Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)

Câu 3 (4 điểm) Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX ra đời trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào? Tại sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được?
doc 5 trang Hải Đông 06/02/2024 4980
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_202.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)

  1. PHÒNG GDĐT KRÔNG ANA KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỀ CHÍNH THỨC Đề thi môn: Lịch Sử, lớp 9 Năm học 2022-2023 Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1 (2 điểm) Lịch sử là gì? Tại sao phải học lịch sử? Câu 2 (5 điểm) Chủ Tịch Hồ Chí Minh viết trong báo cáo chính trị đại hội lần thứ II (2. 1951) của Đảng Lao Động Việt Nam có đoạn: “Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng” a) (4 điểm) Em hãy cho biết công lao của các vị anh hùng dân tộc: Hai Bà Trưng; Trần Hưng Đạo; Lê Lợi; Quang Trung. b) (1 điểm) Bản thân em thấy mình cần phải làm gì để xứng đáng và tiếp nối truyền thống yêu nước vẻ vang của dân tộc? Câu 3 (4 điểm) Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX ra đời trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào? Tại sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được? Câu 4 (5 điểm) Trình bày và phân tích nguyên nhân dẫn đến bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). Theo em để bảo vệ hòa bình thế giới trong điều kiện hiện nay, chúng ta cần có những hành động gì? Câu 5 (4 điểm) Trình bày hoàn cảnh ra đời, sự thành lập, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN. Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh: Số báo danh: Chữ ký giám thị 1 Chữ ký giám thị 2
  2. B. HƯỚNG DẪN CHẤM KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Môn:Lịch Sử, lớp 9 Năm học 2022-2023 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Ý Câu trong Nội dung Điểm câu a - Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ, 0.5đ (1đ) - Lịch sử là khoa học nghiên cứu và dựng lại quá khứ của xã 0.5đ hội loài người. Câu1 b - Học lịch sử để biết cội nguồn tổ tiên, quê hương, dân tộc. Để (2 đ) (1đ) hiểu cha ông ta đã làm gì để có đất nước, loài người đã đấu 0.5đ tranh như thế nào để có xã hội ngày hôm nay - Để hiểu và trân trọng những gì chúng ta thừa hưởng, biết 0.5đ mình phải làm gì cho tương lai. a HS lần lượt nêu công lao của các vị anh hùng dân tộc (4đ) - Hai Bà Trưng ( Trưng Trắc và Trưng Nhị) đã phất cờ khởi nghĩa năm 40, lãnh đạo nhân dân ta nổi dậy lật đổ chính 1đ quyền đô hộ nhà Hán nhằm khôi phục độc lập dân tộc. - Trần Hưng Đạo là tổng chỉ huy của hai cuộc kháng chiến vĩ đại của quân dân nhà Trần chống quân xâm lược Mông - Nguyên lần thứ hai và thứ ba ( năm 1285 và 1287- 1288). Dưới sự lãnh đạo của ông quân dân nhà Trần đã đập tan 1đ hoàn toàn mộng xâm lăng của nhà Nguyên bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Câu 2 (5đ) - Lê Lợi người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) lật đổ ách thống trị của nhà Minh khôi phục nền độc 1đ lập và lập ra triều đại Lê Sơ. - Quang Trung vị Hoàng đế của Vương triều Tây Sơn đã có nhiều công lao trong phong trào Tây Sơn, ông đã tổ chức và 1đ trực tiếp chỉ huy chiến dịch đại phá 29 vạn quân Thanh xâm lược năm 1789 trong dịp Tết Kỷ Dậu đập tan âm mưu bán nước của bè lũ Lê Chiêu Thống và bành trướng của nhà Thanh
  3. Học sinh cần nhận thức, hành động được: b - Trân trọng và luôn ghi nhớ công lao của tổ tiên ông cha ta 0.5đ (1đ) và các vị anh hùng dân tộc - Từ đó xác định động cơ học tập đúng đắn và hướng đến 0.5đ những mục tiêu, hành động cụ thể để thể hiện lòng yêu nước của công dân ở hiện tại và tương lai của chính bản thân. ( Học sinh trình bày theo ý kiến cá nhân) a Hoàn cảnh ra đời của trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế (2đ) kỉ XIX: - Vào những năm 60 của TK XIX trong khi Thực dân Pháp ráo riết mở rộng xâm lược nước ta thì triều đình nhà Nguyễn vẫn 0.5đ thực hiện các chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu khiến cho nền kinh tế - xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Câu 3 - Mâu thuẫn giai cấp và dân tộc ngày càng gay gắt nhiều cuộc 0.5đ (4đ) khởi nghĩa của nông dân bùng nổ khắp nơi. - Trước tình hình đất nước ngày càng nguy khốn, đồng thời 1đ xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn đất nước giàu mạnh một số quan lại và sĩ phu yêu nước đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị, yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế - văn hóa của nhà nước phong kiến. b Tại sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực (2đ) hiện được: - Về chủ quan: các đề nghị cải cách vẫn mang tính lẻ tẻ, rời rạc chưa 1đ xuất phát từ cơ sở bên trong, chưa động chạm đến những vấn đề cơ bản của thời đại: chưa giải quyết được mâu thuẫn giữa nhân dân ta với TDP xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến. - Về khách quan: Triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, bất lực trong việc 1đ thích ứng với hoàn cảnh nên không chấp nhận thay đổi và từ chối mọi sự cải cách * Học sinh trình bày và phân tích được: Câu 4 - Sau chiến tranh thế giới thứ nhất những mâu thuẫn về quyền lợi và 1đ (5đ) thuộc địa tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc. - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 càng làm cho
  4. những mâu thuẫn đó trở nên trầm trọng và sâu sắc dẫn tới việc chủ 1đ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở Italia, Đức và Nhật Bản với ý đồ gây chiến tranh chia lại thế giới làm cho các nước đế quốc chia thành hai khối đối địch nhau: khối Anh – Pháp – Mỹ và khối phát xít Đức – Italia – Nhật Bản. Cả hai khối đều thù địch với Liên Xô, do sự đối lập về hệ thống chính trị. - Khối Anh – Pháp – Mỹ thực hiện đường lối thỏa hiệp nhằm làm 1đ cho khối phát xít chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên xô. Tuy nhiên khối phát xít Đức – Italia – Nhật Bản lợi dụng chính sách này tấn công các nước châu Âu trước, sau khi thôn tính Áo và Tiệp khắc. Ngày 01. 9. 1939 Đức tấn công Ba Lan ngay sau đó Anh, Pháp tuyên chiến với Đức chiến tranh bùng nổ. *Học sinh nêu được những hành động: - Các quốc gia, dân tộc và mỗi người cần hiểu được giá trị, tầm quan 1 đ trọng và ý nghĩa của hòa bình và cần phải nổ lực cùng nhau Hợp tác để bảo vệ an ninh và hòa bình thế giới. - Kêu gọi đối thoại giải quyết các cuộc xung đột bằng biện pháp đối 1đ thoại, hòa giải các mâu thuẫn tranh chấp trên tinh thần Hiến chương LHQ tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau Kiên quyết phản đối mọi hành động gây căng thẳng leo thang xung đột và sử dụng vũ khí hạt nhân có thể dẫn đến hủy diệt cả nhân loại. a * Hoàn cảnh ra đời, sự thành lập: (2đ) - Sau khi giành được độc lập và đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước nhiều quốc gia Đông Nam Á chủ trương 1đ thành lập một liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển, hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài, nhất là khi cuộc Câu 5 chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam ngày càng bất lợi khó tránh khỏi (4đ) thất bại. 1đ - Ngày 08/8/1967 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á gọi tắt là ASEAN đã thành lập tại thủ đô Băng Cốc (Thái Lan). Gồm có: Indonexia, Malaixa, Philippin, Singapo và Thái lan. b * Mục tiêu: Theo tuyên bố Băng Cốc, xác định mục tiêu của 1đ (1đ) ASEAN là phát triển kinh tế, văn hóa thông qua những nỗ lực hợp
  5. tác chung giữa các thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. c * Nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN: Theo hiệp ước Bali, (1đ) xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước 1đ thành viên như sau: Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có kết quả • Lưu ý: Do năng lực ngôn ngữ diễn đạt của học sinh chưa hoàn thiện, giám khảo chấm có thể vận dụng biểu điểm chấm theo hướng có lợi cho thí sinh song phải trên cơ sở sát ý và đảm bảo tính chính xác khoa học Lịch sử. Ý kiến quan điểm của học sinh phải có tính tích cực, tiến bộ và phải phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước ta.