Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2017-2018 - Sở giáo dục và đào tạo Lâm Đồng (Có đáp án)

Có hai vợ chồng,  một người nghèo khó tên là Thạch Sùng, sống bằng nghề ăn xin và góp nhặt được một số vốn. Một hôm Thạch Sùng nhìn điềm trời đoán biết sẽ mưa lụt to, nên đem tiền lên đong gạo. Tháng Tám năm ấy, trời làm một trận lụt lớn, làm giá gạo tăng vọt. Thạch Sùng đem số gạo tích trữ của mình ra bán, trở nên giàu có và thôi nghề ăn xin.

Thạch Sùng trở thành một phú ông, lại nhờ tài buôn bán và cho vay lãi, gia tài của ông ngày càng lớn, và mua được địa vị, vua phong tước cho ông tước quận công.

Em hoàng hậu họ Vương cũng là tay cự phú và tiêu tiền phí vào bậc nhất, khi gặp Thạch Sùng trong một bữa tiệc hai bên đều muốn khoe của. Ai cũng khoe mình nhiều tiền của và tự cho mình là giàu hơn. Các quan thấy vậy bèn nói:

Hai ngài cãi nhau như thế không ích gì cả. Cần phải có chứng cớ thì chúng tôi mới tin. Hai ngài hãy trưng của cải ra cho chúng tôi xem. Ai thua phải nộp cho bên được mười thúng vàng. Chúng tôi sẽ làm chứng cho...

Hai bên nhận lời và ký vào giấy giao ước, nếu ai thua cuộc thì mất toàn bộ gia sản. Hai bên mang đủ thứ tài sản trong nhà ra khoe: gấm vóc, sừng tê, ngói thuỷ tinh, đá lát nhà, san hô, ngựa thiên lý, ngọc, bạc, vàng... Vẫn không ai chịu kém ai.

Hoàng hậu lo cho em mình thua cuộc, có phái mấy viên hoạn quan nhiều mưu trí đi theo để giúp sức bày kế cho Vương Khải nên thách Thạch Sùng đưa ra mẻ kho.

Vì mẻ kho là thứ nồi đất mẻ mà chỉ nhà nào cùng khổ lắm mới dùng để nấu thức ăn, mà lúc đó Thạch Sùng đã quá giàu có, bỏ đi từ lâu không dùng nữa, không có nên đành thua cuộc.

Thạch Sùng cay đắng nhìn thấy tất cả gia sản cho đến vợ con, nàng hầu, nô tỳ... đều chạy sang tay họ Vương, ông tắc lưỡi tiếc cho cơ nghiệp tự tay mình gây dựng trong bao năm đến nay lại hoàn tay trắng. Rồi ông chết, hóa thành con thạch sùng. Thạch sùng thỉnh thoảng lại chắt lưỡi kêu lên mấy tiếng chép miệng vì tiếc của.

docx 3 trang thanhnam 21/03/2023 5420
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2017-2018 - Sở giáo dục và đào tạo Lâm Đồng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_sinh_gioi_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2017_2018_so_gia.docx

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2017-2018 - Sở giáo dục và đào tạo Lâm Đồng (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN LỚP 11 ĐỀ CHÍNH THỨC NĂM HỌC 2017-2018 Thời gian: 180 phút ( không kể thời gian giao đề) Câu 1( 8 điểm). Đọc câu truyện sau và thực hiện yêu cầu bên dưới Có hai vợ chồng, một người nghèo khó tên là Thạch Sùng, sống bằng nghề ăn xin và góp nhặt được một số vốn. Một hôm Thạch Sùng nhìn điềm trời đoán biết sẽ mưa lụt to, nên đem tiền lên đong gạo. Tháng Tám năm ấy, trời làm một trận lụt lớn, làm giá gạo tăng vọt. Thạch Sùng đem số gạo tích trữ của mình ra bán, trở nên giàu có và thôi nghề ăn xin. Thạch Sùng trở thành một phú ông, lại nhờ tài buôn bán và cho vay lãi, gia tài của ông ngày càng lớn, và mua được địa vị, vua phong tước cho ông tước quận công. Em hoàng hậu họ Vương cũng là tay cự phú và tiêu tiền phí vào bậc nhất, khi gặp Thạch Sùng trong một bữa tiệc hai bên đều muốn khoe của. Ai cũng khoe mình nhiều tiền của và tự cho mình là giàu hơn. Các quan thấy vậy bèn nói: Hai ngài cãi nhau như thế không ích gì cả. Cần phải có chứng cớ thì chúng tôi mới tin. Hai ngài hãy trưng của cải ra cho chúng tôi xem. Ai thua phải nộp cho bên được mười thúng vàng. Chúng tôi sẽ làm chứng cho Hai bên nhận lời và ký vào giấy giao ước, nếu ai thua cuộc thì mất toàn bộ gia sản. Hai bên mang đủ thứ tài sản trong nhà ra khoe: gấm vóc, sừng tê, ngói thuỷ tinh, đá lát nhà, san hô, ngựa thiên lý, ngọc, bạc, vàng Vẫn không ai chịu kém ai. Hoàng hậu lo cho em mình thua cuộc, có phái mấy viên hoạn quan nhiều mưu trí đi theo để giúp sức bày kế cho Vương Khải nên thách Thạch Sùng đưa ra mẻ kho. Vì mẻ kho là thứ nồi đất mẻ mà chỉ nhà nào cùng khổ lắm mới dùng để nấu thức ăn, mà lúc đó Thạch Sùng đã quá giàu có, bỏ đi từ lâu không dùng nữa, không có nên đành thua cuộc. Thạch Sùng cay đắng nhìn thấy tất cả gia sản cho đến vợ con, nàng hầu, nô tỳ đều chạy sang tay họ Vương, ông tắc lưỡi tiếc cho cơ nghiệp tự tay mình gây dựng trong bao năm đến nay lại hoàn tay trắng. Rồi ông chết, hóa thành con thạch sùng. Thạch sùng thỉnh thoảng lại chắt lưỡi kêu lên mấy tiếng chép miệng vì tiếc của. Câu hỏi: Qua câu truyện Sự tích Thạch Sùng , Anh/ Chị hãy rút ra vấn đề cần nghị luận qua sự việc “ cái mẻ kho” làm nên đoạn kết . Viết bài văn về vấn đề nghị luận đó. Câu 2 (12 điểm). Qua các bài thơ , ca dao đã học hoặc đã đọc, anh(chị) hãy làm rõ thân phận của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến và phụ nữ Việt Nam ngày nay. HẾT
  2. ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN LỚP 11 CÂU 1( 8 điểm): 1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,25 điểm) • Điểm 0,25 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân. • Điểm 0,125: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn. • Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn. 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0, 5 điểm) • Điểm 0, 5 : Xác định đúng vấn đề cần nghị luận • Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung. • Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác. 3. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp: các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải phong phú, cụ thể và sinh động (2,5 - 3,0 điểm) 4.Cụ thể: Qua câu truyện Sự tích Thạch Sùng , vấn đề cần nghị luận qua sự việc “ cái mẻ 0.5điểm kho” làm nên đoạn kết là : có mới nới cũ. -Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận thông qua câu truyện Sự tích Thạch 2 điểm Sùng ( Thạch Sùng đã có mới, nới cũ như thế nào?) -Thân bài: +Giải thích thế nào là có mới và thế nào là nới cũ (Giải thích nghĩa đen của từ 1 điểm ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề) + Phân tích và chứng minh những mặt sai của “ có mới nới cũ” 1 điểm + Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến ): 1.5điểm • Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế • Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề • Mở rộng vấn đề
  3. + Rút bài học nhận thức và hành động. 1 điểm -Kết bài: - Khẳng định chung về có mới nới cũ. 0.5điểm - Lời nhắn gửi đến mọi người. 0.5điểm CÂU 2 ( 12 điểm): 2 điểm -Mở bài : Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. -Thân bài : Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần có 4 điểm các ý sau : +Thân phận bị phụ thuộc của người phụ nữ xưa : Họ không quyết định được tình duyên của mình, bị ép gả, bị ngăn cản tình yêu trong sáng mà họ lựa chọn. Họ bị ràng buộc bởi “Tam tòng, tứ đức”, những lễ giáo phong kiến khắt khe, lỗi thời. Họ thường bộc lộ mình một cách kín đáo, tế nhị qua những hình ảnh so sánh, ẩn dụ. Nhiều câu hát của họ thường mở đầu bằng cụm từ “Em như’ hoặc “Thân em như’. Những câu hát như thế thường gợi nhớ về những kỷ niệm buồn, chất chứa bao thương cảm, tủi hờn. Thân phận người phụ nữ bị rẻ rúng, bạc đãi, thậm chí bị chà đạp phũ phàng. Nguyên nhân gây nên sự đau khổ, thiệt thòi ấy là do chế độ trọng nam khinh nữ. Họ như một món hàng để trao đổi, mua bán, mua vui. Mặc dầu vậy , họ vẫn luôn ý thức sâu sắc về bản thân mình, về vẻ đẹp bên ngoài lẫn phẩm chất bên trong. Nhiều câu ca dao thể hiện sự oán trách, thương xót cho số kiếp của mình Đó cũng chính là sự lên án XH, lời đấu tranh cho quyền sống bình đẳng, hạnh phúc, quyền có địa vị XH xứng đáng của người phụ nữ. +Thân phận người phụ nữ ngày nay: 4 điểm Họ quyết định được tình duyên của mình Họ được tự do, được yêu thương, chia sẻ Bình đẳng, bình quyền. Tham gia nhiều công việc xã hội . 2 điểm -Kết bài: Nhận xét chung về những câu hát than thân, ca dao, bài thơ về người phụ nữ. Đồng cảm với thân phận của người phụ nữ xưa, đồng thời thấy dược vai trò, vị trí của người phụ nữ trong cuộc sống hiện tại .