Đề thi học sinh giỏi cấp Thị xã môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Cao Thị Mai Phương (Có đáp án)

Câu 1 (6,0 điểm)
Từ đoạn ngữ liệu ở phần đọc- hiểu, em hãy viết một bài văn trình bày ý nghĩa của ước mơ trong cuộc sống.
pdf 9 trang Hải Đông 05/02/2024 3020
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp Thị xã môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Cao Thị Mai Phương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_thi_xa_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_20.pdf

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp Thị xã môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Cao Thị Mai Phương (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THỊ XÃ THỊ XÃ QUẢNG YÊN NĂM HỌC 2021-2022 ––––––––––– Môn: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi này có 02 trang) I. Phần đọc –hiểu (2,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: “ Mỗi người đều có một ước mơ riêng cho mình. Có những ước mơ nhỏ nhoi như của cô bé bán diêm trong truyện cổ An-đéc-xen: một mái nhà trong đêm đông giá buốt. Cũng có những ước mơ lớn lao làm thay đổi cả thế giới như tỉ phú Bill Gates. Mơ ước khiến chúng ta trở nên năng động một cách sáng tạo. Nhưng chỉ mơ thôi thì chưa đủ. Ước mơ chỉ trở thành hiện thực khi đi kèm với hành động và nỗ lực thực hiện ước mơ Tất cả chúng ta đều phải hành động nhằm biến ước mơ của mình thành hiện thực. Ngày bạn thôi mơ mộng là ngày cuộc đời bạn mất hết ý nghĩa. Những người biết ước mơ là những người đang sống cuộc sống của các thiên thần. Ngay cả khi giấc mơ của bạn không bao giờ trọn vẹn, bạn cũng sẽ không phải hối tiếc vì nó. Như Đôn Ki-hô-tê đã nói: “Việc mơ những giấc mơ diệu kỳ là điều tốt nhất một người có thể làm.” Tôi vẫn tin vào những câu chuyện cổ tích – nơi mà lòng kiên nhẫn, ý chí bền bỉ sẽ được đền đáp. Hãy tự tin tiến bước trên con đường mơ ước của bạn. ( Quà tặng cuộc sống - Thu Quỳnh và Hạnh Nguyên dịch, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr 56-57). a. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích ? b. Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích? c. Việc tác giả dẫn ra mơ ước của cô bé bán diêm trong truyện cổ tích An-đéc-xen và ước mơ của tỷ phú Bill Gates trong đoạn trích có tác dụng gì? II. Phần Tạo lập văn bản (18,0 điểm) Câu 1 (6,0 điểm) Từ đoạn ngữ liệu ở phần đọc- hiểu, em hãy viết một bài văn trình bày ý nghĩa của ước mơ trong cuộc sống. Câu 2 (12,0 điểm) Nhà thơ Pháp Andre Chanien từng nói: "Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ, trái tim mới làm nên thi sĩ." Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua bài “ Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2004. Hết
  2. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI THỊ XÃ QUẢNG YÊN CẤP THỊ XÃ NĂM 2021 -2022 –––––––––– Môn thi: NGỮ VĂN 9 –––––––––– I/ HƯỚNG DẪN CHUNG: - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những gợi ý có tính chất định hướng, GK có thể vận dụng linh hoạt, tránh cứng nhắc đếm ý cho điểm và nên cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để phát hiện những bài làm thể hiện tố chất của học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, năng lực cảm thụ sâu sắc, tinh tế, kĩ năng làm bài tốt ); đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng. - GK đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kĩ năng. Chỉ cho điểm tối đa ở mỗi ý khi thí sinh đạt đựơc yêu cầu cả về nội dung kiến thức và kĩ năng. - Việc chi tiết hoá điểm số các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. - Điểm toàn bài là 20,0 điểm, chi tiết đến 0,25 (không làm tròn). Câu Một số gợi ý chính Điểm Câu 1 a, Xác định đúng phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,25 (2.0 điểm) b, * Tìm và gọi tên biện pháp tu từ: 0,5 - Điệp ngữ : lặp lại cụm từ “ Có những ước mơ” ( 2 lần), ước mơ ( 6 lần) , “giấc mơ” (2 lần) -So sánh; “ những người biết ước mơ là những người đang sống cuộc sống của các thiên thần.” * Tác dụng: Nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa của ước mơ đối với mỗi con người. Ước 0.5 mơ chính là ngọn đuốc soi sáng trong tim mối chúng ta, nó hướng chúng ta tới những điều tốt đẹp. c, Việc tác giả dẫn ra mơ ước của cô bé bán diêm trong truyện cổ tích An-đéc-xen và ước mơ của tỷ phú Bill Gates trong đoạn trích có tác 0.75 dụng: + Cô bé bàn diêm “ ước mơ có một mái nhà trong đêm dông giá buốt” nhằm liên tưởng tới những ước mơ nhỏ bé của con người ( nhất là những con người có mảnh đời bất hạnh ) trong cuộc sống đời thường nhưng lại không thể trở thành hiện thực. +Và ước mơ của tỷ phú Bill Gates : “ làm thay đổi thế giới” thể hiện những ước mơ lớn lao và bằng những nỗ lực và sự phấn đấu của ông, một phần nào đó ông đã thay đổi được thế giới.
  3. Câu 2 a.Yêu cầu về kĩ năng: (6.0 - Trình bày đúng yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội, biết kết hợp nhuần 0.25 điểm) nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, bình luận, phân tích vấn đề. - Bài viết cần có luận điểm rõ ràng, luận cứ đầy đủ, lập luận chặt chẽ, biết kết hợp nghị luận với biểu cảm. - Diễn đạt mạch lạc, dùng từ chính xác, không mắc lỗi chính tả và viết câu. Khuyến khích những bài viết sáng tạo. b.Yêu cầu về kiến thức: Bài văn của học sinh cần nêu được quan điểm riêng, hợp lí về vấn đề nghị luận nhưng phải đảm bảo được các ý cơ bản sau: 1/Mở bài: 0.5 - Giới thiệu được ý nghĩa của vấn đề nghị luận: Vai trò to lớn của ước mơ trong cuộc sống. 2/Thân bài: a.Giải thích vấn đề: Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách. Có thể theo hướng sau: Ước mơ là điều tốt đẹp ở phía trước mà con người tha thiết, khao khát, 0.5 ước mong hướng tới, đạt được b. Bàn luận vấn đề * Vai trò và ý nghĩa của ước mơ trong cuộc sống của con người như thế nào? - Ước mơ có thể vĩ đại hay nhỏ bé nhưng đã làm con người thì ai cũng có ước mơ. Chính ước mơ làm cho cuộc sống của mỗi người thêm tươi đẹp, 0.75 ý nghĩa, chỉ khi con người biết nỗ lực vươn lên biến ước mơ thành hiện thực khi đó con người đã làm cho cuộc đời mình và cuộc đời chung thêm ý nghĩa, tươi đẹp. - Ước mơ chính là ngọn đuốc soi sáng trong tim mỗi chúng ta nó hướng chúng ta đến những điều tốt đẹp 0.5 - Ước mơ cũng chính là mong muốn được cống hiến sức lực của mình cho xã hội và khi chúng ta đạt được những ước mơ cũng chính là lúc 0.5 chúng ta thừa nhận năng lực của mình. - Con đường dẫn tới ước mơ cũng vô vàn khó khăn, không phải lúc nào 0.5 cũng dễ dàng đạt được, nhưng với những người kiên trì, bền chí, thì ước sẽ giúp bạn định hướng cho tương lai của mình một cách tốt đẹp nhất, *Cuộc sống mà không có ước mơ thì sẽ như thế nào? -Ước mơ là điều ai cũng nên có và cần có trong cuộc sống bởi nếu không có ước mơ cuộc sống của bạn sẽ mất phương hướng. 0.5
  4. - Không có ước mơ bạn sẽ không xác định được mục tiêu sống sống đích thực của mình là gì. 0.5 Chính vì thế, sẽ dẫn tới bạn sẽ sống hoài sống phí và sẽ trở thành tụt hậu so với bạn bè, xã hội bỏ lại phía sau. Lúc đó bạn sẽ lạc lõng hơn bao giờ hết. c. Bàn luận, mở rộng: *Bài học nhận thức và hành động. 1.0 - Mỗi người chúng ta hãy nuôi dưỡng cho mình 1 ước mơ, hi vọng - Phải không ngừng học tập, rèn ý chí, trau dồi kĩ năng sống để biết ước mơ và biến ước mơ thành hiện thực. 3. Kết bài - Khẳng định lại ý nghĩa to lớn của ước mơ trong cuộc sống. 0.5 -Liên hệ bản thân Câu 3 a. Yêu cầu chung: 0.5 (12.0 Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, có cảm xúc, thể hiện khả năng cảm điểm) thụ văn học tốt, lập luận thuyết phục, mạch lạc; không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu; kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận. b.Yêu cầu cụ thể: *Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Biết cách giới thiệu và trình bày vấn đề cần nghị luận theo một bố cục nhất định (sử dụng các phương pháp như: giải thích, chứng minh, tổng hợp, vv ) * Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Làm sáng tỏ vấn đề “ Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ, trái tim mới 0.5 làm nên thi sĩ." Qua bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. * Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các 0.5 thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ, dẫn chứng 1.Mở bài: 0,5 - Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận - Trích dẫn nhận định - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. 2. Thân bài: 2.1. Giải thích ý kiến: - Nghệ thuật: Là những đặc sắc về hình thức (ngôn ngữ, hình ảnh, biện 0.5 pháp tu từ, giọng điệu ) -Trái tim: Là thế giới của đời sống tâm hồn, tình cảm, tâm nguyện với 0.5 những rung động thẩm mĩ nhạy cảm thể hiện thiên chức của người nghệ sĩ. =>Để có những bài thơ hay đòi hỏi người nghệ sĩ vừa phải có tài, vừa 0.25 phải có tâm. Đây là ý kiến nhằm khẳng định, đề cao thiên chức của nhà văn và quá trình sáng tạo nghệ thuật.
  5. 2.2. Phân tích, làm rõ vấn đề qua bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải” a. Khái quát về tác phẩm: 0.5 - Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Bài thơ được viết năm 1980 khi tác giả đang nằm trên giường bệnh. “Mùa xuân nho nhỏ” giúp cho người đọc thấy tiếng lòng tha thiết, yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước trước khi từ giã cõi đời. Bài thơ đã góp phần cổ vũ, động viên nhân dân ta trong công cuộc xây dựng đất nước đồng thời cũng là bức thông điệp gửi để mọi người công dân ý thức trong xây dựng và bảo vệ đất nước; thổi bùng trong ta lòng yêu đất nước và ý thức cống hiến những gì tốt đẹp nhất cho đất nước. b. Chứng minh: b1: Chứng minh nhận định qua nội dung bài thơ 1.5 *Luận điểm 1: Tình yêu thiên nhiên của Thanh Hải trong bài thơ: - Khi đọc bài thơ : Mùa xuân nho nhỏ ta không chỉ thấy hay mà chúng ta còn cảm nhận được tiếng lòng của nhà thơ ẩn chứa tình yêu cảnh sắc thiên nhiên, yêu quê hương tha thiết : + Hình ảnh “ dòng sông xanh”“bông hoa tím”“chim chiền chiện hót vang trời” tạo nên một bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, sinh động với sức sống khỏe khoắn, không gian cao rộng, màu sắc tươi thắm, âm thanh vang vọng của mùa xuân tươi đẹp. + Màu sắc: sắc xanh của dòng sông, sắc tím của bông hoa; âm thanh vang vọng của tiếng chim chiền chiện. + Thái độ nâng niu, trân trọng của tác giả khi đón nhận mùa xuân:“đưa, hứng” Qua bức tranh thiên nhiên trong bài thơ, người đọc không khỏi bâng khuâng, xao xuyến và khao khát được đến với xứ Huế để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nơi này. Có thể nói, thiên nhiên xứ Huế hiện lên đẹp, thơ mộng và tràn đầy sức sống. Phải là người có con mắt tinh tế, có tâm hồn nhạy cảm và tình yêu tha thiết dành cho quê hương mới có thể vẽ lên một bức tranh tuyệt đẹp như vậy. Thanh Hải đã viết bài thơ không chỉ bằng nghệ thuật ngôn từ mà tác giả còn viết bằng trái tim của một thí sĩ yêu thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp. Dù trong hoàn cảnh đặc biệt nhưng ông vẫn mở rộng lòng mình để yêu thương để cảm nhận được nhiều hơn những tinh tế của trời đất khi quê hương, đất nước vào xuân. (HS phân tích bức tranh thiên nhiên ở khổ thơ đầu)
  6. * Luận điểm 2: Trái tim yêu thương của tác giả hoà cùng nhịp đập với trái tim lớn của dân tộc thể hiện niềm tin vào sức mạnh dân tộc Việt Nam qua những cảm nhận về mùa xuân đất nước, cách mạng. + Hình ảnh“người cầm súng”“người ra đồng” biểu trưng cho hai nhiệm vụ quan trọng của thời kì đó là: vừa chiến đấu, vừa sản xuất. Cả đất nước 1.5 cùng ra sức bảo vệ và xây dựng đất nước với sự khẩn trương + “Lộc” là chồi non, hay chính là sự sống, sức mạnh trỗi dậy của mùa xuân + Hình ảnh so sánh “đất nước như vì sao” là hình ảnh so sánh đẹp, độc đáo đã khẳng định sự trường tồn của đất nước mãi đi lên, tiến lên phía trước. => Đoạn thơ đã giúp nguời đọc hiểu đuợc hiện thực cuộc sống của đất nước lúc đó và bằng trái tim người nghệ sĩ giả đã truyền sức mạnh và niềm tự hào, niềm kiêu hãnh về một đất nước với bề dầy lịch sử. (HS phân tích những khổ thơ 2+3) * Luận điểm 3: Khát vọng cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước của tác giả: + Nhà thơ muốn làm“con chim hót”“ một cành hoa”“ một nốt trầm” 1.5 Đó là những ước nguyện nhỏ bé, chân thành, giản dị, khiêm nhường nhưng góp phần quan trọng không thể thiếu để tạo nên mùa xuân. Nhà thơ ước nguyện được dâng hiến những gì đẹp đẽ nhất của cuộc đời mình cho quê hương, cho cuộc đời chung. + Khát vọng cống hiến tha thiết, mãnh liệt, không phô trương, ồn ào mà âm thầm, “lặng lẽ dâng cho đời, dù ở bất kì thời điểm nào, lứa tuổi nào:“dù là tuổi hai mươi”“dù là khi tóc bạc”. -> Những tâm nguyện của nhà thơ đã cho chúng ta một bài học về cách sống và lẽ sống đẹp: sống và cống hiến cho cuộc đời những điều nhỏ bé nhưng vô cùng lớn lao, ý nghĩa. (HS phân tích những khổ thơ còn lại) b2:Chứng minh nhận định qua nghệ thuật của bài thơ 1.5 Những đặc sắc về nghệ thuật: - Thể thơ năm chữ, giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết mang âm hưởng dân ca, kết hợp hình ảnh thơ vừa tự nhiên, giản dị - Với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, ngôn ngữ trong sáng, giàu hình ảnh cảm xúc, cách dùng từ xưng hô với các phép tu từ đặc sắc. -Đặc biệt bài thơ sử dụng rất nhiều biệ pháp nghệ thuật đặc sắc: Ẩn dụ, liệt kê, so sánh .( h/s lấy dán chứng). -Ước nguỵên của Thanh Hải đã đi vào lòng người đọc, lung linh trong ánh sáng của một nhân sinh quan cao đẹp: mỗi người mang đến cho cuộc đời chung một nét đẹp riêng, cống hiến sức mình dù là nhỏ bé cho đất nước, phải
  7. không ngừng cống hiến “dù là tuổi hai mươi – dù là khi tóc bạc”, đó mới là ý nghĩa nhân văn cao đẹp của con người. =>"Trái tim" của thi sĩ: Dù sống những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời trên giường bệnh nhưng tiếng lòng nhà thơ vẫn tha thiết vẫn sáng tác ra một bài thơ hay yêu mến và gắn bó với thiên nhiên, đất nước, với cuộc đời; ước nguyện chân thành được cống hiến, được góp một "mùa xuân nho nhỏ" vào mùa xuân lớn của dân tộc – Để tác phẩm là cái riêng biệt, độc đáo, chiếm trọn trái tim người đọc nhà văn cần nâng cao năng lực sáng tạo, mài sắc tư duy, có ý thức tìm tòi, khám phá. Nhưng để tác phẩm trở thành cái chung nhất của mọi người thì sự sáng tạo ấy phải xuất phát từ chính trái tim của người nghệ sĩ. Vì con đường từ trái tim đến trái tim sẽ là con đường ngắn nhất và tuyệt vời nhất. 2.3. Đánh giá, mở rộng: 1.0 * Liên hệ: - Từ sự độc đáo về nghệ thuật của cả bài thơ đến sự chân thành tha thiết và bằng trái tim yêu quê hương, đất nước, nguyện ước chân thành nhà thơ đã sáng tác ra một bài thơ hay và có sức lay động lòng người đến thế. Bài thơ đã góp phần cổ vũ, động viên nhân dân ta trong công cuộc xây dựng đất nước lúc đó còn nhiều khó khăn. Đồng thời cũng là bức thông điệp gửi để mọi người về lẽ sống đẹp trên đời. Thổi bùng trong ta tình yêu thiên nhiên, đất nước và ý thức cống hiến những gì tốt đẹp nhất cho đất nước (HS lấy dẫn chứng và phân tích) 2.4.Tổng kết, khái quát lại vấn đề * Quay trở lại với ý kiến của Nhà thơ Pháp Andre Chanien: Khẳng định sự đúng đắn của ý kiến 0.5 Khẳng định giá trị của bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ”: Có tính giáo dục, có sức mạnh to lớn đối với người đọc => Điều này làm nên giá trị sâu sắc của tác phẩm 3. Kết bài Khái quát lại vấn đề nghị luận Liên hệ bản thân: Rút ra bài học sâu sắc, thấm thía ( đưa ra được những việc làm thiết thực của bản thân mình). 0.5 *Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cách nhìn mới mẻ, sâu sắc về vấn đề nghị luận. * Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt 0.25 câu. Tổng cộng 20.0
  8. Lưu ý: chỉ cho điểm tối đa khi bài viết đạt được cả yêu cầu về kiến thức và kĩ năng song cũng cần linh hoạt với những bài giàu cảm xúc và có tính sáng tạo. Nếu thí sinh sa đà vào phân tích nhân vật hoặc phân tích truyện mà không làm nổi bật nội dung nghị luận thì giám khảo chỉ cho tối đa một nửa tổng sổ điểm. Người ra đề GV : Cao Thị Mai Phương Trường THCS Yên Hải