Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)

Câu 3: (10.0 điểm) Bằng những hiểu biết về các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 8, em hãy chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi tình yêu thương giữa người với người.
doc 4 trang Hải Đông 06/02/2024 1420
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_202.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)

  1. PHÒNG GDĐT KRÔNG ANA KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỀ CHÍNH THỨC KHÓA NGÀY 30/01/2021 Đề thi môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút ĐỀ THI Câu 1:(4.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Chúng ta phải tôn trọng và giữ gìn quốc ca, phải hiểu đúng sứ mệnh lịch sử của nó, chúng ta tin giai điệu của quốc ca sẽ mãi đi cùng “nước non Việt Nam ta vững bền”. Hát quốc ca như thế nào cũng cần phải chấn chỉnh, không thể hát khoán cho xong chuyện. Một tập thể hát quốc ca không thể hát với đủ các âm vực và bè trầm, bè nổi; người thì hát nhanh, kẻ lại hát chậm như “kéo xe bò”. Rồi thỉnh thoảng lại phô ra một giọng hát sai cả nhạc lẫn lời. Đó chính là thể hiện ý thức của người hát quốc ca. Từ khi bắt đầu học trường tiểu học, ai cũng được học và hát quốc ca mỗi sáng thứ hai chào cờ. Vậy mà vẫn có nhiều người không thuộc hoặc hát sai nhạc, sai lời” (Theo , Đức Toàn, Chào cờ sao không hát quốc ca?) a/ Xác định ý nghĩa các dấu ngoặc kép được sử dụng trong đoạn trích: “nước non Việt Nam ta vững bền”, “kéo xe bò”. b/ Phân tích cấu tạo câu: Một tập thể hát quốc ca không thể hát với đủ các âm vực và bè trầm, bè nổi; người thì hát nhanh, kẻ lại hát chậm như “kéo xe bò”. c/ Chỉ ra quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu vừa phân tích. d/ Cho biết thái độ của tác giả thể hiện trong đoạn trích. Câu 2:(6.0 điểm) Viết một bài văn ngắn (khoảng 20 - 25 dòng) nêu suy nghĩ của em về tình yêu quê hương đất nước. Câu 3: (10.0 điểm) Bằng những hiểu biết về các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 8, em hãy chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi tình yêu thương giữa người với người. Hết Họ và tên học sinh: Số báo danh: Chữ ký giám thị 1 Chữ ký giám thị 2
  2. KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN KHÓA NGÀY: 30/01/2021 Môn: Ngữ văn 8 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Ý Nội dung Điểm Câu trong câu 1 - “nước non Việt Nam ta vững bền”: đánh dấu 0,5 phần được trích dẫn trực tiếp từ lời bài hát quốc a ca. - “kéo xe bò”: mỉa mai cách hát quốc ca sai nhạc. 0,5 Một tập thể hát quốc ca/ không thể hát với đủ các 1,0 âm vực và CN1 VN1 bè trầm, bè nổi; b người/ thì hát nhanh, CN2 VN2 kẻ/ lại hát chậm như “kéo xe bò”. CN3 VN3 - Vế 1 – 2 – 3: Quan hệ bổ sung. 0,5 c - Vế 2 – 3: Quan hệ tương phản. 0,5 Thái độ: Trân trọng, tự hào về bài quốc ca và phê 1,0 d phán những người có ý thức kém khi hát quốc ca. 2 a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,5 c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Có thể trình bày theo hướng sau: - Tình yêu quê hương đất nước: là tình cảm gắn bó 0,5 sâu sắc, chân thành đối với những sự vật và con người nơi ta được sinh ra và lớn lên. • - Tình yêu quê hương đất nước được thể 1,0 hiện qua học tập, lao động để làm giàu đẹp thêm cho quê hương đất nước, qua sự bảo vệ, gìn giữ các nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc, qua quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con
  3. người trong những lúc gian nguy. • - Tình yêu quê hương đất nước giúp mỗi 1,0 con người sống tốt hơn trong cuộc đời, không quên nguồn cội; giúp gắn kết cộng đồng, kéo con người lại gần nhau hơn trong mối quan hệ thân hữu tốt đẹp, góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ, giữ gìn, xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh. • - Nếu không có tình yêu thương đối với quê 1,0 hương đất nước thì cuộc sống con người không còn hoàn chỉnh và thiếu đi nhiều ý nghĩa. • - Trong xã hội hiện nay, một bộ phận người 1,0 dân thiếu ý thức trách nhiệm, sống vô tâm với mọi người, không biết đóng góp xây dựng quê hương đất nước ngược lại còn có những hành vi gây hại đến lợi ích chung của cộng đồng, - Khẳng định lại nhận định của em về tình yêu quê 0,5 hương đất nước (quan trọng, cần thiết, ). Đưa ra lời khuyên cho mọi người. d. Sáng tạo: HS có thể có suy nghĩ riêng về vấn đề 0,5 nghị luận. e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV. (Trong khoảng 15 dòng nên GV chú ý cách triển khai nội dung đoạn văn của HS. Không “đếm ý” cho điểm; HS trình bày theo hướng khác nhưng hợp lí vẫn cho điểm). 3 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: 0,5 có đầy đủ Mở bài, Thân bài, kết bài. Viết đúng chính tả, dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV. b. Xác định đúng vấn đề và yêu cầu nghị luận. 0,25 c. Triển khai vấn đề: Viết bài văn nghị luận. Có thể trình bày theo hướng sau:
  4. a) Mở bài : Có thể nêu mục đích của văn chương ( văn 1,0 chương hướng người đọc đến với sự hiểu biết và tình yêu thương) Giới thiệu vấn đề cần giải quyết. b)Thân bài : Tình yêu thương giữa người với người thể hiện qua nhiều mối quan hệ xã hội . - Tình cảm xóm giềng : 2,0 + Bà lão láng giềng với vợ chồng chị Dậu ( Tức nước vỡ bờ- Ngô Tất Tố). + Ông giáo với lão Hạc( Lão Hạc – Nam Cao). - Tình cảm gia đình : + Tình cảm vợ chồng : Chị Dậu ân cần chăm 1.0 sóc chồng chu đáo, quên mình bảo vệ chồng (Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố). + Tình cảm cha mẹ đối với con cái :Người mẹ 2,0 âu yếm đưa con đến trường ( Tôi đi học- Thanh Tịnh) ; Lão Hạc thương con (Lão Hạc- Nam Cao). + Tình cảm con cái đối với cha mẹ: Con trai lão 2.0 Hạc thương cha ( Lão Hạc- Nam Cao) ; bé Hồng thông cảm, bênh vực, bảo vệ mẹ (Trong lòng mẹ- Nguyên Hồng). c)Kết bài : Nêu tác dụng của văn chương ( khơi 1,0 dậy tình cảm nhân ái cho con người để con người sống tốt đẹp hơn). d. Sáng tạo: trân trọng những bài viết sáng tạo, 0,25 lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc