Đề thi học sinh giỏi cấp Thị xã môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Yên Hải (Có đáp án)
Câu 2: Kí ức về quê hương của tác giả được gợi lên từ những hình ảnh nào?
Câu 3: Trong hai câu thơ “Quê hương mỗi người chỉ một/Như là chỉ một mẹ thôi” tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 3: Trong hai câu thơ “Quê hương mỗi người chỉ một/Như là chỉ một mẹ thôi” tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp Thị xã môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Yên Hải (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_cap_thi_xa_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_20.pdf
Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp Thị xã môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Yên Hải (Có đáp án)
- PHÒNG GD&ĐT QUẢNG YÊN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP THỊ XÃ TRƯỜNG THCS YÊN HẢI NĂM HỌC: 2021 - 2022 ––––––––––––– MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 150 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 02 trang) I. ĐỌC – HIỂU: (2,0 điểm) Đọc kỹ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Quê hương là vàng hoa bí Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt Màu hoa sen trắng tinh khôi Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ (Trích: Bài học đầu cho con - Đỗ Trung Quân) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên? Câu 2: Kí ức về quê hương của tác giả được gợi lên từ những hình ảnh nào? Câu 3: Trong hai câu thơ “Quê hương mỗi người chỉ một/Như là chỉ một mẹ thôi” tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó. II. TẬP LÀM VĂN (18,0 điểm) Câu 1 (6,0 điểm): Đọc câu chuyện sau: Một nhóm học sinh đang học về chủ đề kì quan thế giới. Cuối giờ, mỗi em phải liệt kê được kì quan theo suy nghĩ của riêng mình. Học sinh ngồi ríu rít bàn bạc rằng những công trình nào là kì quan của thế giới: Tháp nghiêng Pisa, Kim tự tháp Ai Cập đều được lựa chọn. Cuối giờ khi thu bài, một cô bé vẫn băn khoăn cầm bài viết để trắng. Cô bé giải thích: - Em vẫn chưa liệt kê xong vì có nhiều kì quan quá ạ! - Em hãy thử kể những kì quan theo ý em để các bạn và cô nghe xem có thể giúp em được không? - Cô giáo nhiệt tình hướng dẫn. Cô bé do dự: - Em nghĩ kì quan trên thế giới nên là: xúc giác, vị giác, thị giác, thính giác, khả năng đi lại được, nụ cười và sự yêu thương. (Nói bởi trái tim, NXB Kim Đồng) Em có đồng ý với cô bé trong câu chuyện trên rằng: Nụ cười và sự yêu thương là những kì quan mà chúng ta cần yêu quý và trân trọng? Hãy viết một bài văn nêu suy nghĩ của em về điều đó.
- Câu 2 (12,0 điểm): Bàn về khả năng tác động của tác phẩm văn học đến tâm hồn con người, nhà văn Nguyễn Đình Thi đã cho rằng: "Mỗi tác phẩm như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi " (Tiếng nói của văn nghệ - SGK Ngữ văn 9, tập 2, trang 14) Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Từ bài thơ “Ánh trăng’’ của Nguyễn Duy em hãy phân tích và làm rõ ánh sáng riêng mà tác phẩm này đã soi rọi vào tâm hồn em. Hết
- PHÒNG GD&ĐT QUẢNG YÊN HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI TRƯỜNG THCS YÊN HẢI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP THỊ XÃ ––––––––––– NĂM HỌC: 2021 - 2022 MÔN: NGỮ VĂN I/ YÊU CẦU CHUNG: 1. Giáo viên cần nắm vững đáp án để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. Khi chấm bài GV cần bàn bạc, thống nhất trong tổ, nhóm để cho điểm một cách linh hoạt và phù hợp. 2. Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên không quá cứng nhắc, cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo . 3.Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm của thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Câu Một số gợi ý chính Điểm Câu 1 a, Xác định đúng phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 0,5 (2.0 điểm) b, Kí ức về quê hương của tác giả được gợi lên từ các hình ảnh Hoa bí 0,5 (vàng), giậu mồng tơi(hồng tím), đôi bờ dâm bụt(đỏ), hoa sen(trắng tinh khôi). c- Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ trong hai câu thơ “Quê hương mỗi 0.5 người chỉ một/Như là chỉ một mẹ thôi”: - Xác định chính xác được hai biện pháp tu từ: + Điệp ngữ: chỉ một(lặp lại hai lần). + So sánh: Quê hương Như là chỉ một mẹ thôi. - Phân tích tác dụng của hai biện pháp tu từ: 0.5 + Sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ tạo nhịp điệu nhịp nhàng; nhấn mạnh ý nghĩa lớn lao của quê hương. + So sánh: “Quê hương” với “mẹ”mang ý nghĩa sâu sắc, tác giả muốn nói lên sự thiêng liêng của hình bóng quê hương đối với mỗi người cũng như tình cảm yêu mến, gắn bó của nhà thơ đối với quê hương. - Nội dung chính của đoạn thơ: Quê hương trong tình cảm của nhà thơ Đỗ Trung Quân (Quê hương hiện thân trong những thứ bình dị, thân thương nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa nhân sinh sâu sắc và cao cả). Câu 2 a.Yêu cầu về kĩ năng: (6.0 - Trình bày đúng yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội, biết kết hợp điểm) nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, bình luận, phân tích vấn đề. - Bài viết cần có luận điểm rõ ràng, luận cứ đầy đủ, lập luận chặt chẽ, biết kết hợp nghị luận với biểu cảm. - Diễn đạt mạch lạc, dùng từ chính xác, không mắc lỗi chính tả và viết câu. Khuyến khích những bài viết sáng tạo. b.Yêu cầu về kiến thức:
- Bài văn của học sinh cần nêu được quan điểm riêng, hợp lí về vấn đề nghị luận nhưng phải đảm bảo được các ý cơ bản sau: 1/Mở bài: 0.5 - Giới thiệu được câu chuyện và nêu vấn đề nghị luận: vai trò của nụ cười và tình yêu thương trong cuộc sống. 2/Thân bài: * Giải thích: a.Giải thích và nêu ý nghĩa của câu chuyện: + Nụ cười: là một cử chỉ thể hiện niềm vui, niềm hạnh phúc mà con người 0.25 luôn hướng tới. Nụ cười thể hiện tinh thần lạc quan vượt qua khó khăn thử thách. + Sự yêu thương: là tình cảm gắn bó, chia sẻ, đồng cảm giữa con người 0.25 với con người trong cuộc sống. =>Ý nghĩa: Câu chuyện đem đến cho mỗi người bài học nhân sinh: nụ cười, niềm lạc quan và tình yêu thương luôn cần thiết trong cuộc sống. 0.25 b. Phân tích: Suy nghĩ của cô bé trong chuyện là hoàn toàn đúng bởi: 0.5 + Những công trình: tháp nghiêng Pisa, tháp Eiffel và Kim tự tháp Ai Cập là kết quả trí tuệ, mồ hôi, nước mắt, công sức của nhiều người trong một thời gian dài. Để làm được những công trình vĩ đại ấy con người vẫn phải nhờ đến: xúc giác, vị giác, thị giác, thính giác, khả năng đi lại, nụ cười và sự yêu thương. Và ngược lại nếu con người không có mắt để nhìn, không có tai để nghe, không có khả năng để đi lại và hoạt động thì cũng không thể tạo nên và chiêm ngưỡng, thưởng thức những kỳ quan đó. + Trong cuộc sống chúng ta vẫn có thể sống nếu không có các kỳ quan. 0.5 Nhưng cuộc sống của chúng ta sẽ khó khăn biết bao nếu thiếu một trong bảy kì quan mà cô bé đã kể đó là“xúc giác, vị giác, thị giác, thính giác” và đặc biệt là thiếu nụ cười và tình yêu thương. + Nhiều người trên trái đất mới có một kì quan như Kim tự tháp, tháp 0.5 nghiêng Pisa trong khi mỗi người chúng ta lại có cho riêng mình những kì quan. Đó mới là những kì quan mà chúng ta cần yêu quý và trân trọng nhất. + Khi cuộc sống của chúng ta có nụ cười và tình yêu thương thì cuộc 0.5 sống sẽ trở nên tốt đẹp, ý nghĩa bởi mỗi con người luôn cần những niềm vui, tinh thần lạc quan. Nụ cười và tình yêu thương như món ăn tinh thần không thể thiếu đối với mỗi người. Trái lại, nếu cuộc sống không có nụ cười và tình yêu thương thì cuộc sống ấy sẽ khô khan, đơn điệu, mất đi những ý nghĩa tốt đẹp và cuộc sống sẽ mất đi sự thú vị.
- c. Bàn luận, mở rộng: 0.5 + Nụ cười và tình yêu thương là động lực tinh thần giúp con người vượt qua mọi khó khăn thử thách, sống vui vẻ, lạc quan yêu đời, xua tan đau buồn, mệt mỏi, hàn gắn vết thương, nhân lên niềm vui, sẻ chia nỗi buồn, làm dịu nỗi cô đơn, giúp mọi người xích lại gần nhau góp phần tạo dựng những mối quan hệ thân thiết + Nụ cười và tình yêu thương sẽ giúp con người hình thành thêm nhiều 0.5 tình cảm, phẩm chất tốt đẹp: tinh thần lạc quan, trái tim nhân hậu, vị tha, nghị lực vượt khó Nhờ đó, mỗi con người sẽ ngày càng hoàn thiện mình, sống có trách nhiệm, có lý tưởng, khát khao cống hiến, xã hội sẽ vơi đi những mảnh đời bất hạnh và ngày càng tốt đẹp hơn. + Nụ cười và tình yêu thương sẽ giúp con người hình thành thêm nhiều 0.25 tình cảm, phẩm chất tốt đẹp: tinh thần lạc quan, trái tim nhân hậu, vị tha, nghị lực vượt khó Nhờ đó, mỗi con người sẽ ngày càng hoàn thiện mình, sống có trách nhiệm, có lý tưởng, khát khao cống hiến, xã hội sẽ vơi đi những mảnh đời bất hạnh và ngày càng tốt đẹp hơn. + Người luôn có nụ cười và tình yêu thương sẽ được mọi người xung 0.25 quanh yêu quý, trân trọng, ngợi ca, ươm mầm trái tim, hoài bão và khát vọng. + Phê phán: một số cá nhân sống bi quan, chán chường, sống lạnh lùng, 0.5 vô cảm không có nụ cười, không có tình yêu thương ngay trong cuộc sống ngày nay-> Cuộc sống sẽ mất hết ý nghĩa. + Tuy nhiên nụ cười, tình yêu thương phải được thể hiện đúng lúc, đúng 0.25 chỗ có thể giúp con người thêm bạn, bớt thù, công việc thuận lợi, cuộc sống bớt căng thẳng giúp con người vượt qua những khó khăn của cuộc sống để tìm đến những chân trời thành công và hạnh phúc. 3/Kết bài: 0.5 - Khẳng định ý nghĩa to lớn của nụ cười và tình yêu trong cuộc sống. - Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân. Câu 3 a. Yêu cầu chung: (10 Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, có cảm xúc, thể hiện khả năng điểm) cảm thụ văn học tốt, lập luận thuyết phục, mạch lạc; không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu; kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận. b.Yêu cầu cụ thể: *Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Biết cách giới thiệu và trình bày vấn đề cần nghị luận theo một bố cục nhất định (sử dụng các phương pháp như: giải thích, chứng minh, tổng hợp, vv ) * Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: phân tích và làm rõ ánh sáng 0.25 riêng mà tác phẩm này đã soi rọi vào tâm hồn em qua bài thơ “Ánh trăng”
- * Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt 0.25 các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ, dẫn chứng 1.Mở bài: 1,0 - Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận - Trích dẫn nhận định - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. 2. Thân bài: 2.1. Giải thích ý kiến: 1.0 - Soi rọi vào tâm hồn: Làm bừng sáng, thức tỉnh những điều lương thiện, những điều tốt đẹp trong tâm hồn người đọc. - Ánh sáng riêng: Là những điều tốt đẹp nhất (những điều chân - thiện - mĩ) được tác giả gửi gắm qua mỗi tác phẩm văn học ( thơ hoặc truyện ngắn) - Không bao giờ nhòa đi: Không phai nhạt, không thể mất đi, nó được khắc sâu và trở thành ánh sáng của tâm hồn. => Ý kiến của Nguyễn Đình Thi đã khẳng định sự tác động mạnh mẽ 0.5 của tác phẩm văn học: Thức tỉnh tâm hồn con người, hướng con người những điều tốt đẹp nhất. Đây là chức năng giáo dục, chức năng cảm hóa của văn học. 2.2. Phân tích, làm rõ vấn đề qua bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy * Khái quát về tác phẩm: Bài thơ “ Ánh trăng được viết vào năm 1978 Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Khi chiến tranh kết thúc, người lính 0.5 (Nguyễn Duy) trở về với cuộc sống đời thường với đầy đủ vật chất. Đề tài: Bài thơ khai thác đề tài về đời sống nội tâm của người lính trong thời bình, giữa cuộc sống đời thường. Trong cuộc sống hiện đại đương thời, nhịp sống vội vàng, gấp gáp, con người có nhiều to toan, bận rộn nên đôi khi thờ ơ với quá khứ, thậm chí sống nhanh, sống gấp, thờ ơ với cả những gì thân thuộc đang diễn ra ngay xung quanh mình. Bài thơ đã nhắc nhở con người sống cần ân tình 0.5 thủy chung, uống nước nhớ nguồn. Không nên quay lưng, phản bội quá khứ. - Dám dũng cảm đối diện với chính bản thân mình, đối diện với lương tâm mình để nhìn nhận rõ những sai lầm. Khoảnh khắc lương tâm thức tỉnh là khi sự thánh thiện, lối sống tình nghĩa, thủy chung được thức tỉnh trong tâm hồn; sự vô tình vô nghĩa, thái độ sống thờ ơ vô cảm, thậm chí sự vô ơn, bạc bẽo bị đẩy lùi. Hai hình tượng nghệ thuật trung tâm là ánh trăng và người lính đã góp phần thể hiện được tư tưởng chủ đề của tác phẩm: Lối sống thủy chung tình nghĩa, không thờ ơ bạc bẽo với quá khứ, biết trân trọng giá trị của quá khứ
- * Ánh sáng riêng từ bài thơ Ánh trăng: Hình ảnh vầng trăng gắn với những kỉ niệm tuổi thơ, gắn với kỉ niệm một thời lính chiến của nhà thơ đã đánh thức những kỉ niệm, những kí 1.5 ức trong lòng mỗi người, đánh thức những cảm xúc trong trẻo, đẹp đẽ nhất trong mỗi chúng ta về thời quá khứ (HS phân tích hình ảnh vầng trăng trong hai khổ thơ đầu) Những tâm sự mà Nguyễn Duy gửi gắm qua bài thơ đã làm thức tỉnh trong lòng người đọc nhiều điều thấm thía: Giữa bộn bề lo toan của cuộc sống đời thường, giữa những vội vã gấp gáp của nhịp sống hiện đại, nhưng con người vẫn nên có những khoảnh khắc sống chậm lại để nhìn lại quá khứ Không được thờ ơ, phũ phàng với quá khứ. Sống với ngày hôm nay 2.5 nhưng không thể hoàn toàn xóa sạch kí ức của ngày hôm qua , , luôn thủy chung, giữ trọn vẹn nghĩa tình với quá khứ, trân trọng những điều thiêng liêng đẹp đẽ trong quá khứ (HS phân tích các khổ thơ 3, 4, 5, 6) Khoảnh khắc lương tâm thức tỉnh là khi sự thánh thiện, lối sống tình nghĩa, thủy chung được thức tỉnh trong tâm hồn; sự vô tình vô nghĩa, thái độ sống thờ ơ vô cảm, thậm chí sự vô ơn, bạc bẽo bị đẩy lùi (HS phân tích cái giật mình của nhà thơ trong câu thơ cuối) 2.3. Đánh giá, mở rộng: * Liên hệ: Gắn vấn đề Nguyễn Duy đặt ra trong bài thơ vào cuộc sống đương thời và liên hệ với bản thân: 1.5 Trong cuộc sống hiện đại đương thời, nhịp sống vội vàng, gấp gáp, con người có nhiều to toan, bận rộn nên đôi khi thờ ơ với quá khứ, thậm chí sống nhanh, sống gấp, thờ ơ với cả những gì thân thuộc đang diễn ra ngay xung quanh mình. (cả vô tình và cả hữu ý) (HS lấy dẫn chứng và phân tích). – Để tác phẩm là cái riêng biệt, độc đáo, nhà văn cần nâng cao năng lực sáng tạo, mài sắc tư duy, có ý thức tìm tòi, khám phá. Nhưng để tác phẩm trở thành cái chung nhất của mọi người thì sự sáng tạo ấy không thể là sự cực đoan, lập dị, những tìm tòi khám phá không thể là cái dị biệt, xa lạ, khó hiểu. * Liên hệ bản thân: rút ra bài học sâu sắc, thấm thía ( đưa ra được 1.0 những việc làm thiết thực của bản thân mình). 3. Kết bài: Tổng kết, khái quát lại vấn đề * Quay trở lại với ý kiến của Nguyễn Đình Thi: Khẳng định sự đúng đắn của ý kiến, khẳng định chức năng giáo dục, 1.0 chức năng cảm hóa tâm hồn con người là chức năng quan trong nhất của văn học Khẳng định giá trị của bài thơ Ánh trăng: Có tính giáo dục, có sức mạnh làm thức tỉnh tâm hồn người đọc
- => Điều này làm nên giá trị nhân văn của tác phẩm Dám dũng cảm đối diện với chính bản thân mình, đối diện với lương tâm mình để nhìn nhận rõ những sai lầm. *Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cách nhìn mới mẻ, 0.25 sâu sắc về vấn đề nghị luận. * Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc về chính tả, dùng từ, 0.25 đặt câu. Tổng cộng 20.0 Lưu ý: chỉ cho điểm tối đa khi bài viết đạt được cả yêu cầu về kiến thức và kĩ năng song cũng cần linh hoạt với những bài giàu cảm xúc và có tính sáng tạo. Nếu thí sinh sa đà vào phân tích nhân vật hoặc phân tích truyện mà không làm nổi bật nội dung nghị luận thì giám khảo chỉ cho tối đa một nửa tổng sổ điểm. GV văn 9 Trường THCS Yên Hải