Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)

Câu 2 (1.5 điểm): Chỉ ra và nêu rõ tác dụng của thán từ có trong đoạn thơ.
Câu 3 (2.0 điểm): Đoạn trích thể hiện thái độ, tình cảm gì của người viết đối với tiếng Việt.
docx 5 trang Hải Đông 06/02/2024 660
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_202.docx

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)

  1. PHÒNG GDĐT KRÔNG ANA KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỀ CHÍNH THỨC KHÓA NGÀY 08/4/2023 Đề thi môn: Ngữ văn, lớp 8 Thời gian làm bài: 120 phút I. Đọc- hiểu (4.0 điểm). Đọc đoạn thơ: Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ. Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh Như gió nước không thể nào nắm bắt Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh. ( Lưu Quang Vũ- Tiếng Việt) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 2 (1.5 điểm): Chỉ ra và nêu rõ tác dụng của thán từ có trong đoạn thơ. Câu 3 (2.0 điểm): Đoạn trích thể hiện thái độ, tình cảm gì của người viết đối với tiếng Việt. II. Làm văn (16.0 điểm). Câu 1 (6.0 điểm): Hiện nay, các bạn trẻ nhất là lứa tuổi học sinh thường sử dụng ngôn ngữ theo kiểu tự chế để giao tiếp, nhắn tin trên mạng xã hội, thậm trí trong vở ghi bài cũng xuất hiện những kiểu chữ này làm mất đi bản sắc vốn có của tiếng Việt. Hãy viết bài văn khoảng 1 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng trên. Câu 2 (10.0 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Thơ bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ”. Bằng sự hiểu biết về bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết
  2. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh: Số báo danh: Chữ ký giám thị 1 Chữ ký giám thị 2 KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN KHÓA NGÀY: 08/4/2023 Môn: Ngữ văn, lớp 8 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM A. HƯỚNG DẪN CHẤM CHUNG: 1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, cân nhắc từng trường hợp cụ thể để cho điểm chính xác, tránh việc đếm ý cho điểm. 2. Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, có tư duy phản biện, giàu chất văn. Chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí và có sức thuyết phục; không trái với tính thẩm mĩ, đạo đức, pháp luật. 3. Điểm bài thi đánh giá theo thang điểm từ 0 đến 20. Điểm của bài thi là tổng của các điểm thành phần và không làm tròn, chi tiết hoá đến 0.25 điểm. Câu Nội dung Điểm I. Đọc- hiểu (4.0 điểm). - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm. 0,5 1 điểm - Thán từ: Ôi (trong câu Ôi tiếng Việt như đất cày, như tơ lụa) 0,5 điểm 2 - Tác dụng: thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc xúc động, tự hào, ngợi ca 1,0 tiếng Việt. điểm - Thái độ tự hào, tự tôn dân tộc qua tiếng nói Việt Nam- tiếng nói quê hương. 2,0 2 - Đồng thời thể hiện sự yêu mến, trân trọng, tự hào, ngợi ca về vẻ đẹp, sự điểm giàu có và phong phú của tiếng Việt - Thể hiện sự gắn bó, am hiểu của tác giả với tiếng Việt II. Làm văn (16.0 điểm). Hiện nay, các bạn trẻ nhất là lứa tuổi học sinh thường sử dụng ngôn ngữ theo kiểu tự chế để giao tiếp, nhắn tin trên mạng xã hội, thậm trí trong vở ghi bài cũng xuất hiện những kiểu chữ này làm mất đi bản sắc vốn có của 6.0 1 tiếng Việt. điểm Hãy viết bài văn khoảng 1 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng trên. A. Về kĩ năng: - Biết cách làm bài nghị luận xã hội về một sự việc, hiện tượng đời sống. - Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, hành văn mạch lạc, đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt B. Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau,
  3. nhưng yêu cầu phải đảm bảo những ý cơ bản sau: * Dẫn dắt, giới thiệu, nêu vấn đề nghị luận. 0,5 điểm * Giải thích: - Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người và xã hội loài người, đảm bảo một mặt truyền đạt và hiểu biết lẫn nhau của các 1,0 thành viên xã hội. điểm - Ngôn ngữ không chỉ truyền đạt thông tin mà còn tác động đến nhân cách, hình thành nhân cách và biến đổi theo chiều hướng tốt hoặc xấu. * Thực trạng văn hóa ngôn ngữ giao tiếp ở giới trẻ hiện nay - Trào lưu, “mốt” sử dụng tiếng lóng, ngôn ngữ @ để giao tiếp trở thành yếu tố khẳng định đẳng cấp của mình đang xâm nhập và lan rộng ở giới trẻ hiện nay. 1,0 - Xu hướng lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ trong giao tiếp của giới trẻ biểu điểm hiện dưới các dạng: Lạm dụng quá nhiều tiếng lóng, từ địa phương cũng như vay mượn từ nước ngoài. Biến đổi ngôn ngữ Tiếng Việt như: gọi đơn vị tiền tệ bằng “k”, chê người khác là “cùi bắp”, “bình dương” hoặc nhại âm, cắt âm có biểu hiện lệch chuẩn. Hiện tượng nói tục, chửi bậy đã trở nên phổ biến đặc biệt trong thế hệ trẻ. * Hậu quả - Việc lạm dụng tiếng lóng, tiếng nước ngoài hiện nay ở giới trẻ khiến cho tiếng Việt có nguy cơ bị xâm hại xét về phương diện văn hóa ngôn ngữ. 1.0 - Làm cho ngôn ngữ dân tộc bị méo mó, mất giá trị văn hóa của tiếng Việt, điểm mất bản sắc văn hóa ngôn ngữ nước nhà. Làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt. * Nguyên nhân - Sự bùng nổ của công nghệ thông tin. - Sự buông lỏng, thiếu sự quản lý chặt chẽ các trang báo mạng xã hội, các 1.0 thông tin quảng cáo và kiểm duyệt các phương tiện thông tin đại chúng. điểm - Mặt khác, các nhạc phẩm của các ban nhạc, lời của các bài hát sử dụng từ ngữ thiếu chuẩn mực, chạy theo thời thượng. * Giải pháp - Về phía gia đình: Bố mẹ phải làm gương trong việc sử dụng ngôn ngữ vì trẻ tiếp thu, bắt chước rất nhanh. - Về phía nhà trường, xã hội: Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ sự trong 1.0 sáng tiếng Việt khi giao tiếp qua điện thoại, mạng xã hội. Phải có những điểm biện pháp cứng rắn để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. - Mỗi học sinh tự trau dồi và rèn luyện tiếng mẹ đẻ và sử dụng đúng chuẩn mực. * Đánh giá - Vấn đề văn hóa ngôn ngữ và giáo dục văn hóa ngôn ngữ cho thế hệ trẻ 0,5 trong giai đoạn hiện nay điểm - Bài học nhận thức và hành động C. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ riêng về vấn đề nghị luận.
  4. Lưu ý: Nếu thí sinh có kĩ năng làm bài tốt nhưng chưa đi sâu bàn luận vào những nội dung trên, có những ý tưởng sáng tạo và suy nghĩ riêng, hợp lí thì vẫn đạt điểm tối đa. Có ý kiến cho rằng: “Thơ bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ”. 10.0 2 Bằng sự hiểu biết về bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh, em hãy làm điểm sáng tỏ ý kiến trên. A. Về kĩ năng: - Biết cách làm bài nghị luận làm sáng tỏ một nhận định về tác phẩm văn học. - Biết lý giải, phân tích các dẫn chứng của tác phẩm văn học để làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận. Bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, hành văn mạch lạc. đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt B. Về kiến thức: Học sinh có thể sắp xếp các luận điểm bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo nội dung cơ bản sau: * Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận 1.0 điểm * Giải thích nhận định – Thơ ca bắt rễ tự lòng người: thơ ca bắt nguồn sâu xa trong lòng người với những tình cảm, cảm xúc chân thành, mãnh liệt. – Nở hoa nơi từ ngữ: kết tinh vẻ đẹp cảm xúc ở ngôn từ giàu giá trị, có sức 1.5 gợi hình, biểu cảm, giàu nhạc tính, làm nên lối diễn đạt độc đáo. điểm – bắt rễ – nở hoa: hình tượng về mối quan hệ chặt chẽ giữa nội dung cảm xúc và nghệ thuật thể hiện. Bằng cách nói hình ảnh, ý kiến đã khẳng định đặc trưng nổi bật của thơ ca. * Chứng minh: a. Bắt rễ từ tình yêu và lòng tự hào về quê hương, thơ Tế Hanh nở hoa nơi 1.0 từ ngữ để giới thiệu về quê hương mình một cách tự nhiên, bình dị, mộc điểm mạc, chân thành (phân tích 2 câu đầu, chú ý từ ngữ làng tôi, vốn, hình ảnh quen thuộc: nghề chài lưới, cách biển nửa ngày sông) b. Bắt rễ từ tình cảm gắn bó với quê hương vạn chài, thơ Tế Hanh nở hoa nơi từ ngữ để vẽ lên bức tranh làng chài thơ mộng, tươi sáng với cuộc sống lao động bình dị, vất vả, con người khỏe khoắn, đầy sức sống: Khổ 2: Cảnh ra khơi đánh cá – Nghệ thuật miêu tả: + Từ ngữ gợi tả, gợi cảm: dân trai tráng, tính từ (trong, nhẹ, hồng) 2.0 + Phép liệt kê: trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng. điểm Thiên nhiên tươi đẹp với không gian khoáng đạt, bao la, nhuốm sắc hồng của bình minh tươi sáng, trong trẻo. – Nghệ thuật so sánh đặc sắc: lấy cái cụ thể so sánh với cái cụ thể (chiếc thuyền với con tuấn mã), kết hợp với các động từ mạnh (hăng, phăng, vượt), các tính từ (nhẹ, mạnh mẽ) đã diễn tả khí thế mạnh mẽ của con thuyền khi ra khơi. – Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
  5. → So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, động từ mạnh. => Cánh buồm trở nên gần gũi, lớn lao, thiêng liêng, là biểu tượng cho linh hồn làng chài, ẩn chứa niềm tin, hi vọng của những người dân chài. Khổ 3: Cảnh đánh cá trở về bến – Hình ảnh: ồn ào, tấp nập, cá đầy ghe, cá tươi ngon thân bạc trắng. →Tính từ gợi tả. => Không khí đông vui, rộn ràng, náo nức, gợi cuộc sống ấm no. – Người dân chài: + Làn da ngăm rám nắng: da ngăm đen, trải qua nhiều nắng gió biển khơi. 2.0 + Thân hình nồng thở vị xa xăm: mang hơi thở của đại dương, vị mặn mòi điểm của biển cả. => Bút pháp tả thực kết hợp lãng mạn. Những người dân chài mang vẻ đẹp dạn dày, khỏe khoắn, vạm vỡ. – Chiếc thuyền: Nghệ thuật nhân hoá (mỏi trở về nằm), ẩn dụ (nghe). => Con thuyền trở nên sinh động, có hồn. c. Tế Hanh trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ quê hương qua khổ thơ cuối. – Cụm từ luôn tưởng nhớ, nhớ quá! – Nhớ tất cả những hình ảnh thân quen: màu nước xanh, cá bạc, chiếc 1.0 buồm vôi, con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, và mùi nồng mặn quá. điểm – Biện pháp tu từ: điệp ngữ, liệt kê. => Tình yêu quê hương tha thiết, sự gắn bó thủy chung, sâu nặng với quê hương làng chài của nhà thơ Tế Hanh. * Đánh giá – Bắt rễ tự lòng người, nở hoa nơi từ ngữ – đó là đặc trưng và cũng là phẩm chất của thơ. – Để làm nên phẩm chất đó, gốc rễ lòng người phải sâu sắc, chân thành; từ ngữ phải có giá trị mới có thể nở hoa. Người đọc cũng phải rèn luyện tâm 1.5 hồn và vốn hiểu biết để cảm hiểu chiều sâu lòng nhà thơ và thưởng thức vẻ điểm đẹp từ ngữ. – Bài thơ Quê hương quả đúng là đã “bắt rễ từ lòng người”, xuất phát từ những tình cảm chân thành của Tế Hanh với quê hương mình, và được “nở hoa nơi từ ngữ” bằng tài năng chính ông. C. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ riêng về vấn đề nghị luận. Lưu ý: Thí sinh có những cảm thụ tốt, ý tưởng sáng tạo, suy nghĩ riêng mới mẻ, hợp lí, ngoài những ý có trong đáp án thì vẫn đạt điểm tối đa.