Đề thi học sinh giỏi cấp Thị xã môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Cộng Hòa (Có đáp án)

Câu 3 (12,0 điểm):

Bàn về bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt có ý kiến cho rằng: "Bài thơ biểu hiện một triết lý thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người, đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời".

Em hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ nhận định trên.

pdf 7 trang Hải Đông 05/02/2024 2340
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp Thị xã môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Cộng Hòa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_thi_xa_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_20.pdf

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp Thị xã môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Cộng Hòa (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THỊ XÃ QUẢNG YÊN CẤP THỊ XÃ NĂM HỌC 2021-2022 Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề (Đề có 1,5 trang) Câu 1 (2,0 điểm): Đọc Văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Tre xanh Xanh tự bao giờ? Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên lũy nên thành tre ơi? Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu Có gì đâu, có gì đâu Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm (Trích Tre Việt Nam – Nguyễn Duy, Ngữ văn 6, tập 2, NXB Giáo dục, 2014) a. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ. b. Câu thơ mở đầu được ngắt thành hai dòng Tre xanh/ Xanh tự bao giờ có tác dụng gì? c.Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ Rễ siêng không ngại đất nghèo/Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù. Câu 2 : (8,0 điểm): TRỞ NGẠI Ngày xưa, có một ông vua muốn thử xem dân chúng ra sao, liền ăn mặc quần áo thường dân đi thật xa ra ngoài cung thành. Ông đặt một tảng đá thật to giữa một con đường nhiều người qua lại, không phải để bắt buộc người dân phải bê nó đi, mà muốn xem người dân sẽ phản ứng tự nhiên ra sao với những vật gây cản trở mà họ bất ngờ gặp trên đường. Sau khi đặt tảng đá, ông nấp vào một chỗ gần đó, làm người quan sát. Nhiều người trông rất giàu có và lịch sự, ăn mặc rất diện đi
  2. qua. Họ than phiền với nhau rằng tảng đá làm nghẽn đường đi, coi nó là một vật đáng ghét. Thậm chí còn xúc phạm Đức Vua đã không cho người giữ đường đi sạch sẽ. Nhưng rõ ràng ai cũng bỏ qua tảng đá ở đó, họ thà đi vòng qua nó chứ không chịu đẩy nó ra khỏi đường đi. Rồi một bác nông dân nghèo đi chợ về ngang với một giỏ đầy rau. Nhìn thấy tảng đá, bác đặt giỏ của mình xuống và cố đẩy tảng đá đi. Nhiều người đi qua thấy vậy, cười giễu bác là nhiễu sự. Không ai dừng lại giúp đỡ bác. Sau nhiều nỗ lực cuối cùng bác nông dân cũng thành công. Khi đẩy tảng đá đi được, bác mới phát hiện có một cái túi nằm trên đường, ở chỗ mà lúc nãy tảng đá nằm. Bác mở cái túi thì thấy có rất nhiều tiền. Bác đã hiểu được một điều mà nhiều người khác không hiểu. (Theo songdep.xitrum.net) Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về điều bác nông dân hiểu mà nhiều người khác không hiểu trong mẩu chuyện trên. Câu 3 (12,0 điểm): Bàn về bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt có ý kiến cho rằng: "Bài thơ biểu hiện một triết lý thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người, đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời". Em hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ nhận định trên. –––––––––– Hết–––––––––––
  3. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI THỊ XÃ QUẢNG YÊN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP THỊ XÃ ––––––––––– NĂM HỌC 2021-2022 Môn: NGỮ VĂN I/ HƯỚNG DẪN CHUNG: - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những gợi ý có tính chất định hướng, GK có thể vận dụng linh hoạt, tránh cứng nhắc đếm ý cho điểm và nên cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để phát hiện những bài làm thể hiện tố chất của học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, năng lực cảm thụ sâu sắc, tinh tế, kĩ năng làm bài tốt ); đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng. - GK đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kĩ năng. Chỉ cho điểm tối đa ở mỗi ý khi thí sinh đạt đựơc yêu cầu cả về nội dung kiến thức và kĩ năng. - Việc chi tiết hoá điểm số các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. - Điểm toàn bài là 20,0 điểm, chi tiết đến 0,25 (không làm tròn). II/ HƯỚNG DẪN CỤ THỂ: CÂU MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH ĐIỂM Câu 1 a. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính: (2,0 điểm) - Đoạn thơ được viết theo thể thơ lục bát. 0,5 - Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là biểu cảm. b. Tác dụng ngắt thành hai dòng của câu thơ mở đầu : 0,5 - Câu thơ mở đầu được ngắt thành hai dòng nhằm nhấn mạnh màu xanh của tre Việt Nam đã có từ xa xưa và tạo ấn tượng mạnh cho người đọc. c. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ. Rễ siêng không ngại đất nghèo/Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù. - Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: nhân hóa. 0,5 - Hiệu quả: khiến cây tre trở nên sinh động, có hồn giống như con người 0,5 cần mẫn, chịu thương, chịu khó (Nếu thí sinh chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ khác mà hợp lí thì vẫn cho điểm như bình thường.) Câu 2 a) Yêu cầu về kĩ năng: 0,5 (8,0 - Trình bày đúng yêu cầu của đoạn văn nghị luận xã hội, biết kết hợp điểm) nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích vấn đề. - Diễn đạt mạch lạc, dùng từ chính xác, không mắc lỗi chính tả và viết câu. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, chữ đẹp.
  4. b) Yêu cầu về kiến thức: Giám khảo cần linh hoạt đánh giá cao những 0,5 bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng. Học sinh có thể sắp xếp trình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể có những ý kiến riêng nhưng cần đạt được : -Vấn đề nghị luận: Mỗi trở ngại đều ẩn chứa những cơ hội cho mỗi con 0,5 người. - Giải thích: 0,5 + Trở ngại là những khó khăn thử thách mà con người cần vượt qua. + Cơ hội không phải là điều tự nhiên mà có. - Bàn luận: + Khi nỗ lực vượt qua trở ngại, con người sẽ được rèn luyện về ý chí, bản lĩnh, trưởng thành về nhiều mặt, có nhiều điều kiện đáp ứng với yêu 1,5 cầu của hoàn cảnh nên sẽ dễ dàng gặp những cơ hội tốt đẹp. + Cơ hội không phải là điều tự nhiên mà có. Đó là phần thưởng cho 1,5 những ai nỗ lực vượt qua gian khổ. Cơ hội như là kết quả tất yếu của một quá trình rèn luyện, vượt qua gian khổ. + Trong cuộc sống có nhiều người nỗ lực đối mặt và vượt qua những trở 1,0 ngại lớn để giành được những phần thưởng xứng đáng. + Phê phán những người ngại khó, ngại khổ, không đối mặt với thử 1,0 thách, lẩn tránh những vất vả, khó khan (Học sinh cần có dẫn chứng xác thực, phù hợp) - Bài học nhận thức và hành động. 1,0 + Nhận thức được khó khăn luôn ẩn giấu những cơ hội + Không ngừng lao động, học tập, vượt khó để thành công Câu 3 a. Yêu cầu về kĩ năng: (12,0 - HS có kĩ năng làm bài nghị luận văn học, biết kết hợp các phép lập luận điểm) như giải thích, phân tích, chứng minh - Biết lựa chọn dẫn chứng, phân tích và bình dẫn chứng sao cho làm sáng rõ vấn đề. - Biết kết hợp với liên hệ, mở rộng để trình bày vấn đề một cách thấu đáo, toàn diện. - Văn viết có cảm xúc, diễn đạt lưu loát, trôi chảy; biết dùng từ, đặt câu chuẩn xác, gợi cảm. - Bố cục bài phải hoàn chỉnh, chặt chẽ. b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể sắp xếp trình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể có những ý kiến riêng miễn sao phải phù hợp với yêu cầu của đề bài. Dù triển khai theo trình tự nào cũng cần đạt được những ý chính sau đây.
  5. 1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận: 1,0 Bằng Việt tên là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, quê ở Thạch Thất, Hà Tây. Ông thuộc thế hệ thi sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Trẻ trung, hồn nhiên, tài hoa là nét đặc sắc trong hồn thơ Bằng Việt. Bài thơ "Bếp lửa" được Bằng Việt sáng tác vào năm 1963 khi đang học Đại học ở nước Nga, sau được in trong tập thơ "Hương cây - Bếp lửa". Cho đến nay, đóa hoa đầu mùa này vẫn là bông hoa đẹp nhất của ông. Bàn về bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt có ý kiến cho rằng: "Bài thơ biểu hiện một triết lý thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người, đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời". Đó là triết lí, là chân lí mà nhà thơ muốn thể hiện, là tư tưởng chủ đề mà nhà thơ hướng tới. 2. Thân bài 1,5 2.1 Giải thich nhận định:Những gì thân thiết nhất với tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời: – Sức tỏa sáng: đây là ánh sáng của cái đẹp, của những điều thiêng liêng cao đẹp, ánh sáng ấy soi rọi, cứ mãi lung linh trong tâm hồn con người. Nó là thứ ánh sáng bất diệt. – Nâng đỡ con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời: đây là sự nâng đỡ về tinh thần, là sự bồi đắp tâm hồn con người. Từ ấu thơ cho tới khi trưởng thành, thậm chí đến khi con người ta đi hết cuộc đời, những điều cao đẹp ấy vẫn nâng đỡ, là điểm tựa là sức mạnh tinh thần. 2.2 Phân tích, chứng minh 3,0 * Giới thiệu những nét nổi bật về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ Bếp lửa và mạch cảm xúc của bài thơ: - Bài thơ được sáng tác khi Bằng Việt du học ở nước ngoài, xa quê hương, xa tổ quốc. - Mạch cảm xúc của bài thơ được khơi nguồn từ hình ảnh bếp lửa, từ bếp lửa, cháu nhớ về bà, suy ngẫm về cuộc đời bà, về tình bà cháu, về những điều thiêng liêng cao đẹp. => Hình ảnh bếp lửa và bà là cặp hình tượng nghệ thuật sóng đôi trong suốt bài thơ. - Bài thơ viết về những kỉ niệm tuổi thơ của cháu bên bà và bên bếp lửa. Bà và bếp lửa là những gì thân thiết nhất đối với cháu: Bà là người thân, là người đã nuôi nấng, dạy bảo, nâng đỡ cháu từ những ngày thơ ấu cho tới khi trưởng thành; còn bếp lửa là hình ảnh bình thường, giản dị, cũng thân thiết, gắn bó với cháu từ thời thơ ấu. - Sức toả sáng của hình ảnh bà và hình ảnh bếp lửa có thể hiểu với hai
  6. nghĩa: + Bếp lửa thật do bàn tay bà nhóm lên, lung linh tỏa sáng, dù trong bất cứ hoàn cảnh khắc nghiệt nà. + Một bếp lửa luôn tỏa sáng trong tâm hồn, trong kí ức của cháu: Bếp lửa luôn tỏa sáng, luôn lung linh trong tâm hồn cháu, ngay cả khi cháu trưởng thành, sống và học tập ở đất nước bạn xa xôi. Bởi vì trong tâm hồn cháu, ánh sáng bếp lửa là ánh sáng tượng trưng cho tình yêu thương bà dành cho cháu, tượng trưng cho niềm tin, nghị lực của bà, cho sức sống bền bỉ, mãnh liệt của bà trước những thách của cuộc sống ( HS phân tích, chứng minh) * Cùng với hình ảnh bếp lửa, hình ảnh bà tỏa sảng bởi những phẩm chất 4,0 cao đẹp: bền bỉ, kiên cường, có nghị lực vững vàng trong hoàn cảnh gian khó, có niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống; yêu thương cháu hết lòng; giàu đức hi sinh (sự hi sinh lặng thầm, cao cả) (HS phân tích, chứng minh) * Bà và bếp lửa nâng đỡ cháu trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. (HS hiểu và phân tích, bình luận để làm rõ sự nâng đỡ về tinh thần của bà và bếp lửa đối với cháu, chú ý làm nổi bật được điều sau đây: + Cháu đã trải qua thời thơ ấu trong những năm tháng đói mòn đói mỏi, rồi thời niên thiếu trong giai đoạn đất nước chiến tranh, giặc giã, cha mẹ tham gia kháng chiến, cháu ở cùng bà, rồi cả làng, trong đó có ngôi nhà của hai bà cháu bị giặc đốt cháy tàn cháy rụi , trong những năm tháng ấy, bên bếp lửa của bà, cháu vẫn cảm nhận được tình yêu thương ấm áp, cháu được truyền cho niềm tin, nghị lực để vượt qua hoàn cảnh. Tâm hồn cháu được bồi đắp Bà và bếp lửa đã trở thành điểm tựa tinh thần cho cháu (HS lấy dẫn chứng thơ và phân tích. Chú ý đi sâu vào đoạn thơ: Bà vẫn giữ Ôi kì là và thiêng liêng – bếp lửa! ) + Khi cháu đã trưởng thành, đã bay cao bay xa, được tiếp xúc với những điều mới lạ, nhưng cháu vẫn không thể quên hình ảnh bà và bếp lửa. Bà và bếp lửa vẫn là điểm tựa tinh thần cho cháu. (Phân tích 4 câu thơ kết
  7. bài để làm rõ điều này) * Liên hệ thơ ca cùng đề tài: (HS có thể liên hệ từ thực tế cuộc sống, từ những suy nghĩ của bản thân về vấn đề này, từ đó khái quát được ý nghĩa: mỗi chúng ta cần biết trân trọng ân tình với quá khứ, với quê hương và với những người thân yêu, biết trân trọng những điều bình thường giản dị nhưng có ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống hàng ngày, xung quanh chúng ta.) 2.3.Khẳng định lại vấn đề : 2,0 + Bài thơ kết hợp trữ tình, tự sự, nhiều hình ảnh thơ đẹp + Những hình ảnh, kỉ niệm thân thiết nhất của tuổi thơ người cháu đã có sức tỏa sáng, nâng đỡ cháu, là chỗ dựa, là nguồn cổ vũ động viên cháu trên hành trình dài rộng của cuộc đời cháu. +Bài thơ còn ngợi ca vẻ đẹp của người bà, người phụ nữ Việt Nam, gợi lòng biết ơn, tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước. - Khi tạo lập văn bản: có thể vận dụng viết phần kết bài cho các kiểu bài có yếu tố nghệ thuật. 3. Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận và bày tỏ suy nghĩ của bản thân 0,5 Lưu ý: chỉ cho điểm tối đa khi bài viết đạt được cả yêu cầu về kiến thức và kĩ năng song cũng cần linh hoạt với những bài giàu cảm xúc và có tính sáng tạo. Nếu thí sinh sa đà vào phân tích nhân vật hoặc phân tích truyện mà không làm nổi bật nội dung nghị luận thì giám khảo chỉ cho tối đa một nửa tổng sổ điểm. Hết