Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)

Câu 2. (6.0 điểm)
Trong bức thư gửi thầy Hiệu trưởng ngôi trường con trai mình đang học, Tổng thống Abraham Lincoln có viết: Xin hãy giúp cho cháu thấy được thế giới kì diệu của sách. Nhưng cũng hãy cho cháu có đủ thời gian lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống.
Trình bày suy nghĩ của em về thế giới kì diệu của sách.
doc 4 trang Hải Đông 05/02/2024 2480
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_201.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)

  1. PHÒNG GDĐT KRÔNG ANA KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN KHÓA NGÀY 09/01/2020 ĐỀ CHÍNH THỨC Đề thi môn: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1. (4.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Đá san hô kê lên thành sân khấu Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà Em đừng trách bọn chúng anh tạm bợ Chẳng phông màn nào chịu nổi gió Trường Sa ( ) Những giai điệu ngang tàng như gió biển Nhưng lời ca toàn nhớ với thương thôi Đêm buông xuống nhìn nhau không rõ nữa Cứ ngỡ như vỏ ốc cất thành lời (Trích Lính đảo hát tình ca trên đảo, Trần Đăng Khoa, Bên cửa sổ máy bay, Nxb Tác phẩm mới, 1985) a) Xác định thể thơ. b) Tìm những từ cùng trường nghĩa với từ sân khấu. c) Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: Những giai điệu ngang tàng như gió biển/ Nhưng lời ca toàn nhớ với thương thôi. d) Hình dung của em về hình ảnh người lính đảo Trường Sa qua đoạn thơ trên. Câu 2. (6.0 điểm) Trong bức thư gửi thầy Hiệu trưởng ngôi trường con trai mình đang học, Tổng thống Abraham Lincoln có viết: Xin hãy giúp cho cháu thấy được thế giới kì diệu của sách. Nhưng cũng hãy cho cháu có đủ thời gian lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống. Trình bày suy nghĩ của em về thế giới kì diệu của sách. Câu 3. (10.0 điểm) Bàn về nhân vật trong tác phẩm, có ý kiến cho rằng: “Nhà văn sáng tạo ra nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời.” Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua nhân vật trong một truyện ngắn mà em đã học trong chương trình Ngữ văn cấp Trung học cơ sở. Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh: Số báo danh: Chữ ký giám thị 1 Chữ ký giám thị 2
  2. KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN KHÓA NGÀY: 09/01/2020 Môn: Ngữ văn 9 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM A. HƯỚNG DẪN CHUNG 1. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số nội dung cơ bản, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng, không chỉ đánh giá kiến thức và kĩ năng mà còn chú ý đến thái độ, cảm xúc, tình cảm của người viết; đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể, phát hiện những bài có ý kiến và giọng điệu riêng; chấp nhận các kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí, có sức thuyết phục. 2. Tổng điểm của toàn bài là 20,0 điểm, cho lẻ đến 0,5 điểm. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Câu 1. 4.0 điểm Nội dung Điểm a) Thể thơ: tự do 1.0 b) Các từ cùng trường nghĩa với từ sân khấu: cánh gà, phông màn, 1.0 giai điệu, lời ca c) Chỉ ra một trong hai biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu 1.0 thơ: so sánh, đối lập d) Hình ảnh người lính Trường Sa: cuộc sống khó khăn, gian khổ; 1.0 tâm hồn giàu cảm xúc, lạc quan yêu đời; vẻ đẹp rắn rỏi, ngang tàng Câu 2. 6.0 điểm Nội dung Điểm 2.1.Yêu cầu chung Học sinh biết kết hợp các kiến thức và kỹ năng về văn nghị luận để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 2.2. Yêu cầu cụ thể a) Đảm bảo cấu trúc của bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân 0.5 bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: thế giới kì diệu của sách 0.5 c) Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. * Thế giới kì diệu: Thế giới đầy phong phú, hấp dẫn, lôi cuốn với 0.5 nhiều vẻ đẹp tươi mới * Thế giới kì diệu của sách: 2.5 - Mở ra một chân trời tri thức - Bồi dưỡng tâm hồn mỗi con người - Góp phần làm cho cuộc sống mỗi con người và cả xã hội ngày càng trở nên tốt đẹp hơn
  3. - -> Từ đó thấy được vai trò ý nghĩa của sách trong đời sống * Bài học về đọc sách: 1.0 - Coi trọng việc đọc sách - Biết lựa chọn loại sách phù hợp để đọc - Đọc sách phải biết suy ngẫm về những vấn đề mà sách đặt ra và không tách rời với việc trải nghiệm cuộc sống thực tế - d) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về 0.5 vấn đề nghị luận. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng quy tắc chính tả, dùng 0.5 từ, đặt câu. Câu 3. 10,0 điểm Nội dung Điểm 3.1. Yêu cầu chung - Biết vận dụng linh hoạt những kiến thức Ngữ văn đã học để làm bài văn nghị luận văn học. - Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, sáng tạo. - Hành văn trôi chảy, mạch lạc, có cảm xúc. Chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 3.2. Yêu cầu cụ thể a) Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Đảm bảo cấu trúc của bài 0.5 nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b) Xác định đúng vấn đề nghị luận:“Nhà văn sáng tạo ra nhân vật 0.5 để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời.” c) Triển khai các vấn đề nghị luận thành các luận điểm: 7.5 * Giải thích nhận định Ý nghĩa, vai trò của nhân vật trong truyện là góp phần thể hiện tư tưởng, tình cảm và quan niệm của nhà văn về cuộc đời. - Tư tưởng: Nhận thức, sự lý giải và thái độ của nhà văn đối với vấn đề đặt ra trong tác phẩm. - Tình cảm: Những rung động, những xúc cảm của nhà văn đối với thực tại cuộc sống được đặt ra trong tác phẩm. - Quan niệm về cuộc đời: cách nhận thức, đánh giá về thế giới và con người của nhà văn. Qua nhân vật trong tác phẩm, người đọc hiểu được tư tưởng, tình cảm và quan niệm của nhà văn về cuộc đời. * Làm sáng tỏ nhận định - Chọn được nhân vật tiêu biểu trong một truyện ngắn đặc sắc của chương trình Ngữ văn cấp Trung học cơ sở. - Phân tích nhân vật ở các góc độ: Ngoại hình, nội tâm, ngôn ngữ, hành động, biến cố, mối quan hệ với các nhân vật khác. - Trên cơ sở đó giúp người đọc thấy rõ được tư tưởng, tình cảm, quan niệm của nhà văn về cuộc đời thông qua nhân vật. * Bàn luận - Tư tưởng, tình cảm và quan niệm của nhà văn gửi gắm trong nhân vật giúp tác giả chuyển tải tư tưởng, chủ đề của tác phẩm và thông điệp của mình tới người đọc. Qua đó, giúp người đọc thấy được
  4. thành công và hạn chế của tác phẩm. - Khẳng định sự đúng đắn của nhận định. Đó là căn cứ để đánh giá tác giả, tác phẩm và định hướng cho sự khám phá, tiếp nhận tác phẩm. d) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về 1.0 vấn đề nghị luận. e) Chính tả: Đảm bảo đúng quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.5 Hết