Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Trần Hưng Đạo (Có đáp án)
Câu 2 (6,0 điểm)
Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến được nhắc đến trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu:“Người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ”.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Trần Hưng Đạo (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2021_2022_tru.pdf
Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Trần Hưng Đạo (Có đáp án)
- PHÒNG GD&ĐT QUẢNG YÊN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) –––––––––––––– Câu 1 (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Một cậu phụ hồ nghèo rớt nuôi giấc mơ vào Nhạc viện! Nhiều người khuyên cậu nên theo một ước mơ khác, thực tế hơn. Nhưng cậu tin vào bản thân, và không có mục tiêu nào có thể làm cậu xao lãng. Tôi nghe tim mình nhói lên, vì một điều đã cũ, “người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ”. Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò - lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Nếu vậy, sao ta không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ? Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Dan Zadra viết rằng: “Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn”. Vậy thì hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim ta đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức (Theo, Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012) a. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Theo tác giả, thế nào là người nghèo nhất ? b. Nêu nội dung đoạn trích ? c. Theo em, vì sao tác giả cho rằng: Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy.? d.Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với em? Vì sao? Câu 2 (6,0 điểm) Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến được nhắc đến trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu:“Người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ”.
- Câu 3 (12,0 điểm) Nhận xét về Truyện Kiều của Nguyễn Du, Mộng Liên Đường chủ nhân - Nhà phê bình văn học nổi tiếng thế kỉ XIX viết: Nguyễn Du là người “có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời”. Dựa vào đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. ––––––––– HẾT–––––––––
- PHÒNG GD&ĐT QUẢNG YÊN HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: Ngữ văn 9 –––––––––––––– I. YÊU CẦU CHUNG - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm.Hướng dẫn chấm chỉ nêu những gợi ý có tính chất định hướng, giám khảo có thể vận dụng linh hoạt, tránh cứng nhắc đếm ý cho điểm và nên cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để phát hiện những bài làm thể hiện tố chất của học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, năng lực cảm thụ sâu sắc, tinh tế, kĩ năng làm bài tốt ); đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng. - Giám khảo đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kĩ năng. Chỉ cho điểm tối đa ở mỗi ý khi thí sinh đạt đựơc yêu cả về nội dung kiến thức và kĩ năng. -Việc chi tiết hoá điểm số các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. - Điểm toàn bài là 20,0 điểm, chi tiết đến 0,25 (không làm tròn). II. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu Nội dung cần đạt Điểm a. -Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,25 -Theo tác giả bài viết, người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ. 0,25 b. Nội dung đoạn trích: 0,5 + Niềm khâm phục của tác giả về niềm tin vào bản thân và ý chí, lòng quyết tâm thực hiện ước mơ của cậu bé phụ hồ nghèo. Câu 1 + Lời khuyên của tác giả đối với mọi người, đặc biệt là người trẻ (2,0 tuổi: cần phải có ước mơ và luôn theo đuổi ước mơ để không bao điểm) giờ phải hối tiếc. + Từ đó tác giả giục giã: Hãy tìm ra và đánh thức ước mơ cháy bỏng nhất trong nơi sâu thẳm của trái tim mình để cuộc sống thực sự có ý nghĩa với chính mình c. Lí giải vì sao :“Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức 0,5 tranh vậy.” -Vì để vẽ lên bức tranh: người họa sĩ phải là người chủ động, sáng
- tạo suy ngẫm từ điều muốn vẽ, màu sắc, chất liệu Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh. Nếu giống như người họa sĩ, chúng ta là người hoàn toàn chủ động tạo dựng, vẽ lên cuộc sống của chính mình. Chính chúng ta chủ động sống cuộc đời mà mình muốn. -Vì nếu chúng ta không chủ động: nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. - Vì cuộc đời chúng ta chính là một bức tranh đa sắc màu mà ta vẽ lên trong suốt cả một hành trình, vì vậy để bức tranh ấy trở lên đẹp đẽ, để cuộc sống của ta của ta thực sự có ý nghĩa, một trong những điều ta cần làm ngay là biết đánh thức những ước mơ trong trái tim. d.Thông điệp có ý nghĩa nhất: 0,25 - Học sinh trình bày rõ suy nghĩ của cá nhân về thông điệp từ đoạn văn .Có thể là: + Phải có ước mơ trong cuộc sống, có niềm tin thực hiện ước mơ đó. + Thông điệp về niềm tin vào bản thân khi thực hiện ước mơ. + Thông điệp về việc luôn biết nuôi dưỡng và không ngừng theo đuổi ước mơ dù có người cho rằng nó không thực tế - Học sinh nêu rõ vì sao thông điệp đó có ý nghĩa nhất với bản thân 0,25 một cách thuyết phục. Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến được nhắc đến trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu:“Người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ” 1. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận xã hội: có đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề nghị Câu 2 luận; Thân bài triển khai được các luận điểm làm rõ vấn đề nghị (6,0 luận; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận. điểm) 2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vai trò, giá trị, ý nghĩa của ước 0,25 mơ trong cuộc sống con người 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Bài văn cần hướng đến các nội dung sau: a/ Mở bài: 0,5
- - Dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận - Trích dẫn ý kiến b/ Thân bài: * Giải thích: 1,0 - “Nghèo” là sự thiếu thốn những nhu cầu tối thiểu. - “Ước mơ” là những điều tốt đẹp ở phía trước mà con người tha thiết, khao khát hướng tới mong đạt được. - “Người không có lấy một ước mơ” là người nghèo hơn cả “người không có một đồng xu dính túi” . ->Ý kiến trên muốn đề cao ước mơ, đề cao vai trò, giá trị, ý nghĩa của ước mơ trong đời sống con người. * Bàn luận vấn đề : Khẳng định và bày tỏ thái độ, suy nghĩ về ý 1,5 kiến bằng những lí lẽ, dẫn chứng phù hợp, có sức thuyết phục. - Không có lấy một ước mơ, cuộc đời sẽ trở lên tẻ nhạt và vô nghĩa, tâm hồn sẽ trở nên nghèo nàn, cằn cỗi. - Nếu có ước mơ, con người sẽ có sức mạnh, có động lực để vượt qua những gian lao thử thách của cuộc sống và có thêm niềm tin vào tương lai, theo đuổi những khát vọng cao đẹp của đời mình vì “Chỉ có ước mơ mới giúp ta tạo dựng được tương lai”(Vic-to Huy- gô). Chính việc theo đuổi và nuôi dưỡng giấc mơ sẽ khiến chúng ta trở lên giàu có về tâm hồn, trí tuệ, tình cảm. - Dù bạn nghèo nhưng nếu bạn có ước mơ và dám thực hiện nó thì bạn có thể trở nên giàu có, thoát khỏi cảnh nghèo khó. Như Lỗ Tấn từng nói: "Ước mơ không phải là cái gì sẵn có, cũng không phải là cái gì không thể có. Ước mơ giống như một con đường chưa có, nhưng con người sẽ khai phá và vượt qua". - Ước mơ thôi chưa đủ, phải thực hiện chứ đừng chỉ dừng lại ở mơ ước viển vông. Nếu có ước mơ, có niềm tin đủ lớn, khó khăn lớn sẽ thành khó khăn nhỏ, khó khăn nhỏ trở thành trở ngại bình thường. Cuộc sống đã chứng minh rằng, không phải bạn thất bại hay thành công mà trước khó khăn, thử thách bạn có dám dấn thân vào hành động hay là không? Nếu dũng cảm hành động, bạn có thể sẽ thành công. Nếu sớm bỏ cuộc bạn luôn là người thất bại. Một ước mơ đủ lớn khiến bạn trở nên dũng cảm hành động trên con đường đi đến thành công. - Học sinh lấy dẫn chứng phù hợp để chứng minh * Bàn bạc, mở rộng: 1,0 - Phê phán những người sống không có ước mơ, những người vì sợ thất bại hoặc không đủ ý chí, nghị lực để nuôi dưỡng ước mơ. - Giới trẻ hiện nay còn một số người sống mà không có lý tưởng,
- không có ước mơ, hoài bão. Họ ngày ngày chỉ biết sa đọa vào những thú vui, vào tệ nạn xã hội và trở thành gánh nặng cho xã hội. Chúng ta cần lên án những hành động đó. - Đừng đầu hàng nỗi sợ của mình. Hành trình chinh phục ước mơ chưa bao giờ là dễ dàng cả. Con đường ấy không thể và không bao giờ có chỗ cho sự hèn nhát, sợ hãi, đắn đo, nó chỉ có chỗ cho sự dũng cảm, lòng quyết tâm và khao khát chiến thắng. *Bài học nhận thức và hành động: 1,0 - Nhận thức được vai trò, giá trị của ước mơ trong cuộc sống để thấy bản thân cần xây dựng ước mơ, nuôi dưỡng ước mơ, biến ước mơ thành hiện thực. Ước mơ có thể đạt được, hoặc không đạt được nhưng con người cần tự tin, có ý chí, nghị lực,và luôn dám mơ ước. - Lên án, phê phán những người sống mà không có ước mơ, hoài bão, thiếu ý chí nghị lực, không có niềm tin về cuộc sống. - Rèn luyện bản thân thành người có ý chí và nghị lực để vượt qua mọi chông gai và thử thách trên chặng đường đời biến ước mơ thành hiện thực. - Học tập những tấm gương sáng đề ra mơ ước và dám thực hiện để đi tới thành công. c/ Kết bài: 0,5 - Khẳng định giá trị của ý kiến trên - Liên hệ bản thân 4. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận 0,25 5. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt Câu 3 Nhận xét về Truyện Kiều của Nguyễn Du, Mộng Liên (12,0 Đường chủ nhân - Nhà phê bình văn học nổi tiếng thế kỉ XIX điểm) viết: Nguyễn Du là người “có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời”. Dựa vào đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. 1. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận văn học: có đầy 0,25 đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề nghị luận; Thân bài triển khai được các luận điểm làm rõ vấn đề nghị luận; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận. 2. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,25 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
- Thí sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: a. Mở bài: - Giới thiệu về tác giả, đoạn trích và vấn đề nghị luận. 1,0 - Trích dẫn ý kiến. b. Thân bài: b1. Giải thích ý kiến: 1,0 - “Sáu cõi” là Đông, Tây, Nam, Bắc và Trên, Dưới chỉ vũ trụ. - “Con mắt” là cái nhìn chỉ sự cảm nhận, đánh giá. - “Nghĩ” là những suy nghĩ, tình cảm. - “Nghìn đời” chỉ thời gian từ xưa đến nay -> Ý nói nhìn xa trông rộng, thấu hiểu và cảm nhận, đánh giá sâu sắc. Ý kiến của Mộng Liên Đường Chủ Nhân đã ngợi ca cái tài năng nhìn nhận đánh giá và tấm lòng của Nguyễn Du. Đây là ý kiến hoàn toàn chính xác vì trong Truyện Kiều Nguyễn Du luôn cảm nhận, suy nghĩ sâu sắc, thấu hiểu về cuộc đời, về con người đến mức xưa nay hiếm. Cơ sở của cái nhìn và suy nghĩ ấy chính là tấm lòng của Nguyễn Du đối với cuộc đời, con người. Ông không chỉ hiểu đời, hiểu người mà còn yêu thương con người sâu sắc qua cái nhìn trân trọng thương yêu b2. Chứng minh qua đoạn trích Kiều ở Lầu Ngưng Bích. * Nguyễn Du hiểu, cảm nhận được tâm trạng cô đơn, buồn tủi, trăm mối tơ vò và nỗi đau đớn nhục nhã đến ê chề của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. (Phân tích 6 câu đầu) - Từ lầu cao trông ra xa chỉ thấy nước mây thăm thẳm, núi cũng xa 1,0 vời. “Trăng gần” chẳng xóa được sự hoang vắng. Dưới mặt đất thì “bốn bề bát ngát ” những cát và bụi. Cái mênh mông vắng lặng đến lạnh người khiến Kiều càng chìm đắm trong nỗi niềm cô đơn bẽ bàng. - Bức tranh thiên nhiên được chấm phá bằng vài nét bút tài hoa: 0,5 “non xa”, “trăng gần”,“cát vàng”, “bụi hồng” đã làm nổi bật tâm trạng như bị sẻ chia của Thúy Kiều “nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng” . Một nửa là cảnh vật, một nửa là tâm trạng khiến nàng dồn tới lớp lớp những nỗi niềm chua xót đau thương - Nguyễn Du còn hiểu được nỗi đau đớn nhục nhã ê chề của Thúy 0,5 Kiều khi nàng vừa trải qua nỗi đau đầu đời do Mã Giám Sinh làm nhục. * Nguyễn Du đã hiểu và cảm thông với nỗi nhớ thương ngậm ngùi, khắc khoải của Thúy Kiều đối với cha mẹ và người yêu. (Phân tích 8 câu tiếp) * Khi nhớ người yêu: 1,0
- - Kiều nhớ tới Kim Trọng trước. Điều này hoàn toàn phù hợp với tâm lí Kiều. - Đau đớn tưởng tượng đến hình bóng chàng Kim chắc chưa hay biết nàng đã lưu lạc nên vẫn mòn mỏi trông chờ. “Tin sương luống những rày trông mai chờ”. Càng đau đớn khi trăng gợi nhớ vầng trăng, chén rượu thề nguyện càng xót xa ân hận. - Càng nhớ người yêu càng thấm thía cảnh bơ vơ nơi chân trời góc biển với một trái tim yêu thương đau đớn đến nhỏ máu (dẫn chứng). * Khi nhớ cha mẹ: 1,0 - Kiều xót xa hình dung cha mẹ ngóng trông tin nàng (dẫn chứng). - Day dứt khôn nguôi vì không được phụng dưỡng cha mẹ khi cha mẹ ngày càng già yếu (dẫn chứng). - Kiều đã quên cảnh ngộ của bản thân để nghĩ tới người yêu và cha mẹ. Kiều là người tình chung thủy, người con hiếu thảo, người phụ nữ có tấm lòng vị tha đáng trân trọng. - Hiểu được nỗi lòng nhớ thương đau đớn, xót xa của Thúy Kiều dành cho người yêu và cha mẹ, đồng thời đưa nỗi nhớ người yêu lên trước cha mẹ chính là xuất phát từ sự hiểu sâu sắc, đồng cảm và tấm lòng tê tái thương yêu của Nguyễn Du - người “có con mắt nhìn xuyên sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời”. *Nguyễn Du còn hiểu, cảm nhận được nỗi buồn, lo sợ hãi hùng đến tuyệt vọng của Thúy Kiều (phân tích 8 câu cuối) - Nguyễn Du đã tả cảnh ngụ tình và kết hợp hàng loạt các biện 1,5 pháp tu từ để diễn tả tâm trạng đó của Thúy Kiều: + Điệp từ “buồn trông” - nhấn mạnh nỗi buồn triền miên liên tiếp, dai dẳng của Thúy Kiều. + Sử dụng từ láy: xa xa, thấp thoáng, ầm ầm. + Ẩn dụ: qua các hình ảnh: - “Cánh buồm”: gợi thân phận cô đơn, lẻ loi của Kiều. - “Hoa trôi”: gợi thân phận vô định của Kiều. - “Chân mây mặt đất”: là sự rộng lớn của thiên nhiên hay tâm trạng bi thương, tương lai mờ mịt của Kiều. - “Gió cuốn”, “ầm ầm tiếng sóng”: dự báo quãng đời lưu lạc, nỗi lo sợ và kêu cứu của Kiều. + Nhân hóa “tiếng sóng kêu” vừa là nỗi lo sợ vừa là tiếng kêu vô vọng của nàng Kiều. - Mỗi hình ảnh, mỗi từ ngữ đồng thời là một ẩn dụ về tâm trạng, số 0,5 phận con người. Cảnh tình hòa quyện vào nhau. Tình thấm vào cảnh, cảnh thể hiện tình tạo nên ấn tượng sâu sắc cho người đọc. - Xuất phát từ người có “con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng 1,0
- nghĩ suốt cả nghìn đời” mà Nguyễn Du đã hiểu được cảnh ngộ cô đơn lẻ loi và tâm trạng tủi nhục đau đớn ê chề cùng nỗi nhớ thương da diết, nỗi buồn triền miên, lo sợ hãi hùng đến tuyệt vọng của Kiều để từ đó ông có sự đồng cảm tê tái thương yêu, trân trọng đề cao đối với Kiều. Đó cũng chính là tấm lòng nhân đạo cao cả của Nguyễn Du tạo nên sức mạnh của đoạn trích làm lay động bao trái tim người đọc. b3. Đánh giá chung: 1,0 - Bằng tấm lòng nhân ái, Nguyễn Du đã đồng cảm sâu sắc với số phận con người đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Nhà thơ như hóa thân vào nhân vật để hiểu rõ tâm trạng của nhân vật, để động đến cái sâu thẳm trong tâm hồn con người. Để người đọc cùng yêu thương, trân trọng, xót xa cho nhân vật của mình, Nguyễn Du phải là người có một tài năng lớn,“có con mắt nhìn xuyên sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời”. c. Kết bài: 1,0 - Khẳng định lại ý kiến. - Nêu suy nghĩ của bản thân. 4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cách nhìn mới 0,25 mẻ, sâu sắc về vấn đề nghị luận 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc về chính tả, dùng 0,25 từ, đặt câu. Tổng điểm 20,0 Lưu ý: chỉ cho điểm tối đa khi bài viết đạt được cả yêu cầu về kiến thức và kĩ năng song cũng cần linh hoạt với những bài giàu cảm xúc và có tính sáng tạo. Hết