Đề thi học sinh giỏi Lớp 12 THPT cấp tỉnh năm học 2019-2020 môn Sinh học - Mã đề 445 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Nam (Có đáp án)

Câu 1: Dạng đột biến nào sau đây không phải là đột biến số lượng nhiễm sắc thể?

A. Chuyển đoạn.              B. Thể đa bội.                  C. Thể tam bội.               D. Thể một.

Câu 2: Ở người, hội chứng bệnh nào sau đây chỉ xuất hiện ở nữ giới?

A. Đao.                            B. Tơcnơ.                        C. Hội chứng AIDS.       D. Claiphentơ.

Câu 3: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát phát sinh ở kỉ nào sau đây?

A. Silua.                                                                   B. Đêvôn.                        

C. Krêta (Phấn trắng).                                             D. Than đá (Cacbon).

Câu 4: Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản có đường kính bao nhiêu?

A. 11 nm.                         B. 300 nm.                       C. 30 nm.                         D. 2 nm.

Câu 5: Thành phần nào của nuclêôtit có thể tách ra khỏi chuỗi pôlinuclêôtit mà không làm đứt chuỗi pôlinuclêôtit?

A. Đường pentose.                                                  B. Nhóm phôtphát.

C. Bazơ nitơ và nhóm phôtphát.                             D. Bazơ nitơ.

docx 8 trang thanhnam 14/03/2023 3320
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi Lớp 12 THPT cấp tỉnh năm học 2019-2020 môn Sinh học - Mã đề 445 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Nam (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_sinh_gioi_lop_12_thpt_cap_tinh_nam_hoc_2019_2020.docx

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi Lớp 12 THPT cấp tỉnh năm học 2019-2020 môn Sinh học - Mã đề 445 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Nam (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT CẤP TỈNH QUẢNG NAM NĂM HỌC 2019 - 2020 Môn thi : SINH HỌC ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian : 90 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi : 10/6/2020 (Đề thi có 07 trang) MÃ ĐỀ 445 Câu 1: Dạng đột biến nào sau đây không phải là đột biến số lượng nhiễm sắc thể? A. Chuyển đoạn. B. Thể đa bội. C. Thể tam bội. D. Thể một. Câu 2: Ở người, hội chứng bệnh nào sau đây chỉ xuất hiện ở nữ giới? A. Đao. B. Tơcnơ. C. Hội chứng AIDS. D. Claiphentơ. Câu 3: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát phát sinh ở kỉ nào sau đây? A. Silua. B. Đêvôn. C. Krêta (Phấn trắng). D. Than đá (Cacbon). Câu 4: Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản có đường kính bao nhiêu? A. 11 nm. B. 300 nm. C. 30 nm. D. 2 nm. Câu 5: Thành phần nào của nuclêôtit có thể tách ra khỏi chuỗi pôlinuclêôtit mà không làm đứt chuỗi pôlinuclêôtit? A. Đường pentose. B. Nhóm phôtphát. C. Bazơ nitơ và nhóm phôtphát. D. Bazơ nitơ. Câu 6: Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau: cào cào, thỏ và nai đều ăn thực vật; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ và nai; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ăn này, các sinh vật cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 là A. chim sâu, thỏ, mèo rừng. B. chim sâu, mèo rừng, báo. C. cào cào, thỏ, nai. D. cào cào, chim sâu, báo. Câu 7: Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây có khả năng cho đời con có ưu thế lai cao nhất? A. AABBDDEE × aaBBDDee. B. AABBddEE × aabbDDee. C. aaBBddee × aabbDDee. D. AABBddEE × AabbddEE. Câu 8: Ở tằm, alen A quy định trứng màu trắng, alen a quy định trứng màu sẫm. Phép lai nào sau đây có thể phân biệt con đực và con cái ở giai đoạn trứng? A. XAXa × XaY. B. XAXa × XAY. C. XaXa × XAY. D. XAXA × XaY. Câu 9: Có bao nhiêu phát biểu sau đây về mô hình điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E. coli là không đúng? I. Vùng khởi động phân bố ở đầu 5’ của mạch mã gốc, mang tín hiệu khởi đầu phiên mã. II. Sản phẩm phiên mã là ba phân tử mARN tương ứng với ba gen cấu trúc Z, Y, A. III. Chất cảm ứng là sản phẩm của gen điều hòa. IV. Gen điều hòa (R) hoạt động không phụ thuộc vào sự có mặt của lactôzơ. A. 4 B. 2 C. 1 D. 3 Câu 10: Xét hai tế bào sinh tinh ở một loài (2n = 8) có kiểu gen AaBbDdXEY thực hiện quá trình giảm phân. Trong đó, ở mỗi tế bào đều xảy ra hiện tượng cặp nhiễm sắc thể thường chứa cặp gen Aa không phân li ở lần phân bào I, nhiễm sắc thể giới tính Y không phân li ở lần phân bào II, còn các cặp nhiễm sắc thể khác đều phân li bình thường. Số loại giao tử tối đa được tạo thành là A. 4. B. 16. C. 8. D. 6. Câu 11: Có 5 tế bào (2n) của một loài cùng tiến hành nguyên phân 6 lần. Ở kỳ giữa của lần nguyên phân thứ 4 có 2 tế bào không hình thành được thoi vô sắc. Ở các tế bào khác và trong những lần nguyên phân khác, thoi vô sắc vẫn hình thành bình thường. Sau khi kết thúc 6 lần nguyên phân đó, tỉ lệ tế bào bị đột biến trong tổng số tế bào được tạo ra là bao nhiêu? Trang 1
  2. 1 1 1 3 A. 12 B. 7 C. 39 D. 20 Câu 12: Ở một loài thú, có 3 gen không alen phân li độc lập, tác động qua lại cùng quy định màu sắc lông, mỗi gen đều có 2 alen (A, a; B, b; D, d). Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả 3 alen trội A, B, D cho kiểu hình lông xám; các kiểu gen còn lại đều cho kiểu hình lông trắng. Cho cá thể lông xám giao phối với cá thể lông trắng, đời con thu được 25% số cá thể lông xám. Theo lý thuyết, số phép lai có thể xảy ra là A. 12. B. 6. C. 5. D. 24. Câu 13: Khả năng kháng thuốc của một loài động vật do một gen nằm ở ti thể quy định. Người ta thực hiện một phép lai P giữa con đực có khả năng kháng thuốc với con cái không có khả năng kháng thuốc, đời con xuất hiện 10% số con có khả năng kháng thuốc. Biết rằng hiện tượng đột biến không xảy ra trong quá trình giảm phân tạo giao tử của cả hai giới đực và cái. Cho một số nhận xét như sau: I. Tính trạng không kháng thuốc là tính trạng trội hoàn toàn so với tính trạng kháng thuốc. II. Khả năng kháng thuốc ở hợp tử sẽ thay đổi khi bị thay bằng một nhân tế bào có kiểu gen hoàn toàn khác. III. Tính trạng kháng thuốc ở đời con chỉ xuất hiện ở các cá thể cái. IV. Nếu thực hiện phép lai nghịch thì tất cả con sinh ra đều có khả năng kháng thuốc. Phương án nào sau đây là đúng? A. I đúng; II sai; III sai; IV đúng. B. I sai; II sai; III đúng; IV đúng. C. I đúng; II đúng; III sai; IV đúng. D. I sai; II đúng; III sai; IV sai. Câu 14: Dạng biến dị nào sau đây có thể có đầy đủ các đặc điểm sau? I. Làm phát sinh alen mới. II. Phát sinh trong quá trình phân bào. III. Cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa và chọn giống. IV. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. A. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. B. Đột biến gen. C. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể. D. Biến dị tổ hợp. Câu 15: Bằng phương pháp gây đột biến và chọn lọc có thể tạo ra được bao nhiêu thành tựu trong các thành tựu sau? I. Dâu tằm có lá to và sinh khối cao hơn hẳn dạng bình thường. II. Chủng vi khuẩn E. coli mang gen sản xuất insulin của người. III. Chủng nấm penicillium có hoạt tính pênixilin tăng gấp 200 lần chủng gốc. IV. Giống lúa gạo vàng có khả năng tổng hợp beta-caroten. A. 1 B. 2 C. 4 D. 3 A. Câu 16: Khi nghiên cứu một cơ thể thực vật người ta nhận thấy trên cây lưỡng bội (2n) có xuất hiện một cành tứ bội (4n). Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về hiện tượng trên? I. Nguyên nhân do nhiễm sắc thể không phân li ở lần phân chia đầu tiên của hợp tử. II. Nguyên nhân do nhiễm sắc thể không phân li ở những tế bào non của đỉnh sinh trưởng. III. Cơ thể trên được gọi là thể khảm và có hai dòng tế bào: dòng bình thường và dòng mang đột biến. IV. Cơ thể trên được gọi là thể song nhị bội vì mang bộ nhiễm sắc thể (2n) và bộ nhiễm sắc thể (4n). A. I và IV. B. I và III. C. II và III. D. II và IV. Câu 17: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về chọn lọc tự nhiên? I. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể. II. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội làm biến đổi tần số alen của quần thể nhanh hơn so với chọn lọc chống lại alen lặn. III. Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và làm thay đổi tần số alen của quần thể. IV. Chọn lọc tự nhiên có thể làm biến đổi tần số alen một cách đột ngột không theo một hướng xác định. Trang 2
  3. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT CẤP TỈNH QUẢNG NAM NĂM HỌC 2019 - 2020 Môn thi : SINH HỌC ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian : 90 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi : 10/6/2020 (Đề thi có 07 trang) MÃ ĐỀ 445 Câu 1: Dạng đột biến nào sau đây không phải là đột biến số lượng nhiễm sắc thể? A. Chuyển đoạn. B. Thể đa bội. C. Thể tam bội. D. Thể một. Câu 2: Ở người, hội chứng bệnh nào sau đây chỉ xuất hiện ở nữ giới? A. Đao. B. Tơcnơ. C. Hội chứng AIDS. D. Claiphentơ. Câu 3: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát phát sinh ở kỉ nào sau đây? A. Silua. B. Đêvôn. C. Krêta (Phấn trắng). D. Than đá (Cacbon). Câu 4: Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản có đường kính bao nhiêu? A. 11 nm. B. 300 nm. C. 30 nm. D. 2 nm. Câu 5: Thành phần nào của nuclêôtit có thể tách ra khỏi chuỗi pôlinuclêôtit mà không làm đứt chuỗi pôlinuclêôtit? A. Đường pentose. B. Nhóm phôtphát. C. Bazơ nitơ và nhóm phôtphát. D. Bazơ nitơ. Câu 6: Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau: cào cào, thỏ và nai đều ăn thực vật; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ và nai; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ăn này, các sinh vật cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 là A. chim sâu, thỏ, mèo rừng. B. chim sâu, mèo rừng, báo. C. cào cào, thỏ, nai. D. cào cào, chim sâu, báo. Câu 7: Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây có khả năng cho đời con có ưu thế lai cao nhất? A. AABBDDEE × aaBBDDee. B. AABBddEE × aabbDDee. C. aaBBddee × aabbDDee. D. AABBddEE × AabbddEE. Câu 8: Ở tằm, alen A quy định trứng màu trắng, alen a quy định trứng màu sẫm. Phép lai nào sau đây có thể phân biệt con đực và con cái ở giai đoạn trứng? A. XAXa × XaY. B. XAXa × XAY. C. XaXa × XAY. D. XAXA × XaY. Câu 9: Có bao nhiêu phát biểu sau đây về mô hình điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E. coli là không đúng? I. Vùng khởi động phân bố ở đầu 5’ của mạch mã gốc, mang tín hiệu khởi đầu phiên mã. II. Sản phẩm phiên mã là ba phân tử mARN tương ứng với ba gen cấu trúc Z, Y, A. III. Chất cảm ứng là sản phẩm của gen điều hòa. IV. Gen điều hòa (R) hoạt động không phụ thuộc vào sự có mặt của lactôzơ. A. 4 B. 2 C. 1 D. 3 Câu 10: Xét hai tế bào sinh tinh ở một loài (2n = 8) có kiểu gen AaBbDdXEY thực hiện quá trình giảm phân. Trong đó, ở mỗi tế bào đều xảy ra hiện tượng cặp nhiễm sắc thể thường chứa cặp gen Aa không phân li ở lần phân bào I, nhiễm sắc thể giới tính Y không phân li ở lần phân bào II, còn các cặp nhiễm sắc thể khác đều phân li bình thường. Số loại giao tử tối đa được tạo thành là A. 4. B. 16. C. 8. D. 6. Câu 11: Có 5 tế bào (2n) của một loài cùng tiến hành nguyên phân 6 lần. Ở kỳ giữa của lần nguyên phân thứ 4 có 2 tế bào không hình thành được thoi vô sắc. Ở các tế bào khác và trong những lần nguyên phân khác, thoi vô sắc vẫn hình thành bình thường. Sau khi kết thúc 6 lần nguyên phân đó, tỉ lệ tế bào bị đột biến trong tổng số tế bào được tạo ra là bao nhiêu? Trang 1