Đề thi học sinh giỏi cấp Thị xã môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Phòng GD và ĐT Quảng Yên (Có đáp án)
Câu 3. (1,0 điểm) Em cảm nhận được vẻ đẹp nào của nhân vật qua lời văn sau: Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn”
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp Thị xã môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Phòng GD và ĐT Quảng Yên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_cap_thi_xa_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_20.pdf
Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp Thị xã môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Phòng GD và ĐT Quảng Yên (Có đáp án)
- PHÒNG GD&ĐT TX QUẢNG YÊN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THỊ XÃ NĂM HỌC 2021-2022 Môn thi: Ngữ văn 9 Ngày thi: Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề ___ Phần I: Đọc hiểu văn bản (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới: “Nhân dịp tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một hòa nhé!” Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn ” (Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, tr180) Câu 1.(0,5 điểm) Nêu hoàn cảnh sáng tác tác phẩm. Câu 2. (1,5 điểm) Chỉ rõ các phép liên kết câu, các cách dẫn trực tiếp, gián tiếp có trong đoạn trích. Câu 3. (1,0 điểm) Em cảm nhận được vẻ đẹp nào của nhân vật qua lời văn sau: Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn” Phần II. Tạo lập văn bản (17,0 điểm) Câu 1. (7,0 điểm) Trong bài: “Sự hy sinh thầm lặng của những “chiến sĩ áo trắng” nơi tuyến đầu chống dịch”, một tờ báo đã viết: Nếu như một số ngành nghề khác, khi có dịch bệnh nguy hiểm như SARS, Covid-19 mọi người được khuyến cáo tránh xa những nơi có nguy cơ cao lây bệnh, thậm chí được nghỉ việc. Nhưng với y bác sĩ, họ phải lao vào tâm dịch, phải trực tiếp chăm sóc và cứu chữa cho người bệnh. Biết là hiểm nguy thậm chí có thể phải đánh đổi bằng chính sinh mạng của mình, nhưng vì nhiệm vụ họ bất chấp mọi nguy hiểm, sẵn sàng lên đường chống dịch để bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Từ nội dung đoạn tin trên, em hãy viết một bài văn nghị luận bàn về giá trị của đức hy sinh trong trong cuộc sống và trong việc phòng, chống dịch bệnh Covid - 19 ở nước ta hiện nay. Câu 2. (10,0 điểm)
- Bàn về khả năng tác động của tác phẩm văn học đến tâm hồn con người, nhà văn Nguyễn Đình Thi đã cho rằng: "Mỗi tác phẩm như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi " (Tiếng nói của văn nghệ - SGK Ngữ văn 9, tập 2, trang 14) Từ bài thơ Ánh trăng (Nguyễn Duy) hãy phân tích và làm rõ ánh sáng riêng mà tác phẩm này đã soi rọi vào tâm hồn em. ___Hết___
- PHÒNG GD&ĐT TX QUẢNG YÊN HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH ––––––––––– GIỎI CẤP THỊ XÃ NĂM 2021-2022 Môn thi: NGỮ VĂN Ngày thi: (Hướng dẫn này có 05 trang) I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm.Hướng dẫn chấm chỉ nêu những gợi ý có tính chất định hướng, GK có thể vận dụng linh hoạt, tránh cứng nhắc đếm ý cho điểm và nên cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để phát hiện những bài làm thể hiện tố chất của học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, năng lực cảm thụ sâu sắc, tinh tế, kĩ năng làm bài tốt ); đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng. - GK đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kĩ năng. Chỉ cho điểm tối đa ở mỗi ý khi thí sinh đạt đựơc yêu cả về nội dung kiến thức và kĩ năng. - Việc chi tiết hoá điểm số các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. - Điểm toàn bài là 20,0 điểm, chi tiết đến 0,25 (không làm tròn). II. HƯỚNG DẪN CHẤM CỤ THỂ Phần Câu Một số gợi ý chính Điể m Phần 1 - Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa được sáng tác 0.5 I. năm 1970. Tác phẩm là kết quả của chuyến đi thực tế tại Lào Cai Đọc của tác giả. hiểu 2 Các phép liên kết câu, các cách dẫn trực tiếp, gián tiếp có trong văn đoạn trích: bản - Các phép liên kết câu: + Phép thế qua các chi tiết: Không có cháu ở đấy (ở cơ quan); Đối 0.5 với cháu thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế (như thế: là phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng) + Phép nối qua từ: Nhưng (Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc) + Phép lặp qua các từ ngữ: cháu, chú, các chú * Lưu ý: Nêu được 2 đến 3 phép liên kết như trên, được 0,5 điểm, nêu được 1 phép liên kết câu, được 0,25đ) - Cách dẫn gián tiếp, thông qua chi tiết: Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. 0.5
- - Cách dẫn trực tiếp, qua chi tiết: Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một hòa nhé!” 0.5 3 Vẻ đẹp của nhân vật: - Vẻ đẹp trong quan niệm sống, quan niệm về hạnh phúc: Hạnh 0.5 phúc là cho đi, là được sống có ích, được góp sức mình cho quê hương, đất nước. - Vẻ đẹp trong cách sống khiêm tốn, khiêm nhường, âm thầm lặng 0.5 lẽ (khi được họa sĩ vẽ mình, anh từ chối, giới thiệu những người khác theo anh là xứng đáng hơn) Phần 1 a. Yêu cầu về kĩ năng: 0,25 II. - Trình bày đúng yêu cầu của bàivăn nghị luận xã hội, biết kết hợp Tạo nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, phân lập tích vấn đề. Trình bày được những suy nghĩ của bản thân một văn cách thuyết phục, thấu đáo. bản - Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu biết kết hợp nghị luận với biểu cảm. Diễn đạt mạch lạc, dùng từ chính xác, không mắc lỗi chính tả và viết câu. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, trình bày khoa học. b. Yêu cầu về kiến thức MB: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Đức hi sinh trong cuộc sống và trong công cuộc phòng chống dịch bệnh Covid-19. 0.5 TB: a. Giải thích- nêu ý nghĩa - “Đức hi sinh” là sự quên mình, sẵn sàng san sẻ những quyền lợi 1.0 về vật chất, tinh thần, sẵn sàng cho đi, sẵn sàng xả thân vì người khác, chấp nhận phần thiệt thòi về mình mà không tính toán b. Phân tích - Giá trị của đức hi sinh trong cuộc sống: 2.5 + Sự hi sinh, cống hiến, đóng góp công sức sẽ mang lại những điều tốt đẹp, những may mắn, hạnh phúc cho mọi người, khiến mọi người có thể có cơ hội, điều kiện sống tốt đẹp hơn. + Hi sinh, cống hiến góp phần xây dựng cộng đồng, quê hương, đất nước, làm cho cuộc sống được bình yên, xã hội phát triển, giúp bảo vệ được tổ quốc, mang lại cuộc sống hạnh phúc, ấm no + Là thước đo phẩm chất con người, giúp con người hoàn thiện bản thân, tôi rèn thêm nhiều phẩm chất tốt đẹp khác, đồng thời cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa vì sống có ích, được mọi người tin yêu
- - Giá trị của đức hi sinh khi đại dịch Covid – 19 đang diễn ra hiện nay: + Đức hi sinh có giá trị trong cuộc sống nói chung và trong khi đại dịch Covid – 19 đang diễn ra như hiện nay thì đức hi sinh lại càng cần thiết và có giá trị hơn bao giờ hết. Đó là sự hi sinh thầm lặng không quản ngại ngày đêm, không màng đến bản thân của đội ngũ y bác sĩ cứu chữa bệnh nhân, là đội ngũ các chiến sĩ công an, quân đội, đội ngũ những người làm công tác phòng chống dịch bệnh + Sự hi sinh bản thân của những người làm công tác phòng chống dịch bệnh giúp cho dịch bệnh Covid 19 được khống chế, đẩy lùi, sức khỏe con người được đảm bảo. Sự hi sinh nhường cơm, sẻ áo của nhiều người trong cộng đồng đã cứu giúp những người gặp khó khăn qua cơn hoạn nạn do ảnh hưởng của dịch bệnh + Sự hi sinh của lực lượng phòng chống dịch bênh, của mọi người trong cuộc sống giúp đất nước ta đẩy lùi và chiến thắng nhiều đợt dịch bệnh bùng phát vừa qua, giúp củng cố tinh thần nhân dân, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước. c. Bàn luận, mở rộng 1.0 - Người có đức hi sinh được mọi người tôn trọng, yêu quý. - Đức hi sinh giúp con người sống gần gũi với nhau hơn, biết yêu thương nhau hơn. - Phê phán những con người sống vô cảm, ích kỉ, không biết hi sinh vì người khác. d. Bài học nhận thức và hành động 1,0 - Phải biết sống vì người khác, rèn luyện đức hi sinh cho bản thân. - Không quên ơn những người đã hi sinh vì mình, vì dân tộc, vì đất nước. - Phát huy đức tính cao đẹp của dân tộc. KB: Khẳng định lại vấn đề 0,5 - Đức tính hi sinh là truyền thống quý báu của dân tộc ta từ bao đời nay. - Cần rèn luyện, trau dồi nhân cách, phẩm giá để góp phần làm cho cuộc sống ngày càng có ý nghĩa hơn. Lưu ý: Bài viết không đi sâu được vấn đề chính là: giá trị của đức hy sinh trong cuộc sống và trong công tác phòng chống dịch bệnh, mà làm dàn trải như một bài nghị luận thu nhỏ hoặc lý giải sai sang vấn đề khác thì không cho điểm hoặc cho không quá 2,0 điểm tùy bài cụ thể
- - Khuyến khích bài viết có tính sáng tạo, có cách biện luận riêng, 0,25 tìm thêm được ý hay, ý đúng ngoài gợi ý trên, vẫn cho điểm nhưng không vượt quá số điểm quy định. 2 a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận: Học sinh viết đúng 0,25 yêu cầu của bài văn nghị luận. Có cấu trúc 3 phần: MB, TB, KB b. Xác định đúng vấn đề nghị luận c. Thí sinh có nhiều cách triển khai vấn đề nghị luận nhưng cần vận dụng tốt các thao lập luận, kết hợp chặt chẽ gữa lí lẽ và dẫn chứng. Cần đảm bảo nội dung sau: 1. Mở bài: 0.5 - Giới thiệu về tác giả Nguyễn Duy và bài thơ Ánh trăng. - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Sự soi rọi và cảm hóa của bài thơ Ánh trăng. 2. Thân bài 2.1. Giải thích ý kiến 1.5 - Soi rọi vào tâm hồn: Làm bừng sáng, thức tỉnh những điều lương thiện, những điều tốt đẹp trong tâm hồn người đọc. - Ánh sáng riêng: Là những điều tốt đẹp nhất (những điều chân - thiện - mĩ) được gửi gắm qua mỗi tác phẩm - Không bao giờ nhòa đi: Không phai nhạt, không thể mất đi, nó được khắc sâu và trở thành ánh sáng của tâm hồn => Ý kiến của Nguyễn Đình Thi đã khẳng định sự tác động mạnh mẽ của tác phẩm văn học: Thức tỉnh tâm hồn con người, hướng con người những điều tốt đẹp nhất => Đây là chức năng giáo dục, chức năng cảm hóa của văn học. 2.2. Phân tích, làm rõ vấn đề qua bài thơ Ánh trăng của Nguyễn 3.5 Duy * Khái quát về tác phẩm: + Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Khi chiến tranh kết thúc, người lính (Nguyễn Duy) trở về với cuộc sống đời thường. + Đề tài: Bài thơ khai thác đề tài về đời sống nội tâm của người lính trong thời bình, giữa cuộc sống đời thường. + Hai hình tượng nghệ thuật trung tâm là ánh trăng và người lính đã góp phần thể hiện được tư tưởng chủ đề của tác phẩm: Lối sống thủy chung tình nghĩa, không thờ ơ bạc bẽo với quá khứ, biết trân trọng giá trị của quá khứ * Ánh sáng riêng từ bài thơ Ánh trăng: + Hình ảnh vầng trăng gắn với những kỉ niệm tuổi thơ, gắn với kỉ niệm một thời lính chiến của nhà thơ đã đánh thức những kỉ niệm, những kí ức trong lòng mỗi người, đánh thức những cảm xúc trong trẻo, đẹp đẽ nhất trong
- mỗi chúng ta về thời quá khứ (HS phân tích hình ảnh vầng trăng trong hai khổ thơ đầu) + Những tâm sự mà Nguyễn Duy gửi gắm qua bài thơ đã làm thức tỉnh trong lòng người đọc nhiều điều thấm thía: - Giữa bộn bề lo toan của cuộc sống đời thường, giữa những vội vã gấp gáp của nhịp sống hiện đại, nhưng con người vẫn nên có những khoảnh khắc sống chậm lại để nhìn lại quá khứ - Không được thờ ơ, phũ phàng với quá khứ. Sống với ngày hôm nay nhưng không thể hoàn toàn xóa sạch kí ức của ngày hôm qua , luôn thủy chung, giữ trọn vẹn nghĩa tình với quá khứ, trân trọng những điều thiêng liêng đẹp đẽ trong quá khứ (HS phân tích các khổ thơ 3, 4, 5, 6) - Dám dũng cảm đối diện với chính bản thân mình, đối diện với lương tâm mình để nhìn nhận rõ những sai lầm. Khoảnh khắc lương tâm thức tỉnh là khi sự thánh thiện, lối sống tình nghĩa, thủy chung được thức tỉnh trong tâm hồn; sự vô tình vô nghĩa, thái độ sống thờ ơ vô cảm, thậm chí sự vô ơn, bạc bẽo bị đẩy lùi (HS phân tích cái giật mình của nhà thơ trong câu thơ cuối) * Liên hệ: Gắn vấn đề Nguyễn Duy đặt ra trong bài thơ vào cuộc 2.5 sống đương thời và liên hệ với bản thân: + Trong cuộc sống hiện đại đương thời, nhịp sống vội vàng, gấp gáp, con người có nhiều to toan, bận rộn nên đôi khi thờ ơ với quá khứ, thậm chí sống nhanh, sống gấp, thờ ơ với cả những gì thân thuộc đang diễn ra ngay xung quanh mình. (cả vô tình và cả hữu ý) (HS lấy dẫn chứng và phân tích + Liên hệ bản thân, rút ra bài học sâu sắc, thấm thía. 2.3. Tổng kết, khái quát lại vấn đề * Quay trở lại với ý kiến của Nguyễn Đình Thi: 1,0 + Khẳng định sự đúng đắn của ý kiến, khẳng định chức năng giáo dục, chức năng cảm hóa tâm hồn con người là chức năng quan trong nhất của văn học + Khẳng định giá trị của bài thơ Ánh trăng: Có tính giáo dục, có sức mạnh làm thức tỉnh tâm hồn người đọc => Điều này làm nên giá trị nhân văn của tác phẩm 3. Kết bài: Khái quát vấn đề NL 0,5 d. Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với những chuẩn ,mực về đạo đức, văn hóa, pháp luật. Khuyến khích 0,25 những bài văn khai thác tốt kiến thức lí luận văn học. e. Chính tả, ngữ pháp, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. Cộng 20 Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi bài viết đạt được cả yêu cầu về kiến thức và kĩ năng song
- cũng cần linh hoạt với những bài giàu cảm xúc và có tính sáng tạo. Nếu thí sinh sa đà vào phân tích nhân vật hoặc phân tích truyện mà không làm nổi bật nội dung nghị luận thì giám khảo chỉ cho tối đa một nửa tổng sổ điểm.