở Việt Nam”. Bằng những hiểu biết về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 – 1884, em hãy làm sáng rõ nhận định trên. Yêu cầu: Đây là câu hỏi chứng minh tổng hợp, yêu cầu học sinh phải đưa ra được các dẫn chứng cụ thể kết hợp với những lý lẽ có sức thuyết phục giám khảo mới cho điểm tối đa. 0.5 - Học sinh mở bài dực vào đoạn trích dẫn . -Ngày 1/9/1858 Pháp chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam. 0.25 Ngay từ đầu, chúng đã vấp phải tinh thần chiến đấu . - Tại Đà Nẵng: Nhiều toán nghĩa binh nổi lên phối hợp với quân triều đình dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Tri Phương chống giặc. 0.25
- Kế hoạch xâm lược ban đầu của Pháp bị thất bại . - Tại Gia Định: 2/1859 Pháp đánh Gia Định, phong trào kháng 0.25 chiến của nhân dân ta càng sôi nổi. Khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực, Khởi nghĩa Trương Định . 0.25 - Sau khi hèn nhát ký Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862) triều đình Huế ra sức ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân ta. Lợi 0.5 dụng sự bạc nhược đó, Pháp chiếm nốt 3 tỉnh Tây Nam Kỳ (20- 24/6/1867). Nhân dân 6 tỉnh Nam Kỳ đã nêu cao tinh thần quyết tâm chống Pháp. Họ nổi lên khởi nghĩa ở khắp nơi. + Nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre với nhiều lãnh tụ nổi tiếng: Trương Quyền, 0.25 Phan Tôn, Phan Liêm + Một số người dùng văn thơ chiến đấu: Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huân Nghiệp Một số người bị đưa ra hành hình vẫn nêu cao chí 0.25 khí kiên cường. Đặc biệt câu nói nổi tiếng của Nguyên Trung Trực: “ Bao giờ .đánh tây”. - Từ 1867 đến 1875 hàng loạt cuộc khởi nghĩa tiếp tục nổ ra ở 0.25 Nam Kỳ. - Tại Bắc Kỳ: 11/1873 Pháp nổ súng đánh Bắc Kỳ lần 1. Nhân dân ta đã anh dũng kháng chiến. 0.25 + Đêm đêm các toán nghĩa binh quấy rối địch, đốt kho đạn, chặn đánh địch . 0.25 + Tại các địa phương: Đi tới đâu Pháp cũng vấp phải sự kháng cự của nhân dân ta. 0.25 + Ngày 21/12/1873 chiến thắng Cầu Giấy lần 1. Tháng 4/1882 Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ 2. Nhân dân đánh giặc 0.25 bằng mợi thứ vũ khí: tự đốt nhà tạo thành bức tường lửa chặn giặc, đào hào, đắp lũy 0.25 + Tại các địa phương: Nhân dân tích cực đắp đập, cắm kè, làm hầm chông, cạm bẫy 0.25 + 19/5/1883 Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ 2. - Mặc dù triều đình ký liên tiếp 2 bản Hiệp ước đầu hàng thực dân 0.25 Pháp nhưng nhân dân cả nước vẫn kiên quyết đứng lên chiến đấu. Học sinh lấy dẫn chứng: Cần Vương, Yên Thế góp phần làm 0.5 chậm lại quá trình bình định và khai thác của Pháp ở Việt Nam
- 0.5 Học sinh rút ra nhận xét, kết luận 0.5 Câu 4 So sánh xu hướng cứu nước cuối thế kỉ XIX và xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX về: Mục tiêu, thành phần lãnh đạo, 3.0 điểm phương thức hoạt động, các phong trào tiêu biểu, lực lượng tham gia XU HƯỚNG CỨU XU HƯỚNG CỨU CÁC NỘI DUNG NƯỚC CUỐI NƯỚC ĐẦU THẾ CHỦ YẾU THẾ KỈ XIX KỈ XX Đánh Pháp giành độc lập dân tộc, kết Đánh Pháp giành hợp với cải cách xã độc lập dân tộc, xây Mục tiêu hội, xây dựng chế 1,0 dựng lại chế độ độ dân chủ cộng phong kiến hòa (theo hướng tư sản) Thành phần lãnh Văn thân sĩ phu yêu Các nhà nho yêu đạo nước nước 0,5 Vũ trang, tuyên Phương thức hoạt truyền giáo dục, vận Vũ trang động động cải cách xã 0,5 hội. Đông Du, Đông Các phong trào tiêu Cần Vương, Kinh nghĩa thục, biểu Nông dân Yên Thế cuộc vận động Duy 0,5 Tân Chủ yếu là nông Nhiều tầng lớp giai 0,5 Lực lượng tham gia dân cấp trong xã hội. Câu 5 Trình bày thái độ chính trị và khả năng cách mạng của giai cấp nông dân và công nhân nước ta sau Chiến tranh thế giới 5.0 điểm thứ nhất? Nêu những mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? Theo em mâu thuẫn nào là cơ bản nhất? - Giai cấp nông dân: + Chiếm trên 90% dân số, bị thực dân, phong kiến áp bức bóc lột 0.5 nặng nề bằng sưu cao, thuế nặng Họ bị bần cùng hóa và phá sản trên quy mô lớn. + Nông dân Việt Nam giàu lòng yêu nước, có tinh thần chống đế quốc và phong kiến và là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của
- cách mạng. 0.5 - Giai cấp công nhân: + Phát triển khá nhanh cả về số lượng và chất lượng trong thời kì khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp .Tập trung tại các vùng mỏ, các thành phố công nghiệp, đồn điền cao su 0.5 + Công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng: bị ba tầng áp bức bóc lột của thực dân, phong kiến, tư sản người Việt; có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân; kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng và bất khuất của dân tộc. 1.0 + Công nhân Việt Nam ra đời, tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga nên sớm trở thành lực lượng độc lập, hoàn toàn có khả năng lãnh đạo cách mạng Việt Nam 0.5 - Những mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất: + Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến (mâu thuẫn giai 0.75 cấp). + Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp (mâu thuẫn dân tộc). 0.75 - Mâu thuẫn cơ bản nhất là: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp. 0.5