Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)

Câu 4: (10 điểm)
Cảm nhận của em về những phẩm chất đáng quý của nhân vật chị Dậu qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố.
doc 4 trang Hải Đông 05/02/2024 560
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_201.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN KHOÁ NGÀY 09/02/2015 ĐỀ CHÍNH THỨC Đề thi môn: Ngữ văn 8 Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1: (2.0 điểm) a/ Ngoài việc dùng để hỏi, câu nghi vấn còn có thể được dùng với những mục đích gì? b/ Trong đoạn trích sau, câu nào là câu nghi vấn? Câu nghi vấn đó được dùng để làm gì? Mỗi chiếc lá rụng là một cái biểu hiện cho một cảnh biệt li. Vậy thì sự biệt li không chỉ có một nghĩa buồn rầu, khổ sở. Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi? Câu 2: (2.0 điểm) Trình bày hiểu biết của em về tác giả Tố Hữu. Câu 3: (6.0 điểm) Viết đoạn văn thuyết minh cho chủ đề: Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Câu 4: (10 điểm) Cảm nhận của em về những phẩm chất đáng quý của nhân vật chị Dậu qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố. Hết (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Chữ ký giám thị 1 Chữ ký giám thị 2
  2. PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN KHOÁ NGÀY 09/02/2015 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn 8 Thời gian làm bài: 120 phút HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (2.0 đ) Học sinh trả lời được: a/ Ngoài việc dùng để hỏi, câu nghi vấn còn được dùng với mục đích cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc và không yêu cầu người đối thoại trả lời. (1,0đ). Thiếu một mục đích trừ 0,2 điểm. b/ Trong đoạn trích trên: - Câu nghi vấn là: Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi? (0,5 điểm) - Câu nghi vấn đó được dùng để bộc lộ cảm xúc. (0,5 điểm) Câu 2: (2.0 đ). Học sinh trả lời bằng một đoạn văn hoàn chỉnh. Nội dung cần nêu được 4 ý cơ bản sau, mỗi ý đúng cho 0,5đ. - Tố Hữu (1920-2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành quê ở Thừa Thiên Huế. - Ông giác ngộ lý tưởng cách mạng từ sớm, từng bị bắt giam và bị tù đày. - Ông là nhà thơ nổi tiếng, là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. - Tác phẩm tiêu biểu: Tập thơ “Từ ấy”, Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận” Câu 3: (6.0 đ) * Yều cầu về hình thức: Học sinh trình bày bài làm dưới dạng một đoạn văn thuyết minh rõ ràng; có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn; các câu văn có sự liên kết chặt chẽ, lôgíc; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt. * Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể thuyết minh nhiều cách khác nhau. Nhưng đoạn văn thuyết minh cần đảm bảo các ý sau: - Khái quát vài nét về năm sinh, năm mất, quê quán, gia đình. - Người đã suốt đời nêu cao ngọn cờ độc lập và tự do cho dân tộc. - Người đã đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân, không phân chia tôn giáo, đảng phái, giới tính, già trẻ, miền xuôi, miền ngược dưới ngọn cờ đó. - Nhân dân Việt Nam kính yêu Người, gọi Người là "Bác". * Biểu điểm: - Điểm 4-5: Bài làm đảm bảo tốt các yêu cầu nêu trên, nội dung thuyết minh phong phú, sâu sắc, không mắc các lỗi cơ bản. - Điểm 2-3: Bài làm đảm bảo tương đối tốt các yêu cầu nêu trên, còn mắc lỗi cơ bản. - Điểm 1-2: Bài làm chỉ đảm bảo một phần so với yêu cầu, nội dung chưa được thuyết phục, còn mắc nhiều lỗi cơ bản.
  3. - Điểm 0: Bài làm không đúng với yêu cầu. Sai lệch nội dung Câu 4: (10.0 đ) * Yêu cầu về hình thức: Học sinh viết được một bài văn hoàn chỉnh trên cơ sở vận dụng các phương thức biểu cảm, nghị luận (chứng minh, giải thích, phân tích); có bố cục ba phần rõ ràng, mạch lạc, có những dẫn chứng tiêu biểu; trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả, ngữ pháp, không mắc các lỗi về dùng từ, diễn đạt, văn phong trong sáng. * Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể có nhiều cách cảm nhận khác nhau về những phẩm chất đáng quý của nhân vật chị Dậu nhưng cần đảm bảo được các ý cơ bản sau: * Giới thiệu tác giả Ngô Tất Tố, đoạn trích Tức nước vỡ bờ và nhân vật chị Dậu; khái quát cảm nhận chung của người viết về nhân vật. * Làm rõ những phẩm chất đáng quý của chị Dậu: - Chị Dậu là một người có tinh thần vị tha, yêu thương chồng con tha thiết: - Chị Dậu là một người đảm đang tháo vát. - Chi Dậu là người phụ nữ thông minh sắc sảo. - Chị Dậu là người phụ nữ có tinh thần quật khởi, ý thức sâu sắc về nhân phẩm. - Hình tượng nhân vật chị Dậu là hình tượng điển hình của phụ nữ Việt Nam trước cách mạng tháng 8 năm 1945. - Tình cảm, thái độ của nhà văn Ngô Tất Tố. * Khái quát khẳng định về những phẩm chất đáng quý của nhân vật chị Dậu; nhấn mạnh nhân vật chị Dậu là điển hình của phụ nữ Việt Nam; khái quát giá trị của tác phẩm và liên hệ rút ra bài học. * Biểu điểm: - Điểm 9-10: Bài làm đảm bảo tốt theo các yêu cầu nêu trên, có sự sáng tạo trong bài làm. - Điểm 7- 8: Bài làm đảm bảo tốt các yêu cầu đặt ra, còn sai sót một vài lỗi không đáng kể. - Điểm 5-6: Bài làm cơ bản đảm bảo các yêu cầu đặt ra, sai sót lỗi không đáng kể. - Điểm 3-4: Bài làm chỉ đáp ứng được vài ý cơ bản, sai sót nhiều lỗi. - Điểm 1-2: Bài làm đáp ứng chưa tốt các yêu cầu, còn sơ sài, mắc quá nhiều lỗi cơ bản . - Điểm 0: Bài làm sai lạc hoàn toàn so với yêu cầu, bỏ giấy trắng. * Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: hình thức và nội dung. Khuyến khích những bài làm sáng tạo, giàu cảm xúc và có những cảm nhận sâu sắc.