Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trương Thị Hương (Có đáp án)

Câu 3: (12 điểm)
Có ý kiến khẳng định: thiên nhiên trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du chiếm một vị trí danh dự.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua các đoạn trích Truyện Kiều” đã học trong SGK NV9 tập 1.
pdf 6 trang Hải Đông 05/02/2024 620
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trương Thị Hương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2021_2022_tru.pdf

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trương Thị Hương (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD & ĐT QUẢNG YÊN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TRƯỜNG THCS SÔNG KHOAI NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 150 phút, (Đề này có 01 trang) Câu 1 (2,0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: "Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình". (Trích Ánh trăng - Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, tập 1) a. Giải thích nghĩa của hai từ “mặt” trong câu thơ thứ nhất. Từ “mặt” nào được dùng theo nghĩa gốc, từ “mặt” nào được dùng theo nghĩa chuyển? Ở câu thơ này tác giả đã sử dụng phép tu từ nào? b. Trong bài thơ, các hình ảnh “đồng”, “sông”, “bể”, “rừng” đã được nói đến ở một khổ thơ khác. Hãy chép chính xác khổ thơ đó. Theo em, các hình ảnh “đồng”, “sông”, “bể”, “rừng” ở khổ thơ này về ý nghĩa có gì khác so với hai khổ thơ trên? c. Chỉ ra và nêu giá trị của các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong khổ thơ thứ hai. Câu 2 (6 điểm): Trình bày suy nghĩ của anh/chị về thông điệp từ câu chuyện sau bằng một bài văn ngắn không quá 2 trang giấy thi. Một cậu bé nhìn thấy cái kén cùa con bướm. Một hôm cái kén hở ra một cái khe nhỏ, cậu bé ngồi và lặng lẽ quan sát con bướm trong vòng vài giờ khi nó gắng sức để chui qua khe hở ấy. Nhưng có vẻ nó không đạt được gì cả. Do đó cậu bé quyết định giúp con bướm bằng cách cắt khe hở cho to hẳn ra. Con bướm chui ra được ngay nhưng cơ thể nó bị phồng rộp và bé xíu, cánh của nó co lại. Cậu bé tiếp tục quan sát con bướm, hi vọng rồi cái cánh sẽ đủ lớn để đỡ được cơ thể nó. Những chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Thực tế, con bướm đó sẽ phải bỏ ra suốt cả cuộc đời nó chỉ để bò trườn với cơ thể sưng phồng. Nó không bao giờ bay được. Cậu bé không hiểu được rằng chính cái kén bó buộc làm cho con bướm phải cố gắng thoát ra là điều kiện tự nhiên để chất lưu trong cơ thể nó chuyển vào cánh, để nó có thể bay được khi nó thoát ra ngoài kén. (Hạt giống tâm hồn, First New, NXB TP HCM, Tr 123) Câu 3: (12 điểm) Có ý kiến khẳng định: thiên nhiên trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du chiếm một vị trí danh dự. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua các đoạn trích Truyện Kiều” đã học trong SGK NV9 tập 1. 1
  2. PHÒNG GD &ĐT QUẢNG YÊN HDC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TRƯỜNG THCS SÔNG KHOAI NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn thi: Ngữ văn (Hướng dẫn chấm gồm 05 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH ĐIỂM Câu 1 a. - “mặt” trong ‘’ngửa mặt’’ mặt người- chỉ một bộ phận cơ thể con người. 0,25 (4,0 -"mặt" trong ‘’nhìn mặt’’ là nghĩa chuyển- chỉ vầng trăng. 0,25 điểm) Ở câu thơ này tác giả đã sử dụng phép tu từ ẩn dụ: con người muốn nhìn hoặc đối diện với mặt trăng- người bạn tri kỉ năm xưa và vầng trăng 0.5 cũng đối mặt với chính con người hay quá khứ đối với hiện tại, thuỷ chung ân tình đối diện với bạc bẽo . b. Chép chính xác khổ thơ có các hình ảnh “đồng”, “sông”, “bể”, “rừng” đã được nói đến ở một khổ thơ khác trong bài thơ: 0.5 Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với biển hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỷ - các hình ảnh “đồng”, “sông”, “bể”, “rừng” ở khổ thơ này mang nghĩa 0,5 thực, chỉ thiên nhiên tươi đẹp, hồn nhiên gắn bó với thời tuổi trẻ và thời chiến tranh gian lao ở rừng - các hình ảnh “đồng”, “sông”, “bể”, “rừng” ở 2 khổ thơ trên mang nghĩa 0,5 ẩn dụ, đó là biểu tượng cho quá khứ gian lao, nghĩa tình, đầy ắp kỉ niệm đẹp đẽ c. Chỉ ra và nêu giá trị của các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong khổ thơ thứ hai. + Nghệ thuật ẩn dụ: Hình ảnh “vầng trăng tròn vành vạnh”, ngoài nghĩa đen là vẻ đẹp tự nó và mãi mãi vĩnh hằng của cuộc sống còn có nghĩa tượng 0,75 trưng cho vẻ đẹp của nghĩa tình quá khứ, đầy đặn, thuỷ chung, nhân hậu bao dung của thiên nhiên, của cuộc đời, con người, nhân dân, đất nước. - Mặc cho con người vô tình, “trăng cứ tròn vành vạnh”, đó là vẻ đẹp tự nó và mãi mãi vĩnh hằng. Đó còn là hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp và những giá trị truyền thống. - “Ánh trăng im phăng phắc” => phép nhân hoá khiến hình ảnh vầng trăng 0,75 hiện ra như một con người cụ thể, một người bạn, một nhân chứng, rất nghĩa tình nhưng cũng vô cùng nghiêm khắc đang nhắc nhở con người. “Ánh trăng im phăng phắc” nhưng đủ làm để làm con người “giật mình” nhận ra sự vô tình lãng quên quá khứ tốt đẹp, tức là con người đang phản bội lại chính mình. Nó còn có ý nhắc nhở con người nên trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp và những giá trị truyền thống. 2
  3. A. Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài nghị luận xã hội dưới dạng một câu chuyện. - Văn phong sáng sủa, ngôn từ chọn lọc, lập luận sắc sảo, chặt chẽ, không mắc lỗi dùng từ và lỗi ngữ pháp. B. Yêu cầu về kiến thức: - Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cơ bản đảm bảo các nội dung sau: 1. MB: Giới thiệu vấn đề nghị luận. 0.25 2. TB: 2.1. Tóm tắt ngắn gọn nội dung và rút ra bài học từ câu chuyện. - Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện. 0,25 - Qua câu chuyện, ta rút ra được một bài học về quy luật tự nhiên cũng như quy luật xã hội: + Khó khăn thử thách là điều cần có trong cuộc sống, nó giúp ta trưởng thành 0.25 2 hơn để có thể tiến đến thành công. Không nên dựa dẫm vào người khác quá nhiều (6đ) mà phải biết tự vượt qua khó khăn của mình. + Phải biết giúp đỡ người khác nhưng cần giúp đỡ đúng lúc, đúng chỗ nếu không 0.25 sẽ gây ra hậu quả. 2.2. Bàn luận. Lí giải. - Trong cuộc sống của mỗi người, khó khăn thử thách luôn đồng hành như một 0.5 phần tất yếu và trở thành chất xúc tác của cuộc đời giúp con người bộc lộ ý chí và nghị lực, bản lĩnh và sức mạnh, trí tuệ và tài năng. + Khó khăn thử thách giúp con người có thêm sức mạnh, sự kiên trì bền bỉ để vượt qua, để vững vàng hơn trong cuộc sống. + Chỉ có đối mặt với khó khăn, con người mới tìm ra cách để vượt qua nó, mới trở nên mạnh mẽ, bản lĩnh vững vàng. 0.5 + Nếu con bướm phải khó nhọc để thoát ra khỏi cái kén là điều kiện tự nhiên để chất lưu trong cơ thể nó chuyển vào cánh, để đôi cánh nó trở nên cứng cáp, giúp nó có thể bay được khi nó thoát ra ngoài kén thì khó khăn chính là điều kiện cần để con người rèn luyện để có thể tự bước đi trong cuộc sống bằng đôi chân của chính mình. - Khó khăn, trở ngại sẽ khơi dậy khả năng tiềm ẩn trong mỗi con người, đem đến 0.25 cho con người kinh nghiệm: + Khi nỗ lực vượt qua những khó khăn cũng chính là khi ta phát hiện ra những 0.5 khả năng tiềm tàng của bản thân và lúc đó ta mới thấy được rằng cuộc sống này của chúng ta thật nhiều ý nghĩa. + Chúng ta hiểu rằng trời càng đêm tối thì sao càng sáng, càng khó khăn gian khổ thì con người càng tỏa sáng vẻ đẹp của bản lĩnh và trí tuệ. (Dẫn chứng) + Sau mỗi khó khăn, thậm chí là thất bại, con người sẽ tự rút ra cho mình bài 0.5 học; sau mỗi khó khăn, con người sẽ trở nên bản lĩnh hơn, kiên cường hơn. + Đôi khi chính những khó khăn thách thức cũng làm cho cuộc sống trở nên thăng hoa và kết quả đạt được trở nên ý nghĩa hơn. (Dẫn chứng) - Khó khăn không phải để chúng ta bỏ cuộc. 0.25 3
  4. + Nếu bỏ cuộc trước khó khăn, ta mãi mãi là người thất bại, mãi mãi chẳng thể nào chạm tới ước mơ. + Cuộc sống không thể đạt được một cách dễ dàng mà không qua thử thách, khổ 0.25 luyện. + Cho dù trước mắt có nhiều khó khăn, ta hãy chấp nhận và bình tĩnh tìm cách vượt qua. - Sự giúp đỡ luôn cần thiết và đáng trân quý: sự giúp đỡ sẽ giúp ta vơi bớt khó khăn và có thêm động lực, thêm niềm tin vào cuộc sống. 0.5 - Sự giúp đỡ không đúng lúc, đúng chỗ sẽ không phát huy được tác dụng, thậm chí còn gây ra những hậu quả khôn lường: + Sự giúp đỡ không phù hợp sẽ khiến con người mất đi cơ hội rèn luyện để trưởng thành. (Dẫn chứng) 0.25 + Không trải qua những khó khăn, con người sẽ thiếu đi kỹ năng sống cần thiết. + Nếu bất cứ lúc nào cũng được giúp đỡ sẽ khiến con người sống dựa dẫm, yếu đuối, phụ thuộc, không có ý chí, không có nghị lực để vươn lên. 2.3. Mở rộng vấn đề: 0.25 - Phê phán: + Nhiều thanh niên ngại khó, ngại khổ, sợ hãi khó khăn thử thách. + Nhiều bậc cha mẹ bao bọc con quá mức, làm hộ con quá nhiều, không cho con cơ hội rèn luyện. 2.4. Bài học nhận thức và hành động. - Khi gặp khó khăn, phải bình tĩnh đối mặt để vượt qua. 0.5 - Không ngừng trau dồi kiến thức, đạo đức, kĩ năng để vững vàng bước đi trên con đường của riêng mình . - Hãy xem khó khăn thử thách giống như chất xúc tác, chất dẫn lưu khiến bước chân của chúng ta trở nên mạnh mẽ. - Liên hệ bản thân. 0.25 3. KB: Khẳng định vđ nghị luận – bày tỏ suy nghĩ. 0.5 - Sự nỗ lực cố gắng vượt qua khó khăn sẽ đem lại cho bản thân ta nhiều điều, sẽ cho ta thêm sức mạnh, kinh nghiệm và cơ hội để thành công. - Chúng ta không được bỏ cuộc, phải nỗ lực vươn lên để đạt mơ ước của mình. - Cân nhắc kĩ khi giúp đỡ người khác để tránh gây hậu quả đáng tiếc. - Khi được giúp đỡ thì cần biết trân trọng và thêm cố gắng. A. Yêu cầu về kĩ năng: - Lập luận chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, chữ viết rõ ràng, cẩn thận, không mắc lỗi ngữ pháp, lỗi dùng từ. - Phải huy động những hiểu biết về văn học, đời sống và các kĩ năng tạo lập văn bản, khả năng bình luận, nhận xét, đánh giá của bản thân để làm bài. 3 - Hệ thống luận điểm rõ ràng, sử dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp (10đ) chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. B. Yêu cầu về kiến thức: học sinh có thể khai thác vấn đề, tổ chức sắp xếp luận điểm theo nhiều hướng, nhưng phải trên cơ sở hiểu đề, cần làm rõ các ý cơ bản sau: 4
  5. 1. MB: dẫn dắt, nêu vđ + đánh giá. 0,5 2. TB 2.1. Giải thích nhận định: - Thiên nhiên trong truyện Kiều luôn chiếm một vị trí danh dự: thiên nhiên xuất 0.25 hiện nhiều trong tác phẩm, gắn với các biến cố, cảnh ngộ của các nhân vật, đặc biệt là nhân vật chính . - Thiên nhiên là đối tượng miêu tả: hiện lên chân thực, có hồn thể hiện tình yêu 0.25 cái đẹp của Nguyễn Du. - Thiên nhiên trong tác phẩm còn là phương tiện để tác giả gửi gắm cảm xúc, tâm 0.25 trạng qua bút pháp tả cảnh ngụ tình -> Khẳng định: ý kiến trên đúng đắn thiên nhiên trong truyện Kiều chiếm một 0.25 vị trí quan trọng, góp phần làm nên thành công cho kiệt tác của ND. 2.2. Phân tích, chứng minh. a. Luận điểm 1: Khái quát sơ lược về tác phẩm. 0.5 - Nếu “Kim Vân Kiều truyện” truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, thiên nhiên hầu như vắng bóng thì với TK, ND dành nhiều trang thơ miêu tả thiên nhiên (222 câu) - Tác giả không chỉ thể hiện tài năng bậc thầy trong xd nhân vật, miêu tả nội tâm, sd ngôn từ mà còn điêu luyện trong ngòi bút miêu tả thiên nhiên đặc sắc. b. Luận điểm 2: Thiên nhiên trong Truyện Kiều, một thế giới tuyệt đẹp hiện lên qua ngòi bút của Nguyễn Du. - Bức tranh buổi sáng mùa xuân mới mẻ, trong trẻo, đầy sức sống. 0,5 (HS dẫn thơ và phân tích trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”) + Bút pháp gợi tả, điểm họa, lựa chọn từ ngữ tinh tế, biện pháp đảo ngữ - Khung cảnh chiều tà mang nét đẹp thanh dịu, nhẹ nhàng ở 6 câu thơ cuối 0,5 đoạn trích “Cảnh ngày xuân”. (pt thơ) - Đó còn là bức tranh thiên nhiên mênh mông, hoang vắng rợn ngợp trước lầu 0,5 Ngưng Bích. (Chọn phân tích 4 câu thơ đầu) -> Ngòi bút ND tinh tế khi tả cảnh thiên nhiên Bằng tâm hồn nhạy cảm, ông 0,5 luôn gợi được cái thần của cảnh với những nét đặc trưng riêng. -> yêu thiên nhiên tha thiết. c. Luận điểm 3. Thiên nhiên trong “Truyện Kiều” còn là nơi gửi gắm cảm xúc, tâm trạng, nỗi niểm nhân vật qua bút pháp tả cảnh ngụ tình. - Bức tranh chiều tan hội: cảnh đẹp nhưng gợi nỗi buồn man mác, bâng khuâng 0,5 trong lòng người. - Thiên nhiên rợn ngợp, hoang vắng tô đậm tâm trạng lẻ loi, cô đơn của nàng 0,5 Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích .(Chọn một ý thơ phân tích) - Đặc biệt: Tám câu thơ cuối đoạn trích “kiều ở lầu Ngưng Bích là bức tranh 0.5 ngoại cảnh vừa là bức tranh tâm cảnh đầy xúc động. + Cảnh thiên nhiên nơi cửa bể chiều hôm mênh mông với con thuyền, cánh buồm 0.5 thấp thoáng -> ẩn dụ gợi nỗi buồn nhớ nhà + Hình ảnh ngọn nước mới sa, hoa trôi man mác -> ẩn dụ nỗi buồn thương cho thân phận vùi dập trước sóng gió cuộc đời của Thúy kiều. 0.5 5
  6. + Hình ảnh nội cỏ rầu rầu, chân mây, mặt đất xanh xanh -> gợi lên tương lai mờ mịt. 0,5 + Hình ảnh: gió cuốn mặt duềnh cùng tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi -> nỗi buồn, lo sợ hãi hùng, dự cảm về tương lai đầy sóng gió . 0,5 (HS chọn phân tích, làm rõ các đặc sắc nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, ẩn dụ, điệp ngữ, sử dụng từ láy, câu hỏi tu từ ) -> Thiên nhiên trong truyện Kiều chiếm một vị trí danh dự. Thiên nhiên cũng là một nhân vật, một nhân vật thường kín đáo, lặng lẽ nhưng không mấy khi có mặt và luôn thấm đượm tình người . d. Luận điểm 4: Đánh giá khái quát. - NT: Một trong những sáng tạo của Nguyễn Du so với cốt truyện của Trung 0.5 Quốc thể hiện ở nghệ thuật miêu tả thiên nhiên: bút pháp gợi tả điểm họa, tả cảnh ngụ tình, lựa chọn từ ngữ tinh tế - Thiên nhiên trong “Truyện Kiều” đóng vai trò quan trọng trong tác phẩm, trở 0.5 thành một nhân vật bên cạnh con người, hài hòa với nội tâm nhân vật. - Thiên nhiên luôn có mặt, trở thành đối tượng góp phần thể hiện cảnh ngộ nhân 0.5 vật. -Người đọc phải biết trân trọng sản phẩm sáng tạo của nhà văn, có tình yêu 0,5 tha thiết với cái đẹp thiên nhiên, không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết, tích lũy kinh nghiệm tiếp nhận, chủ động và sáng tạo khi tiếp nhận những vẻ đẹp trong tác phẩm. 3. KB: 0,5 - Khẳng định vấn đề - Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ hoặc giá trị trường tồn của tác phẩm. Tổng điểm 3 câu 20 Giáo viên xây ựd ng đề Trương Thị Hương 6