Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)
Câu 3 ( 12,0 điểm)
Nhà thơ Tế Hanh từng viết:
“Đọc một bài thơ hay
Mình thấy mình trong đó”
Bằng những trải nghiệm trong quá trình đọc văn và học văn, anh/chị hãy viết về một bài thơ (hoặc một trích đoạn thơ) giúp anh/chị “thấy mình trong đó”.
Nhà thơ Tế Hanh từng viết:
“Đọc một bài thơ hay
Mình thấy mình trong đó”
Bằng những trải nghiệm trong quá trình đọc văn và học văn, anh/chị hãy viết về một bài thơ (hoặc một trích đoạn thơ) giúp anh/chị “thấy mình trong đó”.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_202.doc
Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)
- PHÒNG GDĐT KRÔNG ANA KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỀ CHÍNH THỨC KHÓA NGÀY 30/01/2021 Đề thi môn: Ngữ văn ( Đề thi gồm 02 trang) Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1 (2,0 điểm) Đọc hai ngữ liệu sau: (1) “Ngoài thềm rơi chiếc lá đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng" (Trần Đăng Khoa) (2) “Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn”. (Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội nhà văn, 2012, tr.43- 44) Trong mỗi ngữ liệu, hãy chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ chủ đạo. Câu 2 ( 6,0 điểm) CỐT LÕI CỦA SỰ TỰ HOÀN THIỆN Thượng đế đề nghị một chàng trai: - Con hãy xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Chàng trai lắc đầu, trả lời: - Làm thế nào để con có thể làm được điều đó ạ? Thế giới này quá đỗi xinh đẹp, diệu kì nhưng cũng hết sức phức tạp. Còn con, con lại quá nhỏ bé và vô dụng. Con chẳng làm được điều gì to lớn cả, thưa Thượng đế! Nhưng Thượng đế - vốn khôn ngoan và tràn đầy lòng nhân ái – đã đáp lời chàng trai: “ ” ( Theo G.Francis Xavier, Bài học vô giá từ những điều bình dị, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2018) Theo anh/chị, Thượng đế đã nói gì với chàng trai? Ý nghĩa của câu chuyện này là gì? Trả lời bằng một bài văn ngắn ( khoảng một trang giấy thi).
- Câu 3 ( 12,0 điểm) Nhà thơ Tế Hanh từng viết: “Đọc một bài thơ hay Mình thấy mình trong đó” Bằng những trải nghiệm trong quá trình đọc văn và học văn, anh/chị hãy viết về một bài thơ (hoặc một trích đoạn thơ) giúp anh/chị “thấy mình trong đó”. Hết Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh: Số báo danh: Chữ ký giám thị 1 Chữ ký giám thị 2
- KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN KHÓA NGÀY: 30/01/2021 Môn: Ngữ văn lớp 9 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM A. HƯỚNG DẪN CHẤM CHUNG: 1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, cân nhắc từng trường hợp cụ thể để cho điểm chính xác, tránh việc đếm ý cho điểm; 2. Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm; Khuyến khích những bài viết sáng tạo, có tư duy phản biện, giàu chất văn; Chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí và có sức thuyết phục; không trái với tính thẩm mĩ, đạo đức, pháp luật. 3. Điểm bài thi đánh giá theo thang điểm từ 0 đến 20. Điểm của bài thi là tổng của các điểm thành phần và không làm tròn, chi tiết hoá đến 0.25 điểm. B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM Anh/chị hãy chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ chủ đạo 2,0 điểm Câu 1 trong các văn bản sau: “Ngoài thềm ”; "Sống một cuộc đời ”. (1) Biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: (Tiếng rơi) rất mỏng rơi 0,5 điểm nghiêng Tác dụng: cái nhẹ của tiếng lá rơi được gợi tả tinh tế, trở nên có hình 0,5 điểm khối cụ thể ( mỏng - vốn là hình ảnh của xúc giác) và có dáng vẻ ( rơi nghiêng – vốn là hình ảnh của thị giác) (2) Biện pháp tu từ so sánh: “Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một 0,5 điểm bức tranh vậy”. Tác dụng: Cụ thể hóa sự tương đồng giữa “sống một cuộc đời” với “vẽ một bức tranh”, giúp người đọc dễ hình dung ra cách sống chủ động để 0,5 điểm biến ước mơ của mình thành hiện thực, giúp lời văn trở nên sinh động, hấp dẫn, khơi gợi cảm xúc và hành động của người đọc. * Lưu ý: Thí sinh chỉ cần chỉ ra và nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ sẽ đạt điểm tối đa. Ở ngữ liệu số (2) nếu học sinh chọn phép điệp thì chỉ cho ½ biểu điểm tương ứng. Câu 2 Viết bài văn trình bày ý nghĩa của câu chuyện: “Thượng 6,0 điểm đế .đáp lời chàng trai” . a) Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận. 1,0 điểm b) Xác định đúng vấn đề nghị luận: vai trò của sự tự hoàn thiện bản 1,0 điểm thân c) Triển khai các luận điểm nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập 4,0 điểm
- luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Thí sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng về cơ bản đảm bảo những yêu cầu sau: * Giải thích: (trả lời câu hỏi): - “Hãy làm cho bản thân con trở nên tốt đẹp hơn” - Hoàn thiện bản thân chính là điều cốt lõi của mục tiêu xây dựng cuộc 1,0 điểm sống trở nên tốt đẹp hơn. Tất cả mọi chương trình đào tạo đều hướng tới việc phát triển nhân cách và hoàn thiện con người. * Bàn luận: - Vì sao để cuộc sống tốt đẹp hơn chúng ta phải hoàn thiện bản thân? + Tự hoàn thiện bản thân là hành động vượt lên khó khăn, trở ngại, không ngừng lao động, học tập, tu dưỡng, rèn luyện, phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điểm hay, điểm tốt của người khác để bản thân ngày một tốt hơn. + Mỗi người cần hoàn thiện bản thân vì: mỗi người là một nhân tố cấu thành xã hội, có liên quan mật thiết đến sự phát triển chung của cộng đồng; Mỗi người đều có điểm mạnh và hạn chế riêng, cần phát huy ưu 1,5 điểm điểm đồng thời hạn chế khuyết điểm của bản thân; Hoàn thiện bản thân để phát triển, đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội; Người không biết tự hoàn thiện bản thân sẽ dần lạc hậu và bị xã hội đào thải - Mở rộng vấn đề: phê phán những người không có ý thức tự rèn luyện và hoàn thiện bản thân. Họ sống buông thả, thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và đất nước. Mặt khác nỗ lực hoàn thiện bản thân không đồng nghĩa là tuyệt đối hóa cái tôi của mình rồi tách biệt với cộng đồng. * Bài học nhận thức và hành động: - Nhận thức được vai trò của việc hoàn thiện bản thân đối với việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. 1.0 điểm - Cần rèn luyện đức tính :Tự học, tự rèn, tích lũy kiến thức, trau dồi kỹ năng sống bồi dưỡng, nâng cao và hoàn thiện nhân cách. d) Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ riêng 0.25 điểm về vấn đề nghị luận. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ 0.25 điểm nghĩa Tiếng Việt Lưu ý: Nếu thí sinh có kĩ năng làm bài tốt nhưng chưa đi sâu bàn luận vào những nội dung trên, có những ý tưởng sáng tạo và suy nghĩ riêng, hợp lí thì vẫn đạt điểm tối đa. Câu 3 Nhà thơ Tế Hanh từng viết:“Đọc một bài thơ hay/Mình thấy 12.0 điểm mình trong đó”. Bằng những trải nghiệm trong quá trình đọc
- văn và học văn, anh/chị hãy viết về một bài thơ (hoặc một trích đoạn thơ) giúp anh/chị “thấy mình trong đó”. a) Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận. 1.0 điểm b) Xác định đúng vấn đề nghị luận: sức truyền cảm, cộng cảm sâu sắc 1.0 điểm của thơ đối với người đọc. c) Triển khai các luận điểm nghị luận: Biết lý giải, phân tích các dẫn chứng của tác phẩm văn học để làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, hành văn mạch lạc. Vận 10. điểm dụng nhuần nhuyễn các thao tác lập luận trên cơ sở những hiểu biết về tác phẩm hoặc trích đoạn yêu thích nhất. Thí sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng về cơ bản đảm bảo những yêu cầu sau: * Giải thích: 1.5điểm - “Thơ” là thể loại thuộc phương thức trữ tình, lấy điểm tựa là thế giới nội cảm của tác giả để phản ánh cuộc sống và bộc lộ cảm xúc. - “Đọc” là hoạt động tiếp nhận, giải mã văn bản văn học để thấy được tình cảm, cảm xúc, ý nghĩa về đối tượng được đề cập đến. => Với Tế Hanh, thơ phải tạo được sức truyền cảm, cộng cảm sâu sắc đối với người đọc, khiến học tìm thấy trong thơ bản thân mình – những khát vọng mãnh liệt, những cảm xúc phong phú, những suy tư miệt mài và rung động tha thiết nhất với cuộc sống. *Bình luận: 1.5 điểm - Xuất phát từ tiếng lòng, từ những cảm xúc chân thành của nhà thơ về cuộc sống, thơ tác động sâu sắc đến tâm hồn người đọc. Và để người đọc “thấy mình” trong thơ, tác phẩm ấy cần có sự đồng điệu với tâm hồn của nhiều người đọc, nói lên niềm vui, nỗi buồn của nhiều người. - Bài thơ có thể xuất phát từ một trạng thái cảm xúc cá nhân chân thực, trong sáng của tác giả. Từ đó, tác phẩm chạm đến, gọi thức tình yêu tha thiết cuộc đời và khát vọng sống cháy bỏng của người đọc, khơi dậy những tâm tình, những nỗi niềm sâu kín người đọc cần giải tỏa, cần sẻ chia. - Mỗi bài thơ hay là bài thơ có khả năng mang đến cho người đọc những rung động tinh tế và chân thành. Khi đọc một bài thơ hay, người đọc có thể tìm thấy ở đó những cảm xúc, suy tư, trăn trở của chính mình. Thơ không chỉ là một loại hình nghệ thuật giải trí, đọc để vui, để thư giãn, mà nhà thơ còn phải là tấm gương để con người nhìn thấy tâm hồn mình. Đến với bài thơ hay, nghĩa là tìm đến nơi ta có thể lắng nghe trái tim mình nói. Thơ hay có khả năng lay động những sợi dây vô hình trong trái tim người đọc để rồi họ thấy mình được an ủi, sẻ chia trong những giây phút buồn phiền, hân hoan trong niềm hạnh phúc. Một bài thơ hay bắc nhịp cầu giao tiếp giữa người viết và người đọc, bởi người đọc cảm thấy người viết đang nói thay cho họ những điều họ muốn sẻ chia. * Lưu ý: Thí sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau. Đáp án chỉ là một gợi dẫn.
- *Chứng minh: Chứng minh bằng những trải nghiệm khi đọc tác phẩm: học sinh từ việc 4.0điểm nghị luận về một tác phẩm ( đoạn trích) đáp ứng yêu cầu của đề mà chỉ ra tính đúng đắn của vấn đề đang giải quyết. Cảm nhận của học sinh cần chân thành, tinh tế, sâu sắc. Khuyến khích những bài viết cho thấy tác phẩm (đoạn trích) đã thực sự có tác động mạnh mẽ với người làm bài. *Đánh giá, nâng cao vấn đề: - Bài học cho người sáng tạo và tiếp nhận: Để có những bài thơ, những tác phẩm hay tác động mạnh mẽ đến người đọc tạo nên sự cộng cảm, sức truyền cảm, nhà văn phải đến với cuộc sống, đến với con người bằng cả 1.0 điểm tấm lòng, bằng trái tim mẫn cảm với tất cả sự nâng niu, trân trọng trong nguồn cảm hứng của khát khao sáng tạo, bài thơ cần xuất phát từ “chân cảm” của người sáng tác. Mặt khác, người đọc thơ cũng cần trau dồi vốn sống, vốn tri thức để cảm nhận sâu sắc hơn những giá trị thơ chân chính. - Mở rộng, nâng cao:Thơ hay còn phải đem đến cho người đọc những bài học, những giá trị khác bên cạnh việc giúp người đọc “thấy mình trong thơ”. Từ những gợi mở trong nội dung bài thơ, người đọc sẽ suy nghĩ tiếp về đời sống, về bản thân mình. Sự độc đáo về hình thức nghệ thuật giúp kích thích liên tưởng, tạo những biểu đạt phong phú, sâu lắng về nội dung. d) Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ riêng 1.0 điểm về vấn đề nghị luận. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ 1.0 điểm nghĩa Tiếng Việt Lưu ý: Thí sinh có những cảm thụ tốt, ý tưởng sáng tạo, suy nghĩ riêng mới mẻ, hợp lí, ngoài những ý có trong đáp án thì vẫn đạt điểm tối đa. Hết