Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)

Câu 1 (2.0 điểm): Xác định và phân tích hiệu quả thẩm mĩ của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ sau:
Cánh cò cõng nắng qua sông
Chở luôn nước mắt cay nồng của cha
Cha là một dải ngân hà
Con là giọt nước sinh ra từ nguồn
(Lục bát về cha, Thích Nhuận Hạnh)
docx 7 trang Hải Đông 06/02/2024 4000
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_202.docx

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)

  1. PHÒNG GDĐT KRÔNG ANA KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỀ CHÍNH THỨC Đề thi môn: Ngữ văn, lớp 9 Năm học 2022-2023 Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1 (2.0 điểm): Xác định và phân tích hiệu quả thẩm mĩ của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ sau: Cánh cò cõng nắng qua sông Chở luôn nước mắt cay nồng của cha Cha là một dải ngân hà Con là giọt nước sinh ra từ nguồn (Lục bát về cha, Thích Nhuận Hạnh) Câu 2 (8.0 điểm): Trình bày suy nghĩ của em về thông điệp sau: “Nếu thất bại tôi sẽ thử làm lại, làm lại và làm lại nữa. Nếu bạn thất bại, bạn sẽ cố làm lại chứ? Tinh thần con người có thể chịu đựng được những điều tệ hơn là chúng ta tưởng. Điều quan trọng là cách bạn đến đích. Bạn sẽ cán đích một cách mạnh mẽ chứ?” (Trích Cuộc sống không giới hạn của Nick Vujicic) Câu 3 (10.0 điểm): “Miêu tả nội tâm nhân vật là một trong những thành tựu xuất sắc nhất của nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Truyện Kiều” (Sách giáo viên Ngữ văn lớp 9, tập 1, NXB Giáo dục-2012,tr3) Bằng những kiến thức đã học ở đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh: Số báo danh: Chữ ký giám thị 1 Chữ ký giám thị 2
  2. ĐỐI VỚI HƯỚNG DẪN CHẤM KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Môn: Ngữ văn, lớp 9 Năm học 2022-2023 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM A. HƯỚNG DẪN CHẤM CHUNG: 1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, cân nhắc từng trường hợp cụ thể để cho điểm chính xác, tránh việc đếm ý cho điểm; 2. Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, có tư duy phản biện, giàu chất văn.Chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí và có sức thuyết phục; không trái với tính thẩm mĩ, đạo đức, pháp luật. 3. Điểm bài thi đánh giá theo thang điểm từ 0 đến 20. Điểm của bài thi là tổng của các điểm thành phần và không làm tròn, chi tiết hoá đến 0.25 điểm. B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: Câu Nội dung cần đạt Điểm 2.0 điểm Câu 1 Xác định và phân tích hiệu quả thẩm mĩ của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ sau: Cánh cò cõng nắng qua sông Chở luôn nước mắt cay nồng của cha Cha là một dải ngân hà Con là giọt nước sinh ra từ nguồn (Lục bát về cha, Thích Nhuận Hạnh) HS cần đảm bảo được các ý sau: 0.5 điểm * Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ Đoạn thơ sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật: nhân hoá, ẩn dụ, so sánh, đối. * Phân tích hiệu quả các biện pháp tu từ: 0.25 điểm - Biện pháp nhân hoá: cái cò cõng (nắng), qua (sông), chở (nước mắt) -> khắc hoạ hình ảnh cái cò cũng có hành động của con người, khiến hình ảnh thế giới loài vật trở nên sinh động, gần gũi, gắn bó với tuổi thơ mỗi người. - Biện pháp ẩn dụ: nước mắt cay nồng của cha: tượng trưng cho cuộc đời 0.25 điểm cha với những hi sinh, gian khổ, nhọc nhằn để mang lại những điều tốt đẹp nhất cho con. - Phép so sánh kết hợp phép đối: cha - dải ngân hà; con – giọt nước sinh ra 0.25 điểm từ nguồn: khẳng định cái hình hài bé nhỏ của con (như giọt nước) không thể sánh được với được tình cha bao la, vĩ đại, sánh ngang tầm vũ trụ.
  3. - Điệp từ: cha được nhắc lại hai lần -> nhấn mạnh vẻ đẹp hình ảnh cha 0.25 điểm trong cảm nhận đầy yêu thương, trân trọng của con. => Các biện pháp tu từ góp phần tạo nên những vần thơ đẹp, xúc động về 0.5 điểm tình cha. Qua đó, tác giả thể hiện niềm xúc động, sự thấu hiểu, yêu kính, biết ơn cha sâu nặng. Đó cũng là thông điệp ý nghĩa mà tác giả muốn gửi tới bạn đọc về đạo làm con đối với đấng sinh thành của mình. Trình bày suy nghĩ của em về thông điệp sau: “Nếu thất bại tôi sẽ thử làm lại, làm lại và làm lại nữa. Nếu bạn thất Câu 2 bại, bạn sẽ cố làm lại chứ? Tinh thần con người có thể chịu đựng được 8.0 điểm những điều tệ hơn là chúng ta tưởng. Điều quan trọng là cách bạn đến đích. Bạn sẽ cán đích một cách mạnh mẽ chứ?” (Trích Cuộc sống không giới hạn của Nick Vujicic) a) Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận. 0.5 điểm b) Xác định đúng vấn đề nghị luận: Sức mạnh của ý chí và nghị lực. Trong cuộc sống con người cần phải biết chấp nhận thất bại, có niềm tin và sự lạc 0.5 điểm quan tích cực, không lùi bước trước khó khăn, biết vượt lên chính mình. c) Triển khai các luận điểm nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Thí sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng về cơ bản đảm bảo những yêu cầu sau: * Dẫn dắt, giới thiệu, nêu vấn đề nghị luận. 0,5 điểm * Giải thích: - “Nếu thất bại tôi sẽ thử làm lại, làm lại và làm lại nữa. Nếu bạn thất bại, bạn sẽ cố làm lại chứ?”: Đặt vấn đề con người kiên trì thực hiện đến cùng những mục tiêu chưa đạt được. - “Tinh thần con người có thể chịu đựng được những điều tệ hơn là chúng ta 1,0 điểm tưởng. Điều quan trọng là cách bạn đến đích. Bạn sẽ cán đích một cách mạnh mẽ chứ?”: Nêu lên tầm quan trọng của việc tìm ra cách thức phù hợp để đạt được mục đích đề ra. Câu nói của Nick Vuijicic đề cập vấn đề: Khi thất bại con người phải có ý chí, nghị lực, tìm hướng khắc phục để đạt được mục đích.
  4. * Bàn luận: 3.0 điểm - Trong cuộc sống, con người khó tránh khỏi những khó khăn, trở ngại thậm trí là thất bại (có những thất bại chỉ là trở lực nhưng cũng có những khó khăn đem lại hậu quả nặng nề) - Dũng cảm đứng lên sau mỗi thất bại, con người sẽ vững vàng, bản lĩnh và tự tin hơn, từ đó rút ra được những bài học quý giá cho bản thân. - Khi thất bại con người không nên nản chí, buông xuôi mà quyết tâm tìm ra cách đúng đắn nhất để khắc phục thất bại, đạt được thành công. (Học sinh lấy ví dụ chứng minh) * Mở rộng vấn đề - Phê phán những người không có ý chí, nản lòng, có suy nghĩ, thái độ và hành động tiêu cực khi gặp thất bại (than vãn, buông xuôi, bỏ cuộc, bế tắc ) 1.0 điểm - Dù biết rằng, thất bại là mẹ thành công nhưng cuộc sống không chấp nhận con người cứ trượt dài trong những thất bại. Vậy nên, ngay khi mới bắt tay vào làm một việc gì đó, cần có sự chuẩn bị chu đáo. * Bài học nhận thức và hành động: - Thông điệp của Nick Vuijicic gửi đến quan niệm sống tích cực, giúp con người nhận thức thất bại là điều tất yếu trong cuộc sống. Phải có ý chí, nghị 1.0 điểm lực không đầu hàng trước những thất bại. - Cần đánh thức sức mạnh, sự tự tin trong mỗi người giúp chúng ta mạnh dạn đối mặt với những thử thách, khó khăn trong cuộc sống. d) Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ riêng về 0.25 điểm vấn đề nghị luận. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa 0.25 điểm Tiếng Việt Lưu ý: Nếu thí sinh có kĩ năng làm bài tốt nhưng chưa đi sâu bàn luận vào những nội dung trên, có những ý tưởng sáng tạo và suy nghĩ riêng, hợp lí thì vẫn đạt điểm tối đa. Câu 3 “Miêu tả nội tâm nhân vật là một trong những thành tựu xuất sắc nhất của nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Truyện Kiều” 12.0 điểm (Sách giáo viên Ngữ văn lớp 9, tập 1, NXB Giáo dục-2012,tr3)
  5. Bằng những kiến thức đã học ở đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. a) Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận. 0.5 điểm b) Xác định đúng vấn đề nghị luận: Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật 0.5 điểm trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích. c) Triển khai các luận điểm nghị luận: Biết lý giải, phân tích các dẫn chứng của tác phẩm văn học để làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, hành văn mạch lạc. Vận dụng nhuần nhuyễn các thao tác lập luận trên cơ sở những hiểu biết về đoạn trích, học sinh làm rõ nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật Thúy Kiều. Học sinh có thể sắp xếp các luận điểm bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo nội dung cơ bản sau: * Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận 1.0 điểm * Giải thích: 1.0điểm - Truyện Kiều là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên nhiều phương diện trong đó miêu tả nội tâm nhân vật là một trong những thành tựu đặc sắc của nghệ thuật xây dựng nhân vật góp phần đem đến sự thành công cho kiệt tác Truyện Kiều. - Miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm văn học có thể hiểu là miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật qua những suy nghĩ, cảm xúc suy tư, trăn trở, nỗi niềm thầm kín bên trong tâm hồn nhân vật. Có nhiều thủ pháp nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật, qua đó thể hiện tài năng của người nghệ sĩ. * Chứng minh qua đoạn trích a. Hoàn cảnh Nguyễn Du miêu tả nội tâm nhân vật Kiều b. Tài năng miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du trong đoạn trích này là sự kết hợp tài tình giữa ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. - Miêu tả nội tâm trực tiếp qua ngôn ngữ độc thoại (là lời nói thầm, Kiều tự nói với chính mình) + Ngòi bút tinh tế, thấu hiểu quy luật tâm lí, tình cảm của nguyễn Du
  6. trong miêu tả tâm trạng Kiều nhớ nhà: trước hết là nhớ Kim Trọng sau đó là nhớ cha mẹ. Trình tự nỗi nhớ gắn liền với những biến cố xảy ra trong cuộc đời Kiều, rất phù hợp với quy luật tâm lí tình cảm. + Cùng nỗi nhớ nhưng cách nhớ khác nhau với những lí do khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau. Nỗi nhớ Kim Trong chủ yếu là liên tưởng, hình dung và tưởng tượng (Tưởng người dưới nguyệt nhớ lời nguyện ước ) Nhớ cha mẹ là xót xa, lo lắng về trách nhiệm và bổn phân của đạo làm con (nghệ thuật sử dụng các thành ngữ, điển cố, điển tích, chọn lọc ngôn từ: tựa cửa hôm mai, quạt nồng ấp lạnh, sân lai, gốc tử ) + Qua nghệ thuật miêu tả nội tâm trực tiếp có thể thấy được cảnh ngộ đáng thương, tình cảm thủy chung, tấm lòng hiếu thảo, vị tha của Thúy Kiều. 5.0 điểm - Miêu tả nội tâm gián tiếp qua cảnh sắc thiên nhiên: Không gian, thời gian, hình ảnh, màu sắc âm thanh góp phần khắc họa tâm trạng nhân vật (bút pháp tả cảnh ngụ tình) + Sáu câu thơ đầu : Cảnh thiên nhiên mênh mông, hoang vắng, rợn ngợp thể hiện tâm trạng cô đơn, lạc loài vô định, nỗi bàng hoàng lo sợ của Thúy Kiều + Tám câu thơ cuối: Bức tranh thiên nhiên cũng là bức tranh miêu tả tâm trạng Thúy Kiều. Mỗi cặp câu bắt đầu bằng điệp khúc Buồn trông nhấn mạnh, tăng tiến nỗi buồn, lo, kinh sợ dồn dập đổ ập xuống cuộc đời Kiều. c. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng hình tượng nhân vật Kiều: Vẻ đẹp về lòng hiếu thảo, thủy chung, ý thức về danh dự phẩm hạnh và thân phận bất hạnh củ Thúy Kiều trước một tương lai đầy cạm bẫy cùng nhưng giông tố cuộc đời. *Đánh giá Thành công trong việc miêu tả nội tâm nhân vật là một phương diện thể hiện tài năng của nhà văn, làm nên sức sống cho hình tượng nhân vật và tác 1.0 điểm phẩm văn chương. Nghệ thuật miêu tả nội tâm góp phần tạo nên sức sống bền bỉ của tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. d) Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ riêng về 0.5 điểm
  7. vấn đề nghị luận. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa 0.5 điểm Tiếng Việt Lưu ý: Thí sinh có những cảm thụ tốt, ý tưởng sáng tạo, suy nghĩ riêng mới mẻ, hợp lí, ngoài những ý có trong đáp án thì vẫn đạt điểm tối đa.