Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường TH và THCS Tiền Phong (Có đáp án)

Câu 2 (6,0 điểm)
Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về quan niệm nghề nghiệp và công việc mà tác giả Dr. Martin Luther King gửi gắm trong đoạn văn trên.
pdf 7 trang Hải Đông 05/02/2024 2180
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường TH và THCS Tiền Phong (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2021_2022_tru.pdf

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường TH và THCS Tiền Phong (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT QUẢNG YÊN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG TH&THCS TIỀN PHONG NĂM HỌC: 2021-2022 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9 Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (4,0 điểm) Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi: Điều tôi muốn nói với các bạn sáng ngày hôm nay là, nếu như Chúa bắt ta phải làm người quét đường, hãy quét đường hăng say như thể Michaelangelo đang vẽ tranh, hãy quét đường hăng say như thể Hayden và Beethoven đang soạn nhạc, hãy quét đường hăng say như Shakespear đang làm thơ. Hãy quét đường thật tốt, thật sạch đến nỗi tất cả thiên thần trên trời và con người dưới đất phải dừng lại và thốt lên: “Nơi đây có một người quét đường cao quý đã làm công việc của mình quá tuyệt.” (Trích Ba chiều của một đời sống trọn vẹn, Dr. Martin Luther King, Nguồn Internet) a. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn văn. b. Xác định lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên và chuyển thành lời dẫn gián tiếp. c, Theo em, hình ảnh “người quét đường” là chỉ ai? Nêu cảm nhận của em về hình ảnh đó? Câu 2 (6,0 điểm) Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về quan niệm nghề nghiệp và công việc mà tác giả Dr. Martin Luther King gửi gắm trong đoạn văn trên. Câu 3 (10,0 điểm) Bàn về truyện ngắn, Tô Hoài nói: “Dựng nhân vật là điều khó khăn nhất đối với người viết.”Nguyễn Minh Châu lại khẳng định: “Dựng được một tình huống đặc sắc là vấn đề sống còn với người viết truyện ngắn.” (Các nhà văn nói về văn - NXB Tác phẩm mới) Từ truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân, em hãy làm sáng tỏ hai ý kiến trên. (Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr. 12-13) Hết
  2. PHÒNG GD & ĐT QUẢNG YÊN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG TRƯỜNG TH&THCS TIỀN PHONG NĂM HỌC: 2021-2022 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9 I/ HƯỚNG DẪN CHUNG: - Giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hoá điểm số các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. - Điểm toàn bài là 20,0 điểm, chi tiết đến 0,25 (không làm tròn). II/ HƯỚNG DẪN CỤ THỂ: CÂU MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH ĐIỂM 1.1. Yêu cầu về kĩ năng Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả. 1.2. Yêu cầu về kiến thức a. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ so sánh - Phép so sánh: so sánh công việc và tinh thần làm việc “quét đường 1,0 hăng say” với “Michaelangelo đang vẽ tranh”, “Hayden và Beethoven đang soạn nhạc”, “Shakespear đang làm thơ”. - Tác dụng: cụ thể hóa yêu cầu của công viêc, dù làm công việc đơn giản, 1,0 nhỏ bé, tầm thường cũng cần dồn hết khả năng, sự tâm huyết và tinh thần sáng tạo. Qua đó tác giả muốn mọi người có sự thay đổi nhận thức, thái độ với lao động, có ý thức trân trọng, đề cao mỗi công việc và nghề nghiệp khác nhau trong xã hội. Câu 1 b. Xác định lời dẫn trực tiếp và chuyển thành lời dẫn gián tiếp. (4,0 - Lời dẫn trực tiếp: “Nơi đây có một người quét đường cao quý đã làm 0,5 điểm) công việc của mình quá tuyệt.” - Chuyển thành lời dẫn gián tiếp: Hãy quét đường thật tốt, thật sạch đến 0,5 nỗi tất cả thiên thần trên trời và con người dưới đất phải dừng lại và thốt lên (rằng) nơi đây có một người quét đường cao quý đã làm công việc của mình quá tuyệt. c,* Hình ảnh “người quét đường”: - Hình ảnh“người quét đường” có ý nghĩa tượng trưng cho người lao 0,5 động lao . * Cảm nhận của em về hình ảnh “người quét đường”: 0,5 - Là những người lao động nhỏ bé, bình dị nhưng hăng say lao động góp sức mình vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. -> Là những người lao động cao quý.
  3. CÂU MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH ĐIỂM 2.1. Yêu cầu về kĩ năng - Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội theo hướng mở, biết vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận, đưa ra ý kiến riêng khi giải quyết vấn đề. - Bài viết có bố cục mạch lạc; hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng; dẫn chứng thuyết phục; hành văn trong sáng, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 2.2. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể có trình bày bài viết theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đạt được các ý cơ bản sau: 2.2.1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận. 0,5 2.2.2. Thân bài a. Giải thích 1,0 - Hình ảnh“người quét đường” có ý nghĩa tượng trưng cho người lao động làm những công việc đơn giản, nhỏ bé, bình dị. Câu 2 - Cách nói giả định “nếu phải làm người quét đường” đặt ra tình huống (6,0 phải lựa chọn một công việc lao động đơn giản, bình thường. điểm) - Một loạt cụm động từ “hãy quét đường hăng say ”, “hãy quét đường thật tốt, thật sạch ” có ý nghĩa cầu khiến đặt ra yêu cầu về tinh thần trách nhiệm, thái độ và hiệu quả đối với công việc. - Cụm danh từ“người quét đường cao quý” có ý nghĩa tôn vinh người lao động, công việc và nghề nghiệp. => Bằng cách nói giàu hình ảnh, tác giả gửi tới bức thông điệp: mỗi con người dù là ai, dù làm bất cứ nghề gì cũng đều phải hoàn thành tốt công việc của mình với tất cả lòng nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm và sự say mê cống hiến. b. Phân tích, bàn luận 2,5 Tác giả Dr. Martin Luther King đã đưa ra một quan niệm rất chính xác về nghề nghiệp và công việc. Đây là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong xã hội hiện nay, nhất là với thế hệ trẻ vì: - Trong xã hội có nhiều ngành nghề và sự phân công công việc khác nhau. Mỗi một công việc, nghề nghiệp chân chính đều có vai trò, ý nghĩa riêng, cùng đóng góp cho sự phát triển của xã hội. - Đối với mỗi người, khi làm bất cứ nghề nghiệp và công việc nào, bên cạnh tài năng, năng lực thì yếu tố quyết định hiệu quả chính là tinh thần, thái độ, trách nhiệm và sự tận tâm, tận lực để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. - Công việc và nghề nghiệp là một trong những tiêu chí quan trọng để khẳng định giá trị của bản thân con người. Vì vậy khi đánh giá một con cần nhìn nhận thái độ lao động và hiệu quả công việc của họ. - Khi làm tốt công việc của mình, ai cũng đều xứng đáng nhận được sự tin cậy, yêu mến, ngưỡng mộ, tôn vinh của mọi người, của xã hội.
  4. CÂU MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH ĐIỂM - Phân biệt tinh thần hăng say lao động với sự nhiệt tình thái quá. - Phê phán: những người có thái độ phân biệt nghề nghiệp, công việc cao - thấp, sang - hèn; một bộ phận giới trẻ còn coi thường lao động chân tay, ngại khó, ngại khổ, thích làm thầy hơn làm thợ, chỉ thích làm những công việc “bàn giấy”, (Thí sinh minh hoạ bằng các dẫn chứng thực tế) c. Bài học 1,5 - Cần hiểu rõ, trong xã hội hiện đại, bất cứ nghề nghiệp, công việc chân chính nào cũng được coi trọng như nhau, đều có thể trở nên “cao quý”. - Nhận thức được rằng không phải lúc nào ta cũng được quyền lựa chọn nghề nghiệp, công việc theo mong muốn, sở thích của bản thân. Nhưng phải luôn có ý thức phấn đấu để trở thành những con người “cao quý” bằng chính nghề nghiệp, công việc của mình. - Đối với mỗi học sinh: + Tích cực chuẩn bị nền tảng tri thức, trau dồi kinh nghiệm, kĩ năng sống, phát triển các năng lực để có sự lựa chọn nghề nghiệp và công việc phù hợp với bản thân, xã hội. + Thường xuyên rèn luyện bản thân ngay từ những công việc trong gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội. 2.2.3. Kết bài: Khẳng định vấn đề nghị luận, liên hệ bản thân. 0,5 a. Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học, kết hợp các thao tác đối sánh, lập luận để làm sáng tỏ vấn đề. - Bố cục: rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ.Lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục; diễn đạt trong sáng, lưu loát, dùng từ đặt câu chuẩn xác, không mắc lỗi chính tả. b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể viết bằng nhiều cách khác nhau nhung phải đảm bảo nắm được và làm toát lên những nội dung cơ bản sau: 1.Mở bài: - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: nhân vật và tình huống truyện là một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và giá trị đặc sắc của truyện ngắn Câu 3 1,0 qua ý kiến của Tô Hoài và Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm“Làng”của (10 nhà văn Kim Lân. điểm) 2.Thân bài: 2.1. Giải thích: * Ý kiến của Tô Hoài:“Dựng nhân vật là điều khó khăn nhất đối với 1,5 người viết” + Nhân vật: Là hình tượng nghệ thuật (có thể là con người, con vật, đồ vật ) được nhà văn xây dựng trong tác phẩm bằng ngôn ngữ, hình ảnh,
  5. CÂU MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH ĐIỂM kết cấu + Dựng nhân vật là điều khó khăn nhất đối với người viết: Bởi nhân vật là linh hồn tác phẩm vì vậy nhà văn phải lựa chọn và xây dựng được nhân vật điển hình chân thực, sống động để thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. => Câu nói khẳng định nhân vật có ý nghĩa, vai trò rất quan trọng đòi hỏi nhà văn phải không ngừng sáng tạo. * Ý kiến của Nguyễn Minh Châu: “Dựng được một tình huống đặc sắc là vấn đề sống còn với người viết truyện ngắn”. + Tình huống: là khoảnh khắc được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt, bất ngờ. Tác giả đặt nhân vật vào sự kiện đó để nhằm bộc lộ khả năng ứng xử, thử thách phẩm chất của nhân vật đưa câu chuyện lên cao trào thể hiện nội dung tư tưởng chủ đề của tác phẩm. + Vấn đề sống còn: Là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, quyết định tạo nên sự thành công của truyện ngắn. => Ý kiến của Nguyễn Minh Châu đề cập đến yêu cầu sống còn với người viết truyện ngắn là dựng được tình huống truyện. Mỗi nhà văn đề cập đến một yếu tố làm nên sức hấp dẫn và giá trị đặc sắc của truyện ngắn. Đó là hai yếu tố có vị trí riêng song chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. + Nhân vật góp phần thể hiện tình huống truyện độc đáo hấp dẫn + Tình huống chi phối tâm trạng, hành động nhân vật, giúp nhân vật bộc lộ tính cách 2.2 Phân tích và chứng minh * Giới thiệu tác phẩm“Làng”: là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Kim Lân được viết năm 1948 trong thời kì đầu của cuộc 0,5 kháng chiến chống Pháp. 2.2.1.Sức hấp dẫn của truyện ngắn Làng là nghệ thuật xây dựng tình huống độc đáo, bất ngờ kịch tính. - Tác giả đã đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống bất ngờ, gay cấn để làm bộc lộ sâu sắc tình cảm của nhân vật. + Ông Hai nghe được tin làng chợ Dầu theo giặc, phản bội lại cách mạng, kháng chiến.Cái tin đó đã làm cho ông từ đỉnh cao của niềm vui, niềm tin, niềm tự hào về làng quê của mình bị rớt xuống vực thẳm của của sự đau xót, tủi hổ, day dứt, bế tắc. Từ chỗ ông rất yêu làng bỗng trở 1,5 nên thù làng:“Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.Với ông Hai, nếu làng Dầu đi theo Tây thật chăng nữa thì ông vẫn ủng hộ kháng chiến và lòng yêu đất nước không hề vơi cạn. => Tình huống tạo nên nút thắt của câu chuyện, tác giả đặt nhân vật vào tình huống thử thách để bộc lộ chiều sâu tâm trạng, góp phần khắc họa nổi bật chủ đề của truyện.Điều đó cũng khẳng định thành công trong việc xây dựng tình huống truyện của nhà văn Kim Lân.
  6. CÂU MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH ĐIỂM 2.2.2.Truyện ngắn Làng khắc họa thành công nhân vật ông Hai - nhân vật chính tiêu biểu cho hình ảnh người nông dân thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. Xây dựng thành công nhân vật ông Hai qua diến biến tâm trạng: - Tâm trạng của ông Hai trước khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc: + Ông Hai là người làng chợ Dầu, ông có tình yêu đặc biệt với làng chợ Dầu, vì giặc ngoại xâm nên ông phải dời làng đi tản cư. Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về quê hương“Ông lại nghĩ về cái làng ông, nghĩ đến những ngày làm việc cùng anh em Ông lại muốn về làng Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá!” + Ông luôn quan tâm đến kháng chiến, ra phòng thông tin tuyên truyền nghe đọc báo, ông vui mừng trước tin thắng trận của ta “Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!” => Tình yêu làng hòa quyện, thống nhất với lòng yêu nước. - Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin xấu về làng + Khi mới nghe tin, ông ngạc nhiên, sững sờ và vô cùng xấu hổ, tìm cách lảng tránh, trong ông chỉ có tin dữ ấy xâm chiếm, trở thành nỗi ám ảnh day dứt. + Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, rồi tủi thân khi nhìn lũ con 4,0 “ nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? ” + Mấy ngày sau ông không dám đi đâu, ông chỉ quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng “Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ”.Tác giả đã diễn tả rất cụ thể nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường trực trong ông Hai cùng nỗi đau xót tủi hổ. + Tình yêu làng, yêu nước, yêu kháng chiến trong ông Hai đã dẫn đến cuộc xung đột nội tâm. Đứng trước cảnh “tuyệt đường sinh sống” song ông Hai vẫn đi đến một quyết định đau đớn nhưng dứt khoát: “Không thể được! Làng thì yêu thật nhưng làng theo tây mất rồi thì phải thù”. Đặc biệt cuộc trò chuyện với con trai => Với ông Hai, tình yêu nước đã rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm làng quê, tình yêu làng có mãnh liệt cũng không thể mạnh hơn tình yêu đất nước. - Niềm sung sướng, tự hào của ông Hai khi nhận được tin cải chínhvề làng. Tin đó khiến ông vui sướng,hả hê ông Hai như một con người đang chết mòn chết mỏi bây giờ được hồi sinh lại ông Hai lại phấp phới tự hào. Mặc dù ngôi nhàlà tài sản duy nhất, quan trọng nhất của người nông dân bị giặc đốt, tàn phá nhưng ông Hai vẫn vui sướng khoe tin làng mình theo giặc được cải chính. => Tác giả tô đậm, khắc sâu tình yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến của ông Hai. Đó là tình cảm cao đẹp của người nông dân trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp.
  7. CÂU MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH ĐIỂM * Nghệ thuật miêu tả nhân vật ông Hai: - Xây dựng tình huống truyện bất ngờ, độc đáo. - Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật qua qua hành động, ngôn ngữ mang đậm chất khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của người nông dân. -> Ở ông Hai tình yêu làng tha thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến. Ông Hai tiêu biểu cho những người nông dân thời đại mới: yêu làng, gắn bó máu thịt với làng quê và có những chuyển biến mới mẻ, sâu sắc về tinh thần kháng chiến. * Đánh giá, nhận xét: -Ý kiến của nhà văn Tô Hoài và Nguyễn Minh Châulà hoàn toàn đúng đắn khẳng địnhnhững yếu tố quan trọng và cần thiết làm nên sức hấp dẫn của truyện làtình huống và nhân vật có ý nghĩa sống còn, đòi hỏi nhà văn phải không ngừng sáng tạo, phải luôn luôn trau dồi vốn sống, năng lực để làm nổi bật tư tưởng chủ đề của tác phẩm và khẳng định tài năng của 0,5 người nghệ sĩ. - Đóng góp của Kim Lân qua truyện ngắn Làng:Lựa chọn tình huống truyện đặc sắc và xây dựng thành công diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai tác giả giúp cho bạn đọc cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm của người nông dân đối với quê hương, đất nước từ đó có thái độ trân trọng và quý mến họ. 3. Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận và bày tỏ suy nghĩ của bản 1,0 thân. Cộng 20,0 Lưu ý: chỉ cho điểm tối đa khi bài viết đạt được cả yêu cầu về kiến thức và kĩ năng song cũng cần linh hoạt với những bài giàu cảm xúc và có tính sáng tạo. Nếu thí sinh sa đà vào phân tích nhân vật mà không làm nổi bật nội dung nghị luận thì giám khảo chỉ cho tối đa một nửa tổng sổ điểm. Gv ra đề Dương Thị Hà