Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Phòng GD và ĐT Thanh Hà (Có đáp án)

Câu 2 (6.0 điểm)
Dựa vào hiểu biết về bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu, em hãy làm sáng tỏ ý kiến: “Thơ bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ”.
doc 5 trang Hải Đông 21/02/2024 220
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Phòng GD và ĐT Thanh Hà (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2019_2020_pho.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Phòng GD và ĐT Thanh Hà (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HSG NGỮ VĂN 8 HUYỆN THANH HÀ Năm học 2019 – 2020 Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (4.0 điểm) M.Faraday có nói: “Mọi thứ rồi sẽ qua đi, chỉ còn tình người ở lại” . Em hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về câu nói trên. Câu 2 (6.0 điểm) Dựa vào hiểu biết về bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu, em hãy làm sáng tỏ ý kiến: “Thơ bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ”. - Hết –
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG NGỮ VĂN 8 HUYỆN THANH HÀ Năm học 2019 – 2020 Câu 1 (4.0 điểm) Câu Nội dung cần đạt Điểm Câu 1 4,0 đ 1. Yêu cầu a. Về kĩ năng: - Xác định đúng vấn đề nghị luận, hình thành luận điểm rõ ràng, luận thuyết phục. Có kĩ năng vận dụng các thao tác lập luận để viết bài. Lập luận chặt chẽ, thuyết phục. b. Về nội dung: - HS cần lập luận làm rõ chủ đề: mọi thứ đều có không gian, thời gian nhất định của nó, một quy luật cơ bản là không có gì tồn tại mãi mãi. - Cuộc sống chỉ tồn tại lâu bền nhất khi được nuôi dưỡng bởi suối nguồn của tình người. Vậy hãy sống yêu thương nhau. 2. Hướng dẫn chi tiết a. Mở bài: 0, 25 đ - Dẫn dắt - Nêu vấn đề nghị luận: Cuộc sống chỉ tồn tại lâu bền nhất khi được nuôi dưỡng bởi suối nguồn của tình người. Vậy hãy sống yêu thương nhau. b. Thân bài : HS có nhiều cách trình bày bài viết của mình song cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau: * Giải thích: - Khi chúng ta nhìn lại cuộc sống của mình, rất dễ dàng nhận ra mọi 1, 25 đ việc đều đến rồi đi. Niềm vui, nỗi đau, sự khen ngợi, sự chê trách, khó khăn, dễ dàng, thành đạt, thất bại và bao nhiêu điều khác nữa. - Câu nói trên có tác dụng như một sự nhắc nhở rằng mọi thứ đều có không gian, thời gian nhất định của nó, một quy luật cơ bản là không có gì tồn tại mãi mãi. - Tình người là những tình cảm đẹp đẽ của con người, gắn kết những trái tim. Nó có thể là tình cảm lứa đôi, tình cảm gia đình, bè bạn và cao hơn cả là tình người nói chung. Đó có thể là những tình cảm bình dị nhất, gần gũi nhất từ sự quan tâm, chăm sóc nhau trong cuộc sống đến những tình cảm lớn lao mang tính giai cấp, cộng đồng. Ý nghĩa của câu nói: Hãy yêu thương nhau. Đó là đạo đức của con người. Sống với tấm lòng rộng lượng, vị tha, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua mọi lỗi lầm, sai phạm của người khác
  3. * Bàn luận, lật ngược vấn đề, mở rộng vấn đề: 2,25 đ - Cuộc sống chỉ tồn tại lâu bền nhất khi được nuôi dưỡng bởi suối nguồn của tình người. - Tình người – những tình cảm đẹp đẽ của con người, gắn kết những trái tim làm cho mối quan hệ giữa người với người tốt đẹp hơn, xã hội phát triển hơn. - Tình người – tình yêu thương, sự cảm thông, chia sẻ giúp mọi người xung quanh có thêm nghị lực và niềm tin, đó là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh tốt đẹp (dẫn chứng các phong trào thiện nguyện trong thực tế cuộc sống). - Không có tình thương – tình người thì con người sẽ không thể tìm được giá trị của cuộc sống, sẽ trở nên ích kỉ, tàn nhẫn, vô cảm trước những hoàn cảnh đáng thương hơn bản thân mình. - Thực tế có những con người chạy theo quyền chức, danh lợi sống thiếu chân thành, đề cao cái tôi cá nhân, lợi dụng hoặc xu nịnh kẻ khác mà đánh mất nhân tâm, đánh mất tình người một lối sống ti tiện và thiếu tình người (d/c) c. Kết bài 0,25 đ - Bài học nhận thức và hành động - Liên hệ và bài học cho bản thân về động cơ sống và cách sống sao cho tình người còn mãi. Câu 2 6,0 đ 1.Yêu cầu: a. Yêu cầu về kĩ năng : - Biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận. - Bố cục bài viết rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, không mắc lỗi. b. Yêu cầu về kiến thức : HS có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau: I. Mở bài: 0,5 đ - Dẫn dắt -Trích dẫn yêu cầu đề bài II. Thân bài 5,0 đ 1. Giải thích - Thơ ca: Trước hết là một loại hình văn học, sau nữa có thể hiểu là 0,5 đ chỉ văn học, nghệ thuật nói chung. - Thơ ca bắt rễ từ lòng người: Thơ ca là tiếng nói chân thực của tình cảm. Nó được khơi nguồn, bắt rễ từ tư tưởng, cảm xúc của người nghệ sĩ. Vế thứ nhất của nhận định đề cập đến khởi nguồn của thơ, vai trò của cảm xúc, tình cảm trong sáng tác thơ, đến nội dung của tác phẩm văn học. - Nở hoa nơi từ ngữ: từ ngữ hiểu rộng là ngôn từ nghệ thuật, là giá trị nghệ thuật, là vẻ đẹp ngôn ngữ của tác phẩm văn học. Như vậy nhận định của đề bài bàn về mối quan hệ giữa nội dung và
  4. hình thức của tác phẩm nghệ thuật; về đặc trưng của văn học, đặc 0,25 đ trưng của thơ; đề cao vai trò của yếu tố tình cảm, cảm xúc trong thơ, đồng thời yêu cầu tình cảm ấy phải được diễn tả bằng ngôn từ đẹp đẽ, giàu tính thẩm mĩ. Đây là một quy luật, cũng là một yêu cầu trong sáng tạo nghệ thuật. 2. Chứng minh: HS phân tích bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu để thấy được sự kết hợp đặc sắc: “Thơ bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ”, giữa nội dung và nghệ thuật: a. Luận điểm 1: Thơ bắt rễ từ lòng người - Cần chỉ rõ thơ ca bắt nguồn từ cảm xúc của chủ thể trữ tình trước thiên nhiên, tạo vật, cuộc sống, con người - Ý1: Bài thơ bắt nguồn từ tình yêu thiên nhiên của nhân vật trữ 0,5 đ tình: Trong bài thơ tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống khiến người tù tưởng tượng một mùa hè chan hòa ánh sáng, rực rỡ sắc màu, rộn ràng âm thanh và ngọt ngào hương vị (dẫn chứng, phân tích dẫn chứng). - Ý2: Bài thơ còn khởi nguồn từ khát khao tự do mãnh liệt của nhà thơ –người chiến sĩ cách mạng giữa chốn tù đày. - Từ hoàn cảnh sáng tác ta thấy: Bài thơ được sáng tác khi Tố Hữu 1,25 đ đang là một thanh niên trẻ khát khao sống, tràn đầy nhiệt huyết, hoài bão vừa bắt gặp ánh sáng cách mạng và đang say mê hoạt động cách mạng, đấu tranh cho tự do lại bị giam cầm. - Bởi vậy, ở đây niềm khao khát mãnh liệt về với tự do được bùng cháy và bộc lộ trực tiếp trong những câu cuối (dẫn chứng). Đó là cái cảm giác ngột ngạt cao độ, niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh ngục tù để trở về với cuộc sống tự do bên ngoài. Cho nên những câu thơ cuối đọc lên như có sức mạnh phá tan xiềng xích là như vậy. Tiếng chim tu hú mở đầu và kết thúc bài thơ tạo nên một sự hô ứng. Tiếng chim tu hú ban đầu là âm thanh đẹp của tự nhiên gợi lên trong tâm hồn người tù cách mạng trẻ tuổi một mùa hè tự do, khoáng đạt đầy sức sống. Còn tiếng tu hú ở cuối bài thơ lại là âm thanh giục giã, như thúc giục những hành động sắp tới. b. Luận điểm 2: Thơ nở hoa nơi từ ngữ: nghệ thuật thể hiện trong bài thơ. - Thể thơ lục bát của dân tộc - Trong bài thơ, tác giả đã tạo nên một không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, tâm trạng nghệ thuật, đồng hiện trong 10 câu thơ lục bát da diết, ám ảnh. - Bức tranh mùa hè trong nỗi nhớ của người thanh niên cộng sản ở lứa tuổi mười tám đôi mươi được tái hiện bởi những vần thơ đầy màu sắc, ánh sáng và âm thanh, bằng giọng điệu, ngôn từ sôi nổi, trẻ trung; 1,5 đ trong sáng, tinh luyện. Ở đó, mỗi chữ được dùng như được chắt lọc qua hồn quê và hồn thơ đậm đà: “đương chín”, “ngọt dần”, “dậy tiếng ve ngân”, “đầy sân nắng đào”, “xanh, rộng, cao”
  5. - Khi tái hiện tâm trạng uất hận sục sôi vì bị mất tự do nhịp thơ lại đột ngột biến đổi nhanh, mạnh với hàng loạt các từ ngữ mạnh “đạp tan phòng”, “chết uất”, các từ cảm thán “ôi, làm sao, thôi” - Đặc biệt, “tiếng tu hú” là một chi tiết nghệ thuật độc đáo góp phần không nhỏ trong việc thể hiện tâm trạng cảm xúc của tác giả và đem đến thành công cho bài thơ. 3. Đánh giá chung: - Ý kiến trên giúp ta cảm nhận sâu sắc hơn, biết trân trọng những tình cảm, tấm lòng và những sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ cho 1,0 đ đời. - Qua bài thơ, người đọc sẽ hiểu hơn về tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản ở trong tù. Và vẻ đẹp tâm hồn của họ là cội nguồn tạo nên vẻ đẹp, giá trị tác phẩm: phác họa chân dung, tâm hồn của một chiến sĩ cách mạng trẻ trung đang khao khát được cống hiến cho cách mạng với bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ. Đó là nỗi lòng của một thanh niên vừa bắt gặp lí tưởng cách mạng lại bị giam cầm trong nhà tù thực dân. - Đọc thơ hay, gặp gỡ tâm hồn nghệ sĩ, người đọc thơ được thanh lọc, hoàn thiện tâm hồn mình. III. Kết bài: - Khẳng định lại ý kiến và cảm nghĩ 0,5 đ - Liên hệ * Tiêu chuẩn cho điểm : - Điểm 6: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có sự sáng tạo, văn viết sinh động, giàu cảm xúc và hình ảnh. - Điểm 5: Đáp ứng các yêu cầu trên, có sự sáng tạo, văn viết có cảm xúc. - Điểm 4: Bài viết đủ ý cơ bản, văn viết mạch lạc, ít mắc lỗi diễn đạt. - Điểm 3: Đáp ứng một nửa yêu cầu, mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 2: Bài viết sơ sài, thiếu ý hoặc còn lúng túng trong triển khai vấn đề, mắc nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Bài viết quá sơ sài, nhiều sai sót, không hiểu rõ và không biết triển khai vấn đề. * Tùy theo bài làm cụ thể của thí sinh, giám khảo cho thang điểm lẻ thích hợp. Nếu thí sinh có những ý sáng tạo so với đáp án thì sẽ cho điểm khuyến khích (tùy theo mức độ) nhưng điểm của bài không vượt quá tổng điểm của câu hỏi.