Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Sông Khoai (Có đáp án)

Câu 2 (6,0 điểm): Từ ngữ liệu phần Đọc - hiểu trên, viết bài văn ngắn không quá 2 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về câu nói sau của G. Welles: “Thử thách lớn nhất của con người là lúc thành công rực rỡ”
pdf 6 trang Hải Đông 05/02/2024 1480
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Sông Khoai (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2021_2022_tru.pdf

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Sông Khoai (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD & ĐT QUẢNG YÊN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TRƯỜNG THCS SÔNG KHOAI NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 150 phút, (Đề này có 01 trang) Câu 1 ( 4 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: “Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa. Không có ai luôn thành công hay thất bại, tuyệt đối thông minh hay dại khờ, tất cả đều phụ thuộc vào nhận thức, tư duy tích cực hay tiêu cực của mỗi người. Như chính trị gia người Anh, Sir Winston Churchill, từng nói, "Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn". Sẽ có những người bị ám ảnh bởi thất bại, bị chúng bủa vây, che lấp những cơ hội dẫn tới thành công. Tuy nhiên, đừng sa vào vũng lầy bi quan đó, thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống. Đó là một điều bạn không thể tránh khỏi, nếu không muốn nói thực sự là trải nghiệm mà bạn nên có trong đời. Vì vậy, hãy thất bại một cách tích cực”. (Nguồn sưu tầm Internet) a. Xác định phương thức biểu đạt chính và chủ đề của đoạn trích. b. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ có trong câu văn: “Sẽ có những người bị ám ảnh bởi thất bại, bị chúng bủa vây, che lấp những cơ hội dẫn tới thành công”. c.Tại sao tác giả lại nói: thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống”? d. Điều em tâm đắc nhất qua đoạn trích là gì? (hãy thể hiện cảm nhận đó của mình trong khoảng 5 – 7 dòng) Câu 2 (6,0 điểm): Từ ngữ liệu phần Đọc - hiểu trên, viết bài văn ngắn không quá 2 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về câu nói sau của G. Welles: “Thử thách lớn nhất của con người là lúc thành công rực rỡ”. Câu 3: (10 điểm) Trong bài thơ “Nghĩ về thơ, nghĩ về thơ, nghĩ ” Chế Lan Viên đã viết: “Thơ không phải chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh”. Hãy làm rõ ý kiến trên qua bài thơ “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt. 1
  2. PHÒNG GD &ĐT QUẢNG YÊN HDC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TRƯỜNG THCS SÔNG KHOAI NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn thi: Ngữ văn (Hướng dẫn chấm gồm 05 trang) CÂU MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH ĐIỂM Câu 1 a. - PTBĐ chính của đoạn trích: nghị luận 0,25 (4,0 - Chủ đề của đoạn trích: sự tất yếu của thành công và thất bại trong cuộc sống 0,75 điểm) của con người. b. - Biện pháp tu từ nhân hoá: thất bại (chúng) bủa vây, che lấp những cơ hội dẫn đến thành công. 0.25 - Phân tích tác dụng: tạo sự sinh động trong cách diễn đạt; nhấn mạnh nỗi ám 0,75 ảnh của sự thất bại có thể làm mất đi những điều kiện, cơ hội tốt dẫn đến thành công cho con người. c. - Tác giả lại nói: “thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống” là vì: + “Lẽ tự nhiên” hay “phần tất yếu” tức là điều khách quan, ngoài ý muốn của 0,25 con người và con người không thể thay đổi. + Cuộc sống không ai là không gặp thất bại. Có người thất bại nhiều, thất bại lớn. Có người thất bại ít, thất bại nhỏ. 0.5 + Đó là điều tất yếu nên ta đừng tuyệt vọng. Hãy dũng cảm đối mặt và vượt 0,25 qua. d. HS có thể đưa ra nhiều cách cảm nhận khác nhau, trên cơ sở các gợi ý sau: - Đồng tình, trân trọng quan điểm của tác giả: Thất bại là điều khó tránh khỏi đối với mỗi người trong cuộc sống. 0,25 - Nghĩ suy về bài học bản thân rút ra về sự thất bại: 0,25 + Cần hiểu nguyên nhân vì sao mình thất bại. + Biết tự mình đứng lên, rút ra bài học và tiếp tục hành động sau mỗi lần thất 0,25 bại. + Không nên sợ thất bại. Cần nhận ra mặt tích cực của sự thất bại để không tiếp 0,25 tục phạm phải sai lầm. A. Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài nghị luận xã hội dưới dạng một nhận định. - Văn phong sáng sủa, ngôn từ chọn lọc, lập luận sắc sảo, chặt chẽ, không mắc lỗi dùng từ và lỗi ngữ pháp. B. Yêu cầu về kiến thức: - Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cơ bản đảm bảo các nội dung sau: 1. MB: Giới thiệu vấn đề nghị luận. 0.5 2
  3. 2. Thân bài: 2.1. Giải thích: - Thử thách: những khó khăn, cản trở do cuộc sống, công việc đặt ra trên con đường tìm kiếm thành công. - Thành công rực rỡ: thành công lớn đem lại cả tiếng vang và lợi ích, đáng để tự hào và kiêu hãnh. Câu 2 => Thành công lớn cũng có thể trở thành trở ngại, rào cản đòi hỏi con người phải 0,5 (6đ) có bản lĩnh, nghị lực thì mới vượt qua. 2.2. Phân tích, chứng minh: - Thành công rực rỡ là thử thách lớn vì: + Đạt được thành công, con người thường có tâm lí dễ thỏa mãn, tự đắc, kiêu 1,5 ngạo. + Đạt được thành công, con người thường ảo tưởng về khả năng của mình. + Khi ấy, thành công sẽ trở thành vật cản và triệt tiêu động lực phấn đấu của bản thân trên hành trình tiếp theo. (dẫn chứng) - Thành công sẽ trở thành động lực cho mỗi người khi: 1,5 + Con người có bản lĩnh, có tầm nhìn xa và tỉnh táo trước kết quả đã đạt được để nhận thức để nhìn rõ cơ sở dẫn đến thành công, nhìn rõ các mối quan hệ trong đời sống. + Đặt ra mục tiêu mới, lên kế hoạch hành động để không lãng phí thời gian và nhanh chóng thoát ra khỏi hào quang của thành công trước đó. + Mở rộng tầm nhìn để nhận ra thành công của mình dù rực rỡ cũng không phải là duy nhất, quan trọng nhất. 2.3. Mở rộng vấn đề: 0.5 - Phê phán thái độ chủ quan, kiêu căng, tự mãn trước thành công. - Liên hệ: những trải nghiệm của chính bản thân. 2.4. Bài học nhận thức và hành động: - Thành công hay thất bại chỉ là kết quả cụ thể của một quá trình cụ thể, nó có 1,0 thể xảy ra với bất kì ai, bất kì lúc nào nên cần coi nó là điều bình thường. - Điều quan trọng nhất không phải là thành công hay thất bại mà là thái độ và cách ứng xử của con người trước những thành bại của đời mình. 3. KB: Khẳng định vđ nghị luận – bày tỏ suy nghĩ. 0.5 - Sự nỗ lực cố gắng vượt qua khó khăn sẽ đem lại cho bản thân ta nhiều điều, sẽ cho ta thêm sức mạnh, kinh nghiệm và cơ hội để thành công. - Chúng ta không được bỏ cuộc, phải nỗ lực vươn lên để đạt mơ ước của mình. - Khi thành công chúng ta xem đó là động lực và luôn luôn cố gắng. A. Yêu cầu về kĩ năng: - Lập luận chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, chữ viết rõ ràng, cẩn thận, không mắc lỗi ngữ pháp, lỗi dùng từ. - Phải huy động những hiểu biết về văn học, đời sống và các kĩ năng tạo lập văn bản, khả năng bình luận, nhận xét, đánh giá của bản thân để làm bài. Câu 3 - Hệ thống luận điểm rõ ràng, sử dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp (10đ) chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. 3
  4. B. Yêu cầu về kiến thức: học sinh có thể khai thác vấn đề, tổ chức sắp xếp luận điểm theo nhiều hướng, nhưng phải trên cơ sở hiểu đề, cần làm rõ các ý cơ bản sau: 1. MB: Giới thiệu và dẫn dắt vấn đề nghị luận. 0,5 Jorge LuisBorges từng nói “Thời gian hủy hoại các lâu đài nhưng lại làm giàu các vần thơ” hay Puskin đã nhận định: “Cuộc sống là cánh đồng màu mỡ để cho thơ bén rễ sinh sôi”. Thơ là sự đồng cảm của thi sĩ đối với cái đẹp, với con người trong cuộc sống xung quanh mình. Nói đến sự đồng cảm là nói đến cái thiện trong tình cảm, hiểu theo cách khác, đó chính là tấm lòng nhân ái, là cái tâm của nhà thơ. Thơ ca như người bạn chân thành và đằm thắm suốt đời đồng hành cùng con người. Phải chăng vì thế mà trong bài thơ “Nghĩ về thơ, nghĩ về thơ, nghĩ ” Chế Lan Viên đã viết: “thơ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh” Với tác phẩm “Bếp lửa” Bằng Việt đã làm được điều đó. 2. TB 2.1. Giải thích nhận định: - “Đưa ru” là nói đến sự vỗ về, vừa là nhịp, vừa là những lời êm ái ru ngủ 0.5 con người. Nói rộng ra là cảm xúc, tình cảm, là nhịp điệu và nhạc điệu của thơ. Đó chính là đặc trưng cơ bản nhất, là cái gốc của thơ ca. 0.5 - “Thức tỉnh” là làm cho con người “tỉnh ra, nhận ra lẽ phải và thoát khỏi tình trạng mê muội sai lầm”, là “gợi ra, làm trỗi dậy cái tiềm tàng trong mỗi con người”, là tác động, khai sáng trí tuệ, nhận thức. Nói rộng ra là chất trí tuệ, suy tưởng, triết lí, tính tư tưởng của thơ ca. => Ý kiến của nhà thơ Chế Lan Viên đã khẳng định chức năng và ý nghĩa 0.5 của thơ ca; sự gắn kết cảm xúc và tư tưởng trong thơ. Ý kiến đã đi từ bản chất cốt lõi của thơ ca là bắt rễ và nảy nở từ lòng người 2.2. Lý giải nhận định: -Vì sao “thơ không chỉ đua ru mà còn thức tỉnh? 1,0 + Thơ là thể loại trữ tình nghiêng về biểu hiện tâm hồn, tình cảm của người nghệ sỹ bằng hệ thống ngôn từ có cảm xúc, gợi hình, biểu cảm và giàu tính nhạc. Thơ có khả năng lay động trái tim, rung động tâm hồ người đọc, thơ đưa ta vào không gian của những tâm tình tha thiết để ta đắm chìm trong cảm xúc của nhà thơ, để ta có cảm giác như được vỗ êm ái như lời ru ngọt ngào của mẹ. Không chỉ thế thơ còn có khả năng thức tỉnh trí tuệ, lay động nhận thức người đọc, đưa ta đến với chiều sâu tư tưởng, khám phá những quy luật sâu sắc, mới mẻ của cuộc sống con người. + Xuất phát từ thiên chức của nhà thơ “phải đồng thời là những nhà tư tưởng” (Bieelinxki); từ quy luật tiếp nhận thơ là sự đồng điệu của tâm hồn; xuất phát từ mong muốn của bạn đọc đến với thơ, không chỉ rung động trái 4
  5. tim mà còn tìm thấy những điều mới mẻ trong nhận thức mang đến những khoái cảm về trí tuệ. + Đây là một quan niệm thơ đúng đắn, sâu sắc của Chế Lan Viên và cũng là khuynh hướng phát triển của mọi nền thơ hiện đại. 2.3 Phân tích, chứng minh. a. Luận điểm 1: Khái quát sơ lược về tác phẩm. - Bằng Việt thuộc nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Thơ 0.5 ông trong trẻo, mượt mà, giọng điệu nhẹ nhàng, trầm lắng giàu hình tượng, đặc biệt đậm chất suy tưởng, triết lý, thường khai thác những kỉ niệm và ước mơ của tuổi trẻ. Bài thơ được sáng tác khi tác giả đang là sinh viên ngành luật tại Liên Xô. Qua dòng hồi tưởng của người cháu đã trưởng thành bài thơ đã gợi lên những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và bếp lửa, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước. - Bài thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm và miêu tả, tự sự và bình luận. Thành công của bài thơ còn là sự sáng tạo ra hình ảnh “Bếp lửa” gắn liền với hình ảnh người bà làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu. Bởi những giá trị mà tác phẩm mang lại nó đã làm thổn thức trái tim bạn đọc bao thế hệ. b. Luận điểm 2. * Bằng tâm hồn nhạy cảm và tinh tế của Bằng Việt, giọng thơ đậm chất suy tư “Bếp lửa” là bài thơ “đưa ru” người đọc: - Đưa người đọc trở về với hồi ức tuổi thơ đầy xúc động của nhân vật trữ tình: 1,0 Hình ảnh bếp lửa thân thương, ấm áp đã khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, gợi lại cả một thời thư ấu bên bà đầy nhọc nhằn, gian khổ (đói mòn đói mỏi, năm giặc đốt làng, mẹ cùng cha công tác bận ); người cháu đã sống trong tình yêu thương của bà (bà bảo cháu nghe, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học ); Gợi lại những kỉ niệm về năm tháng tuổi thơ gắn với bếp (khói hun nhèm mắt cháu, rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen )(chọn hình ảnh thơ tiêu biểu phân tích) 1,0 - Cùng với mạch hồi tưởng là những cảm xúc chân thành, mãng liệt của người cháu với bà. Đó là tấm lòng chan chứ tình yêu thương (cháu thương bà biết mấy nắng mưa, nghĩ thương bà khó nhọc ) (D/c phân tích); là sự biết ơn khắc cốt ghi tâm tấm lòng của bà dành cho mình và cho gia đình, cho quê hương, đất nước; 1,0 là sự kính trọng cảm phục về ngọn lửa niềm tin của tình yêu thương mà bà luôn ủ sẵn. - Bài thơ đưa người đọc vào dòng cảm xúc và suy ngẫm sâu sắc của người cháu về bà, về bếp lửa: Nỗi xót thương nghẹn ngào khi nghĩ về cuộc đời đầy khó nhọc, sự tần tảo hy sinh của bà (lận đận đời bà biết mấy nắng mưa ); lòng bết ơn khi thấu hiểu ý nghĩa của công việc nhóm lửa vào mỗi buổi sớm mai, bà nhóm lên niềm vui sưởi ấm, san sẻ cả “những tâm tình tuổi nhỏ”; đó là niềm xúc động mãng liệt khi nghĩ về bếp lửa thân thương, bình dị nhưng thật “kì lạ và thiêng liêng” Người cháu có một tuổi thơ đói khổ, cô đơn nhưng lại đủ đầy, ám áp và 5
  6. hạnh phúc trong tình yêu tương và bù đắp của bà, để rồi khi trở về với thực tại cách xa nhà thơ càng thấm thía và không nguôi nhớ về bà, về bếp lửa, về quê hương, đất nước, về cội nguồn sinh dưỡng của mình (giờ cháu đã đi xa, chẳng lúc nào quên nhắc nhở, sóm mai này bà nhóm bếp lên chưa?) c. Luận điểm 3: Hình thức nghệ thuật đã góp phần lay thức trái tim, tâm hồn người đọc “Bếp lửa” là bài thơ “không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh” người đọc: - Thức tỉnh người đọc ở triết lý thầm kín của bài thơ: những gì thân thiết nhất của 1,0 tuổi thơ mỗi người (gia đình, người thân, bạn bè và những kỉ niệm ) đều có sức lan tỏa và nâng đỡ con người trong suốt cuộc hành trình dài và rộng của cuộc đời. Điều đó trở thành điểm tựa, nguồn động lực cho ta sức mạnh trong mỗi bước đường đời. - Thức tỉnh con người biết yêu thương, trân trọng và biết ơn bà. Tình cảm đó 0,5 cũng chính là biểu hện của tình yêu, sự gắn bó với gia đình, quê hương, là khởi đầu cho tình yêu đất nước, là cơ sở của đao lí “uống nước nhớ nguồn” - Hình thức nghệ thuật khơi mở trí tuệ, nhận thức của người đọc, hình ảnh thơ 0.5 hàm súc đa nghĩa, giàu tính biểu tượng 9ngojn lửa, bếp lửa, người bà), một số câu thơ viết dưới dạng câu hỏi có ý nghĩa tự vấn, ngôn ngữ tự nhiên giàu màu sắc triết lý d. Luận điểm 4: Đánh giá khái quát. - Bài thơ “Bếp lửa” không chỉ “đưa ru”- đưa người đọc đắm mình vào không 0.5 gian của hoài niệm, của những cảm xúc chân thành, tha thiết mà còn đánh thức, khơi dậy những lẽ sống cao đẹp, những triết lý nhân sinh sâu sắc. Bài thơ đã chạm tới nơi sâu sắc nhất của tâm hồn, lay động tâm thức của người đọc bởi sự hòa quyện giữa vẻ đẹp cảm xúc và trí tuệ cùng những hình thức biểu đạt phù ợh p, giàu tính nghệ thuật. - Ý kiến của Chế Lan Viên ngắn gọn mà xác đáng khẳng định chức năng và ý 0.5 nghĩa của thơ ca, sự gắn kết cảm xúc và tư tưởng trong thơ. Đó cũng là định hướng cho người sáng tác và người đọc trong quá trình tiếp nhận. 3. KB: 0,5 - Khẳng định vấn đề - Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ hoặc sức sống của tác phẩm. Tổng điểm 3 câu 20 Giáo viên xây ựd ng đề Trương Thị Hương 6