Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)

Câu 2: (6,0 điểm)
Nhận xét về vai trò của chi tiết nghệ thuật trong truyện, có ý kiến cho rằng: "Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn". Chi tiết vết thẹo trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện rõ điều đó.
doc 4 trang Hải Đông 05/02/2024 2900
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_201.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN KHOÁ NGÀY 09/02/2015 ĐỀ CHÍNH THỨC Đề thi môn: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1: (4 điểm) Cho đoạn thơ sau: “Ông tập đứng Cháu tập đi. Ông bảy mươi ba Cháu mười tám tháng. Ông tập mãi mà cái lưng không thẳng Đã thẳng một đời, nay nó lại cong. Trước mặt ông là cái xe lăn Trước mắt cháu: nước non nghìn dặm” (Trích “Ông và cháu” - Nguyễn Bùi Vợi Báo Văn nghệ trẻ - Xuân Bính Tuất - 2006) 1. Nhận xét của em về hai từ “thẳng” và “cong” trong bài thơ? 2. Em có suy ngẫm gì về hai câu thơ cuối của bài thơ. (Bài viết không quá 20 dòng) Câu 2: (6,0 điểm) Nhận xét về vai trò của chi tiết nghệ thuật trong truyện, có ý kiến cho rằng: "Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn". Chi tiết vết thẹo trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện rõ điều đó. Trình bày hiểu biết của em về vấn đề trên. Câu 3 (10,0 đ) Thơ văn hiện đại Việt Nam giai đoạn 1945-1975, ngoài hình ảnh người chiến sĩ trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc còn mang nhịp thở của con người lao động mới. Bằng những hiểu biết về văn học giai đoạn này, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Hết (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Chữ ký giám thị 1 Chữ ký giám thị 2 1
  2. PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN KHOÁ NGÀY 09/02/2015 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 150 phút HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (4 điểm) 1. Em có nhận xét gì về hai từ “thẳng” và “cong” trong bài thơ ? + Từ “thẳng” và “cong” có hai lớp nghĩa: - Chuyện cái lưng lúc trẻ và lúc già của ông (lớp nghĩa thực). (0,5 điểm) - Nói về lối sống đẹp, có khí phách (lớp nghĩa ẩn dụ): So sánh đối chiếu giữa lối sống đẹp (thẳng lưng) và một lối sống thấp hèn (cong lưng). (1 điểm) + Từ “thẳng” và “cong” là cặp từ đối ý và đối thanh, được sử dụng trong bài thơ làm tăng giá trị biểu đạt (gợi hình, gợi tả). (0,5 điểm) 2. Suy ngẫm của em về hai câu thơ cuối của bài thơ. + Học sinh viết bài văn ngắn dựa trên sự liên tưởng vừa đối lập, vừa thống nhất giữa hai hình ảnh: (1 điểm) “Trước mặt ông là cái xe lăn Trước mắt cháu: nước non nghìn dặm” + Khẳng định được quy luật phát triển của cuộc sống: “Tre già măng mọc” (1điểm) Lưu ý: Bài làm khoảng 20 dòng Câu 2: (6 điểm) 1. Yêu cầu 1.1. Về hình thức: Thí sinh có thể viết thành đoạn văn hoặc bài văn nghị luận văn học ngắn, diễn đạt lưu loát. Không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả. 1.2. Về nội dung: Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cơ bản nêu được các ý sau: * Nêu được vai trò của chi tiết nghệ thuật trong truyện: (1 điểm) - Chi tiết là một trong những yếu tố nhỏ nhất tạo nên tác phẩm; để làm nên một chi tiết nhỏ có giá trị đòi hỏi nhà văn phải có sự thăng hoa về cảm hứng và tài năng nghệ thuật. - Nghệ thuật là một lĩnh vực đặc thù: Tầm vóc của người nghệ sỹ có thể được làm nên từ những yếu tố nhỏ nhất. Nhà văn lớn có khả năng sáng tạo được những chi tiết nhỏ nhưng giàu giá trị biểu đạt, góp phần đắc lực trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. * Đánh giá giá trị của chi tiết “vết thẹo” trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nhà văn Nguyễn Quang Sáng. (5 điểm) 2
  3. + Giá trị nghệ thuật: - Tạo sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện: Vết thẹo trên mặt ông Sáu là chi tiết nghệ thuật đặc sắc, nối kết các tình tiết trong truyện, tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút bất ngờ, hợp lý: (1,5 điểm) Ông Sáu trở về gia đình gặp con vì vết thẹo mà bé Thu không nhận cha. Nhờ vết thẹo (khi được bà giải thích) mà Thu đã hiểu về cha mình và hối hận. Thu nhận cha, yêu cha, yêu vết thẹo, không muốn chia tay cha. - Tạo kịch tính, tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.(0,5 điểm) + Giá trị nội dung: Từ chi tiết nhỏ nhưng góp phần thể hiện nội dung cốt truyện. - Vết thẹo là chứng tích của chiến tranh: chiến tranh đã gây ra nỗi đau về thể xác và tinh thần cho con người, nhiều gia đình phải chia cắt, ly tán (1 điểm) - Vết thẹo là bằng chứng hùng hồn để khẳng định: chiến tranh có thể hủy diệt tất cả nhưng không thể hủy diệt được tình cảm con người (cụ thể tình cha con giữa Thu và ông Sáu). (1 điểm) - Từ Vết thẹo tôn thêm vẻ đẹp về tính cách của các nhân vật ông Sáu và Thu: (1điểm) Ông Sáu yêu nước, dũng cảm, dám chấp nhận hi sinh. Bé Thu có cá tính mạnh mẽ, có tình yêu thương cha sâu sắc, mãnh liệt. Câu 3: (10 điểm) a. Về kĩ năng: - Học sinh hiểu đúng yêu cầu đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Bố cục rõ ràng, luận điểm khoa học, chặt chẽ, phép lập luận phù hợp. - Lời văn chính xác, sinh động có cảm xúc. - Không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, dùng từ và đặt câu. b. Về kiến thức: - Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể có những cảm nhận riêng, miễn là phù hợp với yêu cầu của đề. - Đảm bảo yêu cầu về kiến thức sau: * Mở bài: (1 điểm) + Nêu được hiện thực của đất nước ta từ 1945 đến 1975 là hiện thực của các cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại và công cuộc xây dựng cuộc sống mới đi lên chủ nghĩa xã hội. (0,25 điểm) + Hiện thực đó đã tạo nên một dân tộc Việt Nam với vóc dáng nổi bật: Vóc dáng người chiến sĩ luôn trong tư thế chủ động chiến đấu chống kẻ thù xâm lược; vóc dáng của con người mới xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. (0,5 điểm) 3
  4. + Hình ảnh người chiến sĩ và người lao động mới hòa quyện tạo nên vẻ đẹp của con người Việt Nam. Và điều này đã làm nên hơi thở, sức sống mãnh liệt của văn học thời kì 1945- 1975. (0,25 điểm) * Thân bài: Chứng minh ( 8 điểm). - Hình ảnh người chiến sĩ trong sự nghiệp bảo về tổ quốc: họ là những con người ở mọi tầng lớp, lứa tuổi nổi bật với lòng yêu nước, ý chí quyết tâm chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, với tình đồng đội cao cả, sắt son, tinh thần lạc quan: + Họ là những con người ở mọi tầng lớp, lứa tuổi như: người nông dân mặc áo lính (Đồng chí của Chính Hữu), những chàng trai tri thức vừa rời ghế nhà trường (Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật), là em bé liên lạc (Lượm của Tố Hữu) (2 điểm) + Họ là những người lính, người chiến sĩ có lòng yêu nước sâu sắc, có ý chí quyết tâm chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ tổ quốc (dẫn chứng). (1,5 điểm) + Hoàn cảnh sống chiến đấu đầy khó khăn, gian khổ song họ luôn có tinh thần lạc quan và tình đồng chí, đồng đội cao cả (dẫn chứng). (1,5 điểm) - Hình ảnh người lao động mới: họ xuất hiện với tư cách là người làm chủ cuộc sống mới; họ lao động, cống hiến một cách hăng say, hào hứng, sẵn sàng hy sinh cả tuổi thanh xuân của mình vì những lý tưởng cao cả và tương lai của đất nước: + Người lao động hăng say trong Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận mang nhịp thở tươi vui, hăm hở, hòa mình cùng trời cao biển rộng: họ ra khơi với niềm hân hoan trong câu hát, với ước mơ trong công việc, với niềm vui thắng lợi trong lao động. Đó là những con người mang tầm vóc vũ trụ, hăm hở ra khơi bằng tất cả sức lực và trí tuệ của mình (dẫn chứng). (1,5 điểm) + Với phong cách sống đẹp, suy nghĩ đẹp, sống có lý tưởng, Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long mang nhịp thở của người lao động mới, say mê miệt mài trong công việc, quên mình vì cuộc sống chung, vô tư thầm lặng cống hiến hết mình cho đất nước. Cuộc sống của họ âm thầm, bình dị mà cao đẹp (dẫn chứng). (1,5 điểm) * Kết bài: (1 điểm). - Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 đã đáp ứng được những yêu cầu của lịch sử và thời đại. Ở ngoài tiền tuyến khói lửa là hình ảnh của những người lính dũng cảm, kiên cường. Nơi hậu phương là những người lao động bình dị mang nhịp thở của thời đại mới. (0,5 điểm) - Hình ảnh người chiến sĩ và người lao động đã kết tinh thành sức mạnh của con người và dân tộc Việt Nam thế kỉ XX. (0,25 điểm) - Các tác giả văn học thời kì này họ đồng thời là nhà văn, nhà thơ, là người lính, người chiến sĩ, người lao động cầm bút để ngợi ca về con người dân tộc Việt Nam với niềm say mê và tự hào. Họ đã làm nên vẻ đẹp và sức sống mới cho văn học Việt Nam. (0,25 điểm) 4