Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Phòng GD và ĐT Thành phố Sầm Sơn (Có đáp án)
Câu1 (4,0 điểm)
Trong bài phát biểu “Sống trọn vẹn từng ngày” của Tổng giám đốc tập đoàn Cocacola có nói: “Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai”. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Trong bài phát biểu “Sống trọn vẹn từng ngày” của Tổng giám đốc tập đoàn Cocacola có nói: “Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai”. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Phòng GD và ĐT Thành phố Sầm Sơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2020_2021_pho.docx
Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Phòng GD và ĐT Thành phố Sầm Sơn (Có đáp án)
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8 THÀNH PHỐ SẦM SƠN NĂM HỌC: 2020 - 2021 Môn thi: Ngữ văn ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài:150 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 06 câu, gồm 01 trang) I. PHẦN ĐỌC- HIỂU Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu Mỗi người đều có một ước mơ riêng cho mình. Có những ước mơ nhỏ nhoi như của cô bé bán diêm trong truyện cổ An-đéc-xen: một mái nhà trong đêm đông giá buốt. Cũng có những ước mơ lớn lao làm thay đổi cả thế giới như của tỷ phú Bill Gates. Mơ ước khiến chúng ta trở nên năng động một cách sáng tạo. Nhưng chỉ mơ thôi thì chưa đủ. Ước mơ chỉ trở thành hiện thực khi đi kèm với hành động và nỗ lực thực hiện ước mơ Tất cả chúng ta đều phải hành động nhằm biến ước mơ của mình thành hiện thực. [ ] Ngày bạn thôi mơ mộng là ngày cuộc đời bạn mất hết ý nghĩa. Những người biết ước mơ là những người đang sống cuộc sống của các thiên thần. Ngay cả khi giấc mơ của bạn không bao giờ trọn vẹn, bạn cũng sẽ không phải hối tiếc vì nó. Như Đôn Ki- hô-tê đã nói: “Việc mơ những giấc mơ diệu kỳ là điều tốt nhất một người có thể làm”. Tôi vẫn tin vào những câu chuyện cổ tích - nơi mà lòng kiên nhẫn, ý chí bền bỉ sẽ được đền đáp. Hãy tự tin tiến bước trên con đường mơ ước của bạn. (Theo Quà tặng cuộc sống) Câu 1 (1,0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2 (1,0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích. Câu 3 (2,0 điểm) Việc tác giả dẫn ra ước mơ của cô bé bán diêm trong truyện cổ tích An-đéc-xen và ước mơ của tỷ phú Bill Gates trong đoạn trích có tác dụng gì? Câu 4 (2,0 điểm) Em có đồng tình với ý kiến sau không? Vì sao? Ước mơ chỉ trở thành hiện thực khi đi kèm với hành động và nỗ lực thực hiện ước mơ. II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN Câu1 (4,0 điểm) Trong bài phát biểu “Sống trọn vẹn từng ngày” của Tổng giám đốc tập đoàn Cocacola có nói: “Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai”. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. Câu 2 (10,0 điểm) Bàn về thơ, Lưu Trọng Lư nhận xét: “Một câu thơ hay là một câu thơ có sức gợi” (Lưu Trọng Lư). Bằng hiểu biết của em về bài thơ Quê hương của Tế Hanh, hãy làm sáng tỏ ý trên. Hết Họ tên thí sinh : Giám thị số 1 : Số báo danh : Giám thị số 2: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN Lớp 8 - THCS (Hướng dẫn gồm 04 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo chấm kĩ để đánh giá một cách đầy đủ, chính xác kiến thức xã hội, kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt, lập luận trong bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm. - Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng. Giám khảo vận dụng linh hoạt, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có ý tưởng sáng tạo. - Bài viết cần có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những bài mắc quá nhiều các loại lỗi dùng từ, chính tả, đặc biệt là văn viết tối nghĩa thì không cho quá nửa số điểm của mỗi câu. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Câu Nội dung cần đạt Điểm cCâu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 1.0 Câu 2 Nội dung chính của đoạn trích: Giá trị của ước mơ đối với 1.0 mỗi chúng ta. Câu 3: Việc tác giả dẫn ra ước mơ của cô bé bán diêm trong I. truyện cổ An-đéc-xen: "ước mơ có một mái nhà trong đêm đông 2.0 PHẦN giá buốt" nhằm liên tưởng tới những ước mơ nhỏ bé trong cuộc ĐỌC sống nhưng lại không hề thành hiện thực. HIỂU Và ước mơ của tỷ phú Bill Gates: "làm thay đổi cả thế giới" thể ( 6,0đ) hiện những ước mơ lớn lao và bằng những nỗ lực của ông, một phần nào đó Bill Gates đã thay đổi được thế giới. Câu 4: Đồng ý. Vì nếu bạn chỉ ước mơ mà không hành động và 2.0 nỗ lực thực hiện ước mơ đó thì ước mơ mãi chỉ là ước mơ mà thôi (HS trình bày câu trả lời bằng một đoạn văn từ 5 10 dòng) Câu 1( 4,0đ): Nghị luận xã hội a- Đảm bảo thể thức 01 đoạn văn khoảng 200 chữ ( khoảng từ 20-25 dòng tờ giấy thi). Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. b- Xác định đúng vấn đề nghị luận: c- Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng các thao tác lập II. TẠO luận ( bàn luận, so sánh, tổng hợp ) Thí sinh có thể trình bày LẬP theo nhiều cách khác nhau, có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ VĂN riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, có thái độ chân BẢN thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. ( 14 đ) Có thể viết đoạn văn theo hướng sau:
- 1.Giải thích – Để cuộc sống trôi qua kẽ tay: Lãng phí thời gian, tuổi trẻ, khiến 0,25 cuộc sống buồn tẻ. – Đắm mình trong quá khứ: là tôn thờ quá khứ, coi quá khứ là 0,25 những gì tốt đẹp nhất. – Ảo tưởng về tương lai: vẽ ra tương lai rực rỡ như ý. 0.25 => Rút ra ý nghĩa của vấn đề và nội dung bàn luận: Câu nói như một lời khuyên gửi gắm thông điệp tới mọi người (nhất là các bạn 0.25 trẻ không nên lãng phí tuổi trẻ, lãng phí cuộc đời mình vì những điều đã qua hoặc những gì chưa tới mà phải sống hết mình với hiện tại, tận hiến, tận hướng để cuộc đời mình có ý nghĩa. 2. Bàn luận vấn đề – Tại sao Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm 2.0 mình trong quá khứ: Quá khứ là những gì đã qua, không bao giờ quay lại. Vì vậy nếu cứ đắm chìm trong quá khứ, ru mình giữa vinh quang hay đau khổ trách móc bản thân, nuối tiếc quá khứ ấy sẽ khiến chúng ta lãng quên, bỏ lỡ những cơ hội, những điều tốt đẹp hiện tại. – Tại sao Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ ảo tưởng về tương lai: Tương lai là cái chưa đến, sắp đến và sẽ đến. Tương lai phụ thuộc hoàn toàn vào hành động của mỗi chúng ta ở hiện tại. Nếu chúng ta biết nắm bắt thời cơ, không ngừng phấn đấu ở hiện tại sẽ được hưởng thành quả trong tương lai vì vậy không nên lãng phí thời gian và cơ hội. – Bày tỏ quan điểm của cá nhân về thái độ sống và cách sống: Sống, cống hiến, học tập và lao động cũng cần đi liền với hưởng thụ. Biết nâng niu, trân trọng những giá trị vật chất cũng như tinh thần của cuộc sống hiện tại cũng là điều quan trọng và cần thiết. 3. Bài học nhận thức và hành động 1.0 – Không chủ quan dựa vào quá khứ, không ảo tưởng trông chờ vào tương lai may mắn. – Cống hiến hết mình cho hiện tại, xây dựng mục tiêu, kế hoạch cho tương lai d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. Câu 2 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận văn học 0.25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Làm rõ nhận xét của Lưu Trọng Lư "Một câu thơ hay là một câu thơ có sức gợi" qua việc phân tích bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh. 0.25 1.Giải thích -Câu thơ là một đơn vị trong tổ chức của bài thơ trữ tình, là một tổ chức ngôn từ để hình thành ý thơ, thường là một dòng hoặc hai 0.25 dòng (thơ lục bát). - Câu thơ hay muốn nói đến câu thơ có sự đặc sắc, thú vị, giàu giá 0.25 trị thẩm mĩ, có thể đem lại khoái cảm thẩm mĩ đặc biệt cho người
- đọc. - “Sức gợi” tức là những khoảng trắng trong tác phẩm văn học, là 0.25 những tín hiệu nghệ thuật mang hàm ý sâu thôi thúc người ta đọc và suy ngẫm. Thơ và ngôn ngữ thơ phải cô đọng, giàu sức biểu hiện, sự tìm tòi công phu, cân nhắc kĩ lưỡng, chọn lọc có sáng tạo của nhà thơ với phương tiện phong phú và biến hóa. =>Câu nói là nhận định đúng đắn, sâu sắc, đề cao nghệ thuật thể 0.25 hiện và ý tưởng sáng tạo của người nghệ sĩ 2.Giới thiệu tác giả Tế Hanh và tác phẩm Quê hương 1.0 -Tế Hanh (1921 – 2009), tên thật là Trần Tế Hanh. Ông là người con của xứ sở núi Ấn sông Trà. Ông góp mặt trong phong trào Thơ mới chặng cuối với những bài thơ về nỗi buồn, tình yêu quê hương thắm thiết. Sau năm 1945, ông bền bỉ sáng tác phục vụ cách mạng và kháng chiến; luôn hướng ngòi bút về nỗi nhớ thương tha thiết quê hương miền Nam và niềm khao khát Tổ quốc được thống nhất. Trong nền thơ Việt Nam hiện đại, thơ Tế Hanh mang giọng điệu dung dị, khiêm nhường, không rực rỡ, tân kỳ, không bất ngờ, ào ạt. Thơ ông cũng như con người ông, nhỏ nhẹ và mực thước, vừa đủ để tạo nên dấu ấn riêng. Nói cách khác, thơ ông như dòng sông quê hương bình dị, trôi chảy êm đềm mà đậm chất trữ tình, ân nghĩa - “Quê hương” in trong tập Hoa niên 1945 là một trong số những bài thơ xuất sắc của Tế Hanh. Bài thơ được sáng tác khi tác giả mới tròn mười tám tuổi, đang theo học trung học ở Huế. Bài thơ là nỗi nhớ, là tình yêu nồng nàn đối với quê hương. 3.Chứng minh qua bài thơ Quê hương 7.0 a.Bài thơ khơi dậy và làm đẹp thêm tình yêu quê hương, đất nước 1.5 cho mỗi người đọc qua niềm tự hào của tác giả khi giới thiệu về quê hương mình. (Dẫn chứng hai câu thơ đầu.) =>Hai câu đầu gợi lên một vùng quê sông nước mênh mông và công việc chính của người dân nơi đây là nghề chài lưới b. Bài thơ khơi dậy và làm đẹp thêm tình yêu quê hương, đất 3.5 nước qua việc ngợi ca vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và cuộc sống của người dân làng chài ven biển. + Cảnh ra khơi đầy hứng khởi giữa thiên nhiên sông nước gần gũi, thoáng đạt, thi vị( dẫn chứng khổ thơ thứ hai: Thiên nhiên, con người lao động, đoàn thuyền) =>Gợi lên khung cảnh thiên nhiên vùng biển đẹp thơ mộng, những trai tráng trong làng tràn đầy nhựa sống và hình ảnh đoàn thuyền ra khơi đầy khí thế. Qua đó Tế Hanh thể hiện tình yêu, lòng tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người quê hương. + Cảnh trở về tấp nập, no đủ, bình yên (Dẫn chứng khổ thơ thứ 3: không khí người lao động, hình ảnh con thuyền được nhân hóa) =>Thuyền, biển và con người làng chài gắn bó, hòa quện vào nhau trong mối quan hệ linh thiêng.
- +Tế Hanh đã sử dụng những câu thơ đằm thắm, ngọt ngào, những biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ đặc sắc nhằm tái hiện lại vẻ đẹp của thiên nhiên thơ mộng hùng tráng cùng vẻ đẹp tràn trề của người lao động. Ca ngợi cuộc sống lao động bình dị mà vui tươi trên quê hương mình với một tình yêu thương tha thiết chân thành. c. Bài thơ khơi dậy cho người đọc nỗi nhớ da diết với quê hương 2.0 qua nỗi nhớ của nhà thơ.( Dẫn chứng khổ thơ cuối) =>Tâm hồn trong sáng tình cảm thiết tha của nhà thơ Tế Hanh đối với quê hương đã khơi dậy, bồi đắp thêm cho mỗi bạn đọc tình yêu con người, tình yêu quê hương, đất nước. Đây chính là chức năng giáo dục và thẩm mĩ của văn chương đối với con người, là yếu tố quyết định cho sức sống bền vững của một tác phẩm văn học trong lòng độc giả. 4. Đánh giá: 1.0 - Khẳng định câu nhận định trên là đúng. - Bài học cho người nghệ sĩ: trong quá trình sáng tạo, nhà văn, nhà thơ phải lao động miệt mài bằng cả trí óc và con tim, bằng cả tâm lực lẫn trí lực để cho ra đời những tác phẩm có ý nghĩa sâu sắc. - Đối với bạn đọc: khi đọc tác phẩm không nên thờ ơ, hững hờ, hãy đọc bằng cả trái tim và trí tuệ để lĩnh hội được những điều người nghệ sĩ gửi gắm, để từ đó hoàn thiện nhân cách, sống tốt hơn, đẹp hơn. d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ phù hợp 0.25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn mực chính tả, ngữ 0.25 pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.