Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Sở GD và ĐT Nam Định (Có đáp án)
Câu 3 (1,5 điểm): Mỗi người đàn ông có một cách ứng xử riêng đối với những người bộ hành.
Em đồng ý với cách ứng xử của ai? Vì sao?
Câu 4 (1,0 điểm): Bài học em rút ra qua đoạn trích là gì?
Em đồng ý với cách ứng xử của ai? Vì sao?
Câu 4 (1,0 điểm): Bài học em rút ra qua đoạn trích là gì?
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Sở GD và ĐT Nam Định (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2022_2023_so.pdf
Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Sở GD và ĐT Nam Định (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2022-2023 NAM ĐỊNH Môn: Ngữ Văn - Lớp 8 Thời gian làm bài: 120 Phút ĐỀ THAM KHẢO Đề thi gồm: 02 trang I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau: Tại một vùng núi non lạnh lẽo của miền Bắc Ấn Độ, người đi đường thường giữ ấm bằng một chiếc nồi đất nhỏ, cho than hồng vào và đậy nắp cho kín. Sau đó họ lấy dây ràng kĩ quanh nồi rồi dùng khăn vải bọc lại. Khi đi ra ngoài, họ cắp chiếc lồng ấp trên vào người cho ấm. Ba người đàn ông nọ cùng đi đến đền thờ. Đường thì xa nên cứ đi một lúc họ lại nghỉ chân rồi mới đi tiếp. Ở một chặng nghỉ, một người trong họ trông thấy có vài người bộ hành ngồi co rúm lại vì lạnh. Anh ta vội mở chiếc lồng ấp của mình ra lấy lửa mồi cho những chiếc lồng ấp của họ để tất cả mọi người đều được sưởi ấm. Lần đó, anh ta cứu được mấy mạng người suýt bị chết cóng trong đêm lạnh rét buốt của vùng Bắc Ấn. Thế rồi, cả nhóm người lại lên đường. Đêm đã khuya. Đường đi tối mịt không có lấy một ánh sao. Người bộ hành thứ hai mở chiếc lồng sưởi của mình để mồi lửa vào ngọn đuốc mà anh ta đã mang theo. Ánh sáng từ ngọn đuốc đã giúp cho cả đoàn người có thể lên đường an toàn. Người thứ ba cười nhạo hai người bạn đồng hành của mình: “Các anh là một lũ điên. Có họa là điên mới đem phí phạm ngọn lửa của mình như thế.”. Nghe thế, họ bảo anh ta: “Hãy cho chúng tôi xem ngọn lửa của bạn”. Anh này mở chiếc lồng sưởi ấm của mình ra thì hỡi ôi, lửa đã tắt ngấm từ bao giờ, chỉ còn lại tro và vài mẩu than leo lét sắp tàn (Trích Ngọn lửa, Trái tim có điều kì diệu, NXB Trẻ, năm 2013, tr 86 - 87) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1 (0,5 điểm): Để khắc phục khí hậu lạnh lẽo ở miền Bắc Ấn Độ, người đi đường đã giữ ấm bằng cách nào ? Câu 2 (1,0 điểm): Hình ảnh ba người đàn ông trong đoạn truyện hiện lên là người như thế nào? Câu 3 (1,5 điểm): Mỗi người đàn ông có một cách ứng xử riêng đối với những người bộ hành. Em đồng ý với cách ứng xử của ai? Vì sao? Câu 4 (1,0 điểm): Bài học em rút ra qua đoạn trích là gì? II. PHẦN LÀM VĂN (16,0 điểm) Câu 1 (6,0 điểm): Từ nội dung của đoạn trích phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (từ 12 đến 15 câu) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của tình yêu thương con người trong cuộc sống. Trang 1
- Câu 2 (10,0 điểm): Voltaire cho rằng: Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm. Em hãy lắng nghe “ giai điệu tâm hồn” của Tế Hanh qua việc phân tích bài thơ “Quê hương”. HẾT (Giám thị coi thi không giải thích gì thêm) Chúc các em làm bài kiểm tra tốt! Họ và tên thí sinh: Họ tên, chữ ký GT 1: Số báo danh: Họ tên, chữ ký GT 2: . Trang 2
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM NAM ĐỊNH ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC: 2022-2023 Môn: Ngữ Văn - Lớp 8 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 1 Để khắc phục khí hậu lạnh lẽo ở miền Bắc Ấn Độ, người đi đường đã 0,5 giữ ấm bằng một chiếc nồi đất nhỏ cho than hồng vào và đậy nắp cho kín mang theo mình. * Cách cho điểm: - Đúng như đáp án: 0,5 điểm. - Nếu học sinh chép lại đoạn truyện nhưng đúng ý trả lời vẫn cho điểm tối đa. - Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai thì không cho điểm. 2 - Hình ảnh ba người đàn ông trong truyện hiện lên: + Người đàn ông thứ nhất và thứ hai là người biết quan tâm, chia sẻ, 0,5 yêu thương, giúp đỡ người khác, đem lại hạnh phúc cho mọi người. + Người đàn ông thứ ba là người ích kỷ, hẹp hòi, thờ ơ, vô cảm, chế nhạo người biết giúp đỡ người khác. * Lưu ý: O,5 - Hs trả lời đúng mỗi ý cho 0,5 điểm - HS trả lời nhưng chỉ chạm vấn đề chưa thuyết phục cho 0,25 điểm. - HS có thể diễn đạt cách khác nhưng đảm bảo ý vẫn cho điểm tối đa. - Trả lời sai hoặc không trả lời thì không cho điểm 3 - Thí sinh bày tỏ quan điểm cá nhân đồng tình với cách ứng xử của 0,5 người đàn ông thứ nhất, người đàn ông thứ hai hoặc người đàn ông thứ ba. - Thí sinh có thể đưa ra nhiều lí lẽ lí giải khác nhau nhưng phải hợp 1,0 lý và làm rõ được quan điểm của bản thân. Sau đây là những gợi ý: - Nếu đồng tình, với cách ứng xử của người đàn ông thứ nhất hoặc thứ hai lí giải theo hướng: + Qua cách ứng xử cho thấy họ là những người biết chia sẻ, giúp đỡ người khác, mang lại sự sống cho người khác. + Đó là cách ứng xử đầy chất nhân văn, biết sống vì người khác, biết lan tỏa yêu thương tới những người xung quanh. Trang 3
- + Nhờ cách ứng xử đó mà họ nhận được sự kính trọng, yêu quí của mọi người. - Nếu đồng tình với cách ứng xử của người đàn ông thứ ba lí giải theo hướng: + Qua cách ứng xử đã cho thấy người đàn ông thứ ba đề cao lợi ích của bản thân - đây là nhu cầu chính đáng của con người. + Lợi ích của cá nhân cũng rất quan trọng vì cuộc đời của con người cũng rất ngắn ngủi. + Khi coi trọng lợi ích cá nhân, con người sẽ biết trân trọng những gì mình có. * Lưu ý: Phần lí giải: - Nêu đủ 3 ý hợp lí cho 1,0 điểm. (HS có thể diễn đạt cách khác nhưng đảm bảo ý vẫn cho điểm tối đa.) - Nêu đủ 2 ý hợp lí hoặc nêu được 3 ý nhưng chưa đầy đủ cho 0,75 điểm. - Nêu đủ 1 ý hợp lí hoặc nêu được 2 ý nhưng chưa đầy đủ cho 0,5 điểm. - Nêu được 1 ý hợp lí nhưng chưa đầy đủ cho 0,25 điểm. - Không trả lời hoặc trả lời sai 0,0 điểm. 4 - HS nêu ra được bài học hợp lí, phù hợp với nội dung văn bản. 1,0 - Một số gợi ý: + Trong cuộc sống, chúng ta hãy cho đi, bởi vì cho đi là còn mãi. + Ngọn lửa của tình yêu thương nếu không sẻ chia cuối cùng sẽ lụi tắt. + Chỉ khi biết lan tỏa những điều tốt đẹp, cuộc sống mới thực sự có ý nghĩa. * Lưu ý - HS nêu được 3 bài học trở lên, thuyết phục cho 1,0 điểm - HS nêu được 2 bài học, thuyết phục cho 0,75 điểm. - HS nêu được 1 bài học thuyết phục cho 0,5 điểm. - HS nêu 1 bài học nhưng chỉ chạm vấn đề chưa thuyết phục cho 0,25 điểm. - Không trả lời hoặc trả lời sai 0,0 điểm. II TẬP LÀM VĂN 16,0 1 Từ nội dung của đoạn trích phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn 6,0 (từ 12 đến 15 câu) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của tình yêu thương con người trong cuộc sống. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn và yêu cầu về dung lượng. 0,5 Trang 4
- b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của tình yêu thương con 0,5 người trong cuộc sống. c. Triển khai vấn đề nghị luận: Bày tỏ suy nghĩ về vấn đề bằng lập luận 4,0 chặt chẽ với lí lẽ, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục. Dưới đây là một hướng triển khai: * Ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống con người: - Đối với cá nhân + Với những người được yêu thương: . Mang đến cho con người niềm vui, sự ấm áp và hạnh phúc. . Làm vơi đi những khổ đau, bất hạnh và khiến cho con người có niềm tin vào cuộc sống . Có khả năng cảm hóa những con người lầm lạc để họ trở thành một người tốt + Với những người cho đi yêu thương: Làm cho tâm hồn trở nên thanh thản tìm thấy niềm vui, hạnh phúc của cuộc đời. - Đối với xã hội: Tình yêu thương là cơ sở xây dựng một xã hội tốt đẹp có văn hóa. * Mở rộng: Tình yêu thương phải đặt đúng lúc, đúng chỗ không để người khác lợi dụng. Lối sống yêu thương thiên về cảm xúc nhưng trong cuộc sống con người cần có lý trí. * Bài học: Cần sống yêu thương, bao dung, vị tha, biết đồng cảm, sẻ chia đặt vào vị trí của người khác mà nghĩ cho họ. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp 0,5 tiếng Việt. e. Sáng tạo: Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới 0,5 mẻ. Cách cho điểm: - Từ 5,0 đến 6,0 điểm: Hiểu vấn đề; lập luận chặt chẽ, thuyết phục; văn viết có giọng điệu riêng. - Từ 3,0 đến 4,75 điểm: Hiểu vấn đề; biết cách lập luận; diễn đạt được ý, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, chính tả. - Từ 1,0 đến 2,75 điểm: Nhận diện được vấn đề; lập luận chưa rõ; viết chung chung; mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả. - Dưới 1,0 điểm: Không hiểu rõ vấn đề; viết sơ sài, chưa biết triển khai lập luận; mắc rất nhiều lỗi diễn đạt, chính tả. - Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề. 2 Voltaire cho rằng: Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm 10,0 hồn cao cả, đa cảm. Trang 5
- Em hãy lắng nghe “ giai điệu tâm hồn” mà Tế Hanh gửi gắm trong bài thơ “Quê hương”. *Yêu cầu chung: Học sinh biết cách tạo lập một bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. Văn viết có cảm xúc, diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. *Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận gồm 3 phần mở bài, thân bài, 0,5 kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Thơ là âm nhạc của tâm hồn, 0,5 nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm. “Giai điệu tâm hồn” mà Tế Hanh gửi gắm trong bài thơ “Quê hương”. c. Triển khai vấn đề nghị luận; : Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng. HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: 1. Dẫn dắt, nêu và trích dẫn vấn đề một cách hợp lí. 0,5 2. Giải thích ý kiến. 1,0 Voltaire cho rằng: Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm. + Thơ là hình thức nghệ thuật của ngôn từ thuộc phương thức biểu đạt trữ tình, thể hiện tình cảm, cảm xúc của con người. Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc giàu chất nhạc và chất họa. + “Thơ là âm nhạc của tâm hồn” thơ là những giai điệu tình cảm, cảm xúc, là những rung động thẩm mĩ trong thế giới nội tâm con người. + “Tâm hồn cao cả, đa cảm”: Tâm hồn đẹp, phong phú, dễ xúc động khi va chạm với thế giới xung quanh và luôn hướng về những điều tốt đẹp cao quý. →Ý kiến nêu lên đặc trưng của thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc, những giai điệu tâm hồn, những tình cảm đẹp. *Lưu ý: - Chấp nhận những cách diễn đạt khác nhau miễn là nêu được đúng bản chất vấn đề. - Nếu học sinh chỉ giải thích nghĩa của các từ trong nhận định cho tối đa 0,25 điểm. Trang 6
- 3. Phân tích, chứng minh. * Giới thiệu tác giả, tác phẩm. 0,5 (Trường hợp HS làm ở phần giới thiệu vấn đề nghị luận hoặc trước phần giải thích ý kiến vẫn cho điểm tối đa ) * Luận điểm 1: “Giai điệu tâm hồn” mà Tế Hanh gửi gắm trong bài thơ “Quê hương” là tiếng lòng của một tình yêu quê hương tha thiết. 3,5 - “ Giai điệu tâm hồn”, tình yêu quê hương của Tế Hanh trước hết thể hiện qua niềm tự hào khi giới thiệu về quê hương. Qua phân tích các từ ngữ, hình ảnh học sinh cần làm nổi bật làng chài hiện lên như một đảo nhỏ vây bọc bởi nước. Người dân sống bằng nghề chài lưới họ có cách tính rất riêng lấy thời gian để đo chiều dài của không gian. - “Giai điệu tâm hồn” những cung bậc tình cảm, cảm xúc, tình yêu quê hương của Tế Hanh có khi được thể hiện gián tiếp qua việc tái hiện khung cảnh sinh hoạt, cảnh lao động của người dân chài lưới. + Trước hết là cảnh “ Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá” trong một “sớm mai hồng”. Học sinh đi vào phân tích giá trị biểu đạt của hình ảnh so sánh (cánh buồm với mảnh hồn làng), nhân hóa (cánh buồm rướn thân trắng), cùng các động từ mạnh (phăng, vượt) diễn tả sức sống mạnh mẽ, dạt dào, hứng khởi của con thuyền và cũng là khí thế tự tin, kiêu hãnh giữa biển trời của người ngư dân. + Đó còn là cảnh đón thuyền đánh cá trở về trong không khí vui vẻ của cả làng. Qua phân tích các từ ngữ, hình ảnh để thấy được một bức tranh lao động náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sự sống, toát ra từ không khí ồn ào, tấp nập, đông vui. Hình ảnh người dân chài cùng con thuyền sau chuyến ra khơi được miêu tả qua nghệ thuật ẩn dụ ( vị xa xăm, nghe chất muối ), nhân hóa ( Chiếc thuyền im, bến mỏi, trở về nằm). làm cho hình ảnh người dân chài hiện lên vừa chân thực, lãng mạn, dày dạn. Qua đó người đọc cảm nhận được tâm hồn tinh tế, tài hoa và tình yêu quê hương tha thiết, sâu nặng của nhà thơ. - “Giai điệu tâm hồn”, tình yêu quê hương của Tế Hanh có khi được thể hiện trực tiếp trong nỗi nhớ không nguôi về quê hương của người con khi xa cách. Với từ ngữ, hình ảnh chân thật, giản dị đã diễn tả nỗi nhớ quê hương da diết, không nguôi của nhà thơ. Tế Hanh nhớ về màu sắc cảnh vật, bóng dáng con thuyền và kết đọng lại ở hương vị đặc trưng “mùi nồng Trang 7
- mặn quá”. Đó là hương vị riêng đầy quyến rũ của quê hương. Phải yêu và gắn bó sâu sắc với quê hương Tế Hanh mới phát hiện ra điều đó. * Luận điểm 2: “Giai điệu tâm hồn” mà Tế Hanh gửi gắm trong bài thơ “Quê hương”, tiếng lòng của một tình yêu quê hương của tác giả được thể hiện qua một hình thức nghệ thuật đặc sắc. + Thể thơ tám chữ phóng khoáng phù hợp với bộc lộ cảm xúc. + Sự kết hợp hài hòa giữa miêu tả và biểu cảm. + Trong bài thơ, nhà thơ đã sử dụng thàng công các biện pháp tu từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ sử dụng từ ngữ gợi hình, gợi cảm để miêu tả hình ảnh người dân chài vừa chân thực, vừa lãng mạn, vừa có tầm vóc phi thường nhưng hết sức đời thường. + Chất thơ ánh lên từ cuộc sống lao động của ngư dân, từ phong cách 1,0 thơ của Tế Hanh. 4. Đánh giá, mở rộng - Đánh giá về tác phẩm +Với những thành công về nghệ thuật, bài thơ đã thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của nhà thơ. “Giai điệu tâm hồn” của nhà thơ đã làm nên thành công của thi phẩm và nét riêng trong thơ Tế Hanh. Cùng với “Lời con đường quê”, “Nhớ con sông quê hương” thì “ Quê hương là nguồn cảm hứng lớn trong suốt đời thơ của ông.” + Bài thơ làm phong phú thêm cho các tác phẩm cùng đề tài và gợi nhắc ở người đọc tình yêu quê hương tha thiết. + Bài thơ là minh chứng cụ thể rõ ràng cho ý kiến. - Đánh giá về ý kiến 1,5 + Ý kiến của Voltaire là hoàn toàn đúng đắn khi khẳng định đặc trưng của thơ là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc, giai điệu tâm hồn. +Ý kiến cũng đề ra bài học đối với người sáng tác và người tiếp nhận: . Với người sáng tác: Không ngừng bồi dưỡng tâm hồn mình để có tâm hồn cao cả, đa cảm dễ rung động trước cuộc đời khởi phát thành thơ. . Với người tiếp nhận: Đến với thơ là đến với giai điệu tâm hồn, những tình cảm đẹp để tìm thấy ở đó tiếng nói tri âm, tâm hồn đồng điệu làm giàu có tâm hồn mình, giúp mình sống tốt hơn, đẹp hơn. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp 0,5 tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ 0,5 về vấn đề nghị luận. Trang 8
- Cách cho điểm: - Từ 8,0 đến 10,0 điểm: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên; có kĩ năng giải thích tốt; phân tích tác phẩm có định hướng, có chiều sâu; văn viết có giọng điệu. - Từ 6,0 đến 7,75 điểm: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên; có kĩ năng giải thích; hiểu và phân tích tác phẩm có định hướng; diễn đạt mạch lạc. - Từ 4,0 đến 5,75 điểm: Chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên; giải thích chưa rõ; có ý thức phân tích theo định hướng song chưa đầy đủ; còn mắc lỗi diễn đạt, chính tả. - Từ 2,0 đến 3,75 điểm: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề; bài viết sơ sài; phân tích không có định hướng; mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả. - Dưới 2,0 điểm: Không có kĩ năng làm bài; không hiểu tác phẩm; mắc quá nhiều lỗi diễn đạt, chính tả. - Điểm 0,0: Làm sai hoàn toàn hoặc không làm bài. Lưu ý: Không đếm ý cho điểm, cân nhắc toàn bài để đánh giá * Lưu ý chung: - Sau khi chấm điểm từng câu, giám khảo cân nhắc để cho điểm toàn bài một cách hợp lí, đảm bảo đánh giá đúng trình độ thí sinh, khuyến khích sự sáng tạo. - Đảm bảo toàn bài lẻ đến 0,25 điểm, không làm tròn. HẾT Trang 9