Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Hiệp Hòa (Có đáp án)

Câu 2.(6.0 điểm):

Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về câu nói trong phần đọc - hiểu:“Để trưởng thành, những thử thách và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết”.

pdf 7 trang Hải Đông 05/02/2024 700
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Hiệp Hòa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2021_2022_tru.pdf

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Hiệp Hòa (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT QUẢNG YÊN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG THCS HIỆP HÒA NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) –––––––––––––– Câu 1 (2,0 điểm) Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Tuổi thiếu niên là tuổi của ước mơ và hoài bão.Nó gắn liền với khát vọng chinh phục thử thách và giải được mật mã cuộc đời. Khát vọng luôn xanh và cuộc sống luôn đẹp, nhưng trong một thời khắc nào đó, có thể nhiều bạn trẻ đã thấy cuộc đời như một mớ bòng bong của những điều bỡ ngỡ với bao trăn trở không dễ tỏ bày. Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai.Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rớm máu. Và những giọt máu đó, hoặc sẽ thấm xuống con đường bạn đang đi và lưu lại đó dấu son của một vị anh hùng, hoặc sẽ trở thành dấu chấm hết cho những khát vọng đoản mệnh của một kẻ nhụt tâm, chùn bước. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, bạn hãy nhớ rằng: để trưởng thành, những thử thách và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết”. (Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, tập 2 NXB Tổng hợp TP HCM, 2012) a Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? b.Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai”. c. Tại sao có thể nói:“Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rớm máu”. d.Thông điệp mà em rút ra từ câu nói: “Và những giọt máu đó, hoặc sẽ thấm xuống con đường bạn đang đi và lưu lại đó dấu son của một vị anh hùng, hoặc sẽ trở thành dấu chấm hết cho những khát vọng đoản mệnh của một kẻ nhụt tâm, chùn bước”? Câu 2.(6.0 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về câu nói trong phần đọc - hiểu:“Để trưởng thành, những thử thách và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết”. Câu 3.(12.0 điểm): Một trong những phương diện thể hiện tài năng của người nghệ sĩ ngôn từ là am hiểu và miêu tả thành công thế giới nội tâm của nhân vật trong tác phẩm văn học. Bằng những kiến thức đã học về đoạn trích: “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) em hãy làm sáng tỏ điều đó?
  2. PHÒNG GD&ĐT QUẢNG YÊN HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS HIỆP HOÀ BÀI KIỂM TRA HSG LỚP 9 ––––––––––––– Năm học 2021 - 2022 Môn: Ngữ văn –––––––––––––– I. YÊU CẦU CHUNG - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm.Hướng dẫn chấm chỉ nêu những gợi ý có tính chất định hướng, giám khảo có thể vận dụng linh hoạt, tránh cứng nhắc đếm ý cho điểm và nên cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để phát hiện những bài làm thể hiện tố chất của học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, năng lực cảm thụ sâu sắc, tinh tế, kĩ năng làm bài tốt ); đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng. - Giám khảo đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kĩ năng. Chỉ cho điểm tối đa ở mỗi ý khi thí sinh đạt đựơc yêu cả về nội dung kiến thức và kĩ năng. -Việc chi tiết hoá điểm số các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. - Điểm toàn bài là 20,0 điểm, chi tiết đến 0,25 (không làm tròn). II. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu Nội dung cần đạt Điểm a.Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,25 b. Câu văn: “ Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước măt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hông nhưng cũng không ít chông gai”. - Biện pháp tu từ : Ân dụ :“ Đi qua” ( sống , trải qua) ; “Hoa hồng” 0,5 Câu 1 ( niềm vui, niềm hạnh phúc, thuận lợi ,thành công ); Chông gai: (2,0 ( nỗi buồn, khó khăn, thất bại ) điểm) -Tác dụng: Ẩn dụ giúp cho sự diễn đạt giàu hình ảnh, gợi cảm. 0.25 Mượn hình ảnh cụ thể để diễn tả về giá trị cuộc đời: Để có được niềm vui , niềm hạnh phúc thành công trong tương lai, chúng ta phải trải qua, phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách
  3. c. Có thể nói: Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rớm máu. - Bởi vì: Cuộc sống luôn phong phú và đa dạng,vì vậy bản thân nó 0,25 luôn chứa đựng những khó khăn ,thử thách . Vượt qua được những thử thách đó chúng ta phải chấp nhận đau đớn,thậm chí phải trả giá bằng nhiều thứ, không phải chỉ một lần mà là nhiều lần. Mỗi lần như thế sẽ giúp ta tường thành hơn trong cuộc đời. - Điều quan trọng là mỗi người cần phải có dũng khí đề đương đầu 0.25 với nghịch cảnh, khó khăn và biết đứng lên sau vấp ngã. d. Thông điệp 0.25 + Khó khăn thử thách là môi trường để con người rèn luyện ý chí và nghị lực. + Sự nỗ lực, cố gắng, sự trải nghiệm của bản thân mỗi người sẽ đem đến thành công, vinh quang cho bạn và ngược lại : nếu nhụt 0.25 tâm, chùn bước bạn sẽ chỉ nhận thất bại Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về câu nói trong phần đọc - hiểu:“Để trưởng thành, những thử thách và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết”. 1. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận xã hội: có đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề nghị luận; Thân bài triển khai được các luận điểm làm rõ vấn đề nghị luận; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận. 2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Để trưởng thành, những thử 0.25 thách và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết. 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Câu 2 Bài văn cần hướng đến các nội dung sau: (6,0 a/ Mở bài: 0,5 điểm) - Dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận - Trích dẫn ý kiến b/ Thân bài: 1.0 * Giải thích: - Thử thách là những yếu tố gây khó khăn, cản trở đến việc thực hiện một công việc , một kế hoạch, mục tiêu nào đó buộc con người phải vượt qua. - Thất bại là trạng thái không đáp ứng được mục tiêu, mong muốn hoặc dự định. Thất bại có thể để lại hậu quả không mong muốn, gây thiệt hại về vật chất và tinh thần từ nhỏ đến lớn. => Trong cuộc sống , thử thách và thất bại luôn tồn tại như một quy luật tất yếu trong sự vận động và phát triển của mỗi cá nhân
  4. cũng như toàn xã hội : *Bàn luận vấn đề: 1.5 - Con người luôn phải đối diện với những thử thách, thất bạị trong cuộc sống, lao động , học tập và trong cả những mối quan hệ xã hội . Không có ai sống mà không phải đối diện với khó khăn, thử thách và không từng nếm trải một lần thất bại trong cuộc đời - Những thử thách, thất bạị có thể do khách quan hoặc chủ quan đem lại, có thể hữu hình, cũng có thể vô hình. Thử thách và thất bạị có mặt ở khắp mọi măt đời sống, tồn tại dưới mọi hình thức - Con người cần phải có những khó khăn, thử thách , thất bại để phát triển. Đây cũng là động lực đê con người phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.Chỉ có dũng cảm đương đầu với thách thức, thất bại, mới có thể có cơ hội tồn tại ,phát triển và thành công. - Học sinh lấy dẫn chứng phù hợp để chứng minh * Mở rộng: 1.0 - Trong thực tế vẫn tồn tại số ít những con người đã đầu hàng trước thử thách (dù là thử thách nhỏ) và chấp nhận thất bại.Thậm chí còn ảnh hưởng xấu đến cộng đồng, xã hội * Bài học nhận thức và hành động. 1.0 - Thử thách, thất bại luôn là môi trường để rèn luyện con người. tuổi trẻ cần học tập, rèn luyện để vượt qua thử thách, không run sợ trước thất bai để vươn lên thành công trong cuộc sống. c/ Kết bài: 0.5 - Khẳng định giá trị của ý kiến trên - Liên hệ bản thân 4. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề 0.25 nghị luận 5. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt Một trong những phương diện thể hiện tài năng của người nghệ sĩ ngôn từ là am hiểu và miêu tả thành công thế giới nội tâm của nhân vật trong tác phẩm văn học. Bằng những kiến thức đã học về đoạn trích: “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) em hãy làm sáng tỏ điều đó? Câu 3 1. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận văn học: có đầy 0,25 (12,0 đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề nghị điểm luận; Thân bài triển khai được các luận điểm làm rõ vấn đề nghị luận; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận 2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Trên cơ sở những kiến thức đã 0,25 học về Truyện Kiều, đặc biệt là đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” cần làm rõ được sự am hiểu và miêu tả thành công thế giới
  5. nội tâm nhân vật Thúy Kiều là một phương diện thể hiện tài năng của Nguyễn Du 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: a. Mở bài: 1.0 - Giới thiệu về tác giả, đoạn trích và vấn đề nghị luận. - Trích dẫn ý kiến. b . Thân bài b1. Giải thích ý kiến 0,5 - Văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật, chủ yếu là hình tượng nhân vật trong tác phẩm. Một trong những phương diện thể hiện tài năng của nhà văn – người nghệ sĩ ngôn từ là am hiểu và miêu tả thành công thế giới nội tâm nhân vật - Miêu tả nội tâm trong tác phẩm văn học là tái hiện những suy 0.5 nghĩ, cảm xúc, những băn khoăn trăn trở, những day dứt, suy tư, những nỗi niềm thầm kín và cả diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật hiện lên sinh động, có hồn hơn. Nhà văn có thể miêu tả trực tiếp nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả qua cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục của nhân vật. b2. Chứng minh qua đoạn trích Kiều ở Lầu Ngưng Bích. +/ Hoàn cảnh - Tình huống để Nguyễn Du miêu tả nội tâm nhân 1.5 vật Kiều (Phân tích 6 câu đầu) - Từ lầu cao trông ra xa chỉ thấy nước mây thăm thẳm, núi cũng xa vời. “Trăng gần” chẳng xóa được sự hoang vắng. Dưới mặt đất thì “bốn bề bát ngát ” những cát và bụi. Cái mênh mông vắng lặng đến lạnh người khiến Kiều càng chìm đắm trong nỗi niềm cô đơn bẽ bàng. - Bức tranh thiên nhiên được chấm phá bằng vài nét bút tài hoa: “non xa”, “trăng gần”,“cát vàng”, “bụi hồng” đã làm nổi bật tâm trạng như bị sẻ chia của Thúy Kiều “nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng” . Một nửa là cảnh vật, một nửa là tâm trạng khiến nàng dồn tới lớp lớp những nỗi niềm chua xót đau thương +> sáu câu thơ mở đầu của đoạn trích là những câu thơ đong đầy tâm trạng của Kiều. +/. Miêu tả nội tâm trực tiếp qua những lời độc thoại nội tâm: ( 8 câu thơ tiếp theo ) - Tài năng của Nguyễn Du trước hết là để Kiều nhớ Kim Trọng
  6. trước nhớ cha mẹ sau rất hợp tâm lý của con người, hợp lô gic tình cảm. * Khi nhớ người yêu: 1.0 - Kiều nhớ tới Kim Trọng trước. Điều này hoàn toàn phù hợp với tâm lí Kiều. - Đau đớn tưởng tượng đến hình bóng chàng Kim chắc chưa hay biết nàng đã lưu lạc nên vẫn mòn mỏi trông chờ. “Tin sương luống những rày trông mai chờ”. Càng đau đớn khi trăng gợi nhớ vầng trăng, chén rượu thề nguyện càng xót xa ân hận. - Càng nhớ người yêu càng thấm thía cảnh bơ vơ nơi chân trời góc biển với một trái tim yêu thương đau đớn đến nhỏ máu (dẫn chứng). - Cùng là nỗi nhớ nhưng cách nhớ khác nhau với những lí do khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau. Nỗi nhớ Kim Trọng chủ yếu là liên tưởng ,hình dung và tưởng tượng. Nhớ cha mẹ chủ yếu là xót xa lo lắng thể hiện trách nhiệm và bổn phận của đạo làm con * Khi nhớ cha mẹ: - Kiều xót xa hình dung cha mẹ ngóng trông tin nàng (dẫn chứng). 1.0 - Day dứt khôn nguôi vì không được phụng dưỡng cha mẹ khi cha mẹ ngày càng già yếu (dẫn chứng). => Kiều đã quên cảnh ngộ của bản thân để nghĩ tới người yêu và cha mẹ. Kiều là người tình chung thủy, người con hiếu thảo, người phụ nữ có tấm lòng vị tha đáng trân trọng. Hiểu được nỗi lòng nhớ thương đau đớn, xót xa của Thúy Kiều dành cho người yêu và cha mẹ, đồng thời đưa nỗi nhớ người yêu lên trước cha mẹ chính là xuất phát từ sự hiểu sâu sắc, đồng cảm và tấm lòng tê tái thương yêu của Nguyễn Du - người “có con mắt nhìn xuyên sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời”. +/. Miêu tả nội tâm gián tiếp qua cảnh vật thiên nhiên (bút pháp tả 2.0 cảnh ngụ tình)- 8 câu thơ cuối - Cảnh thiên nhiên mênh mông hoang vắng và rợn ngợp qua 6 câu đầu thể hiện nỗi buồn và cô đơn của Kiều; - Cảnh thiên nhiên trong 8 câu cuối thực sự là khung cảnh của bi kịch nội tâm. Mỗi cảnh vật thiên nhiên gợi những tâm trạng khác nhau trong lòng Kiều. Bức tranh thiên nhiên cũng là bức tranh tâm trạng. - Điệp từ “buồn trông” - nhấn mạnh nỗi buồn triền miên liên tiếp, dai dẳng của Thúy Kiều. - Sử dụng từ láy: xa xa, thấp thoáng, ầm ầm. - Ẩn dụ: qua các hình ảnh: + “Cánh buồm”: gợi thân phận cô đơn, lẻ loi của Kiều. + “Hoa trôi”: gợi thân phận vô định của Kiều.
  7. + “Chân mây mặt đất”: là sự rộng lớn của thiên nhiên hay tâm trạng bi thương, tương lai mờ mịt của Kiều. + “Gió cuốn”, “ầm ầm tiếng sóng”: dự báo quãng đời lưu lạc, nỗi lo sợ và kêu cứu của Kiều. - Nhân hóa “tiếng sóng kêu” vừa là nỗi lo sợ vừa là tiếng kêu vô vọng của nàng Kiều. - Mỗi hình ảnh, mỗi từ ngữ đồng thời là một ẩn dụ về tâm trạng, số phận con người. Cảnh tình hòa quyện vào nhau. Tình thấm vào cảnh, cảnh thể hiện tình tạo nên ấn tượng sâu sắc cho người đọc. +> Nguyễn Du đã lấy cảnh ngụ tình và kết hợp hàng loạt các biện pháp tu từ để diễn tả tâm trạng đó của Thúy Kiều: +/ Vai trò của nghệ thuật miêu tả nội tâm trong việc xây dựng 1.0 thành công hình tượng nhân vật Kiều: Vẻ đẹp lòng hiếu thảo, thủy chung, ý thức về danh dự phẩm hạnh và thân phận cô đơn hoảng sợ của Kiều trước một tương lai đầy cạm bẫy. * Đánh giá: 1.0 ``Thành công trong việc miêu tả nội tâm nhân vật là một phương diện để thể hiện tài năng của nhà văn, làm nên sức sống cho hình tượng nhân vật, cho tác phẩm văn học. Có lẽ Truyện Kiều sống mãi một phần bởi nghệ thuật miêu tả nội tâm sâu sắc của Nguyễn Du. c. Kết bài: 1,0 - Khẳng định ý nghĩa lời nhận định. - Nêu suy nghĩ của bản thân. 4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cách nhìn mới 0,25 mẻ, sâu sắc về vấn đề nghị luận 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc về chính tả, dùng 0,25 từ, đặt câu. Tổng điểm 20,0 . Hết