Đề thi học sinh giỏi Thị xã môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Hà An (Có đáp án)

Câu 1. (2,0 điểm)
Xác định và phân tích tác dụng của những biện pháp tu từ có trong đoạn thơ sau:
"Đồng chiêm phả nắng lên không,
Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng.
Gió nâng tiếng hát chói chang,
Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời"
(Trích "Tiếng hát mùa gặt" – Nguyễn Duy)
pdf 16 trang Hải Đông 05/02/2024 5820
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi Thị xã môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Hà An (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_sinh_gioi_thi_xa_mon_ngu_van_lop_9_truong_thcs_ha.pdf

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi Thị xã môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Hà An (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT QUẢNG YÊN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI THỊ XÃ MÔN : NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1. (2,0 điểm) Xác định và phân tích tác dụng của những biện pháp tu từ có trong đoạn thơ sau: "Đồng chiêm phả nắng lên không, Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng. Gió nâng tiếng hát chói chang, Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời" (Trích "Tiếng hát mùa gặt" – Nguyễn Duy) Câu 2 (6,0 điểm) "Những giọt sương lặn vào lá cỏ Qua nắng gắt, qua bão tố Vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh Vẫn long lanh, bình thản trước vầng dương " (Thanh Thảo - Sự bùng nổ của mùa xuân) Nêu suy nghĩ của em về bức thông điệp đời sống rút ra từ đoạn thơ trên. Câu 3. (12 điểm) Trong văn bản "Tiếng nói văn nghệ", Nguyễn Đình thi có viết: "Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy". Qua văn bản "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên? –––––––––Hết––––––– GV ĐỀ Vũ Thị Thúy Mùi
  2. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI HỌC SINH GIỎI THỊ XÃ THỊ XÃ QUẢNG YÊN MÔN: Ngữ văn 9 ––––––––––––– HƯỚNG DẪN CHẤM I/ YÊU CẦU CHUNG: - Hướng dẫn chấm chỉ nêu những gợi ý có tính chất định hướng, GK có thể vận dụng linh hoạt, tránh cứng nhắc và nên cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để phát hiện những bài làm thể hiện tố chất của học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, năng lực cảm thụ sâu sắc, tinh tế, kĩ năng làm bàiố t t ); đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng. - GK đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kĩ năng. Chỉ cho điểm tối đa ở mỗi ý khi thí sinh đạt đựơc yêu cả về nội dung kiến thức và kĩ năng. - Điểm toàn bài là 20 điểm, chi tiết đến 0,5 điểm (không làm tròn số) II/ YÊU CẦU CỤ THỂ: CÂU MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH ĐIỂM Xác định và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ Câu 1 * HS tìm được các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: (2.0 Nhân hóa: Đồng chiêm phả nắng; cánh cò dẫn gió; gió nâng 0,25 điểm) tiếng hát; lưỡi hái liếm ngang. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Tiếng hát chói chang 0,25 Đảo trật tự từ: Long lanh lưỡi hái 0,25 Nói quá: Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời 0,25 Phân tích tác dụng: HS phân tích cụ thể để hướng tới ý 0,5 chính. Các biện pháp tu từ trên kết hợp với cách sử dụng nhiều hình ảnh đẹp với màu sắc tươi tắn rực rỡ, với cách sử dụng nhiều động từ độc đáo, nhà thơ đã khắc họa bức tranh về mùa vàng bội thu. Trong bức tranh đó có thiên nhiên rộng lớn, khoáng đạt, có niềm vui, sự lạc quan, hăng say của người lao động Thiên nhiên và con người hòa quyện với nhau; tầm vóc con 0,5 người lao động lớn lao ngang tầm vũ trụ. Bức tranh đã thể hiện được niềm vui rộn ràng của người nông dân trước vụ mùa bội thu Yêu cầu về kỹ năng : Yêu cầu bố cục chặt chẽ , biết dựng đoạn , có luận điểm, luận cứ rõ ràng , bài viết lưu loát , 0,5 không sai sót về dùng từ , chính tả , chữ viết sạch đẹp Câu 2 Yêu cầu về kiến thức : Bài làm của hs cần đạt những ý (6.0 chính như sau :
  3. điểm) a. Mở bài : Giới thiệu vấn đề 0,5 b. Thân bài : 1. Phân tích khái quát đoạn thơ, rút ra vấn đề cần bàn luận: - Hình ảnh giọt sương lặn vào lá cỏ: biểu tượng cho cái đẹp bình dị, khiêm nhường của đời sống quanh ta. 0,25 -Nắng gắt, bão tố: ẩn dụ để chỉ những khó khăn, thử thách 0,25 của cuộc đời. Cấu trúc: Qua vẫn vẫn: nhấn mạnh vẻ đẹp vững bền, bất biến của những giọt sương qua bao khắc nghiệt của tự nhiên, 0,25 bao thăng trầm của đời sống. => Từ một hiện tượng trong thiên nhiên, Thanh Thảo gợi mở cho ta nhiều suy ngẫm về con người, cuộc sống: -Sức sống bền bỉ, mãnh liệt của thiên nhiên, và cũng chính là sức sống bền bỉ, mãnh liệt của con người trước sóng gió 0,25 cuộc đời. - Cách nhìn nhận, khám phá cái đẹp của đời sống: Đời sống vẫn luôn tiềm ẩn những vẻ đẹp kì diệu. Có những sự vật bề ngoài tưởng chừng mong manh, những con người thoạt nhìn 0,5 rất nhỏ bé, khiêm nhường (như giọt sương, lá cỏ) nhưng lại ẩn chứa một sức mạnh lớn lao, một vẻ đẹp kì diệu (Vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh, Vẫn long lanh, bình thản trước vầng dương). 2. Bàn luận: -Giữa vô vàn khó khăn, khốc liệt của hoàn cảnh, cái đẹp vẫn 0,5 đơm hoa, sự sống vẫn nảy mầm. Giữa cuộc đời đầy chông gai, sóng gió, có những con người bình thường nhưng vẫn tiềm ẩn sức sống phi thường, đầy bản lĩnh, nghị lực. (Nêu dẫn chứng ) -Mặt khác, chính hoàn cảnh khó khăn, thử thách lại là "thuốc thử" để con người nhận ra chính mình. 0,5 -Cuộc sống luôn chứa đựng những điều bất ngờ, luôn ẩn chứa vẻ đẹp bình dị mà thanh cao, những con người khiêm nhường mà vĩ đại. Muốn nhận ra những vẻ đẹp đó, điều cốt 0.5 yếu nhất là chúng ta cần phải có tấm lòng biết yêu cái đẹp, trân trọng cái đẹp - dù là nhỏ bé nhất. 0,5 -Phê phán những con người thiếu ý chí, nghị lực, niềm tin 3. Bài học nhận thức và hành động: -Trong mọi hoàn cảnh, dù vất vả, gian nan, con người cần có 0,5 bản lĩnh, nghị lực vươn lên để sống một cuộc sống có ý nghĩa. -Biết cách nhìn nhận, khám phá, trân trọng cái đẹp của đời 0,5 sống, con người.
  4. niên gặp gỡ, trò chuyện; anh tìm và tặng củ tam thất cho vợ bác lái xe đang bị ốm. + Với ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ mới gặp lần đầu: hiếu khách, vui mừng, ân cần mời hai người lên nhà; cắt hoa tặng cô gái, dẫn khách đi thăm vườn khí tượng, giới thiệu các loại máy móc, kể công việc hằng ngày của mình, pha trà ngon đãi khách, giải bày tâm sự tự nhiên, chân thành: chân thành bộc lộ niềm vui, nói to những điều đáng lẽ người ta chỉ nghĩ trong đầu; tôi cắtthêm mấy cành nữa. Rồi cô muốn lấy bao nhiêu nữa tùy ý. Cô cứ cắt một bó rõ to vào. Có thể cắt hết, nếu có thích; Anh đếm từng phút vì sợ mất hết ba mươi phút gặp gỡ vô cùng quý giá. Đến khi chia tay, anh xúc động đến nỗi phải quay mặt đi và không dám tiễn khách ra xe dù chưa đến giờ “ốp”, và có lẽ để che dấu cái e ấp, xao xuyến, bâng khuâng của hai người con trai, con gái gặp nhau đột ngột, quý mến nhau rồi chia tay nhau ngay, bởi biết là không bao giờ gặp nhau nữa. Đó là cái chốc lát đã góp phần làm sáng lên cái diện mạo của câu chuyện và thổi một làn gió mát vào một câu chuyện tưởng chừng sẽ rất khô khan. – Khiêm tốn, thành thật: Anh cảm thấy đóng góp của mình là nhỏ bé. Anh nhiệt thành giới thiệu những người khác mà anh thật sự khâm phục: ông kĩ sư vườn rau SaPa, người cán bộ nghiên cứu khoa học về sét. + Một người thanh niên có đời sống tâm hồn trẻ trung, phong phú và lành mạnh: Anh thích giao lưu, gặp gỡ đến mức thèm người; anh tự tạo ra niềm vui trong sáng, lành mạnh: trồng hoa, đọc sách, chăn nuôi; anh sống ngăn nắp, lành mạnh, gọn gàng với một căn nhà ba gian sạch sẽ, với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách dù chỉ một mình. - Những vẻ đẹp nói trên của nhân vật anh thanh niên được thể hiện bằng một nghệ thuật xây dựng nhân vật có những nét đặc sắc: bộc lộ qua một cuộc gặp gỡ đặc biệt với lời nói, thái độ, hành động; nhân vật không có tên riêng, không có ngoại hình cụ thể mà chỉ có một tên gọi theo kiểu chung, phiếm chỉ. * Vẻ đẹp anh thanh niên đã có sức lan tỏa đến cô kĩ sư, ông họa sĩ (Dẫn chứng + phân tích) 2.0 -Các nhân vật khác như: Cô kĩ sư, ông họa sĩ, bác lái xe, ông kĩ sư nông học, anh cán bộ sét, anh cán bộ khí tượng ở đỉnh cao hơn bốn ngàn mét đều say mê cống hiến cho đất nước. Có thể coi sự rung động trong lòng cô gái và những ý nghĩ
  5. nảy nở trong đầu ông họa sĩ là món quà quí giá bù đắp cho lòng nhiệt thành, sự chân tình và những khát vọng tưởng chừng như vô cùng lạ lẫm mà hết sức “con người” của anh thanh niên. -Qua nhân vật anh thanh niên người đọc thấy rõ vẻ đẹp tâm hồn của anh anh niên, thấy được ý thức công dân của mình trong cuộc sống. -Người đọc khâm phục những đức tính cao đẹp của anh thanh niên để từ đó học tập noi gương, có hành động đúng trong công cuộc xây dựng đất nước ngày nay 3/ Đánh giá, nâng cao: -Lặng lẽ Sa Pa được sáng tác năm đầu thập kỉ 70 của thế kỉ trước, khi mà cả miền Bắc đang hồ hởi trong không khí xây 1,0 dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà. Tất cả cho tiến bộ xã hội, tất cả cho miền Nam ruột thịt không chỉ là những khẩu hiệu cổ vũ, hô hào chung chung, nó ngấm vào trong ý thức của từng người dân, nhất là thế hệ trẻ. - Lặng lẽ Sa Pa là niềm vui đang cựa mình trỗi sống, là khát vọng được cống hiến tuổi trẻ của mình cho đất nước, bằng sự nghiệp giản dị mà cao cả của mình. Hạnh phúc nảy mầm mỗi khi con người ý thức được vai trò của mình và hoạt động tự giác, hăng say với tất cả những khả năng mà mình có được. Qua một cảnh ngộ gặp gỡ, với mấy con người giản dị, trong truyện ngắn lãng mạn diệu kì, Nguyễn Thành Long đã khơi gợi trong lòng người đọc biết bao suy nghĩ. Lặng lẽ và thâm trầm, hào hứng và sôi nổi, ngỡ ngàng và lắng đọng, truyện ngắn đã gieo vào lòng người đọc cảm nhận sâu sắc về hạnh phúc. Và sự lan tỏa của hạnh phúc. - Truyện đã “đốt lửa” lên trong lòng chúng ta tình cảm yêu mến, ngợi ca những con ng lao động như anh TN và cái thế giới những con ng như anh, đề cao tinh thần lao động tự giác vì những mục đích chân chính đối với con ng.Thổi bùng trong ta lòng yêu đất nước và ý thức cống hiến những gì tốt đẹp nhất cho đất nước chính là ta “tự phải bước lên đường ấy”. Kết bài: 0,5 -Ý kiến của Nguyễn Đình Thi là hoàn toàn đúng đắn có ý nghĩa khẳng định sức mạnh của nghệ thuật nói chung, của văn chương nói riêng. Nêu nhận, đánh giá khái quát lại về nhân vật. (yêu mến, trân trọng , cảm phục, học tập ) - > vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn của anh và cũng là của con người VN trong k /c chống xâm
  6. lược và xây dựng chủ nghĩa xã hội. –––––––––Hết––––––– Định hướng cụ thể:
  7. 1. Yêu cầu về kĩ năng: 0,75 HS viết được văn bản nghị luận có lập luận logic chặt chẽ, bố cục mạch lạc, văn phong trong sáng, thuyết phục người đọc, chữ viết sạch đẹp, không mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức 9,25 2.1. - Giới thiệu tác giả tác phẩm và vấn đề nghị luận 0,75 - Trích dẫn ý kiến 2.2. Giải thích khái quát vấn đề 1,5đ - Nhà văn chân chính là nhà văn luôn đặt mục đích sáng tác vào con người 0,5đ và cuộc sống. Đem ngòi bút của mình phục vụ đời sống và có ích cho con người. - Xứ sở của cái đẹp trong tác phẩm văn học được thể hiện ở hai phương 0,5đ diện nội dung và hình thức. + Vẻ đẹp nội dung là vẻ đẹp của tự nhiên và con người trong lao động, chiến đấu, các lĩnh vực khác mà nhà văn mang tới cho người đọc. + Vẻ đẹp hình thức là khả năng xây dựng được những hình tượng nghệ thuật sinh động, độc đáo, hấp dẫn. Là khả năng kết cấu chặt chẽ, tình huống hợp lí và khả năng sử dụng ngôn từ điêu luyện => Nội dung, hình thức đẹp không chỉ đem lại cho người đọc những rung 0,5đ cảm thẩm mĩ mà còn làm cho con người yêu cuộc sống, khao khát hướng tới những gì đẹp đẽ tốt lành cho cuộc đời. Để người đọc cảm nhận được xứ sở của cái đẹp đó thì nhà văn chân chính là người dẫn đường cho người đọc khám phá cảm nhận. Đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của nhà văn. 2.3. Chứng minh qua văn bản Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành 6,đ Long - Xứ sở của cái đẹp trong Lặng lẽ Sa Pa được thể hiện ở trước hết ở 4,đ phương diện nội dung : + Xứ sở của cái đẹp, của thiên nhiên ở Sa Pa : đó là bức tranh thiên nhiên 1,5đ núi rừng rộng lớn vùng Tây Bắc được miêu tả từ xa đến gần, từ bầu trời đến mặt đất. Xa xa núi cao, thác đổ trắng xóa, đường núi quanh co uốn lượn, cây cối rậm rạp, những đàn bò đủng đỉnh ăn cỏ trong những thung lũng ven đường, nắng len tới đốt cháy rừng cây, mây bị nắng xua đi cuộn tròn Những vòm lá ướt sương (Lấy dẫn chứng, phân tích). Đến gần là vườn hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, hồng phấn, tổ ong với đủ màu sắc rực rỡ do bàn tay của con người tạo ra Tất cả làm nên một bức tranh thiên nhiên đẹp kì lạ, hấp dẫn gợi ra cho ta bao liên tưởng và khao khát về vùng đất thơ mộng. + Xứ sở của cái đẹp trong Lặng lẽ Sa Pa còn được thể hiện ở vẻ đẹp hấp 2,5đ dẫn của con người: nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m. Anh đã vượt qua khó khăn của hoàn cảnh, thời tiết khắc nghiệt và sự buồn chán cô đơn của bản thân để tạo cho mình một cuộc sống có ý nghĩa. Sức hấp dẫn của nhân vật anh thanh niên chính là vẻ đẹp của tâm hồn và lí tưởng sống. Những suy
  8. nghĩ, việc làm và hành động, tình cảm của anh khiến người ta cảm phục noi theo và thêm tin yêu cuộc sống. (Lấy dẫn chứng, phân tích) Ngoài ra, sức hấp dẫn của con người Sa Pa còn là những nhân vật vô danh như ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét, Tất cả đã tạo nên xứ sở của cái đẹp là sự cống hiến âm thầm và lặng lẽ hết mình cho đất nước. - Xứ sở của cái đẹp trong Lặng lẽ Sa Pa không chỉ đẹp về nội dung mà còn 2,0đ đẹp về nghệ thuật, được thể hiện : + Nhan đề Lặng lẽ Sa Pa thấm đẫm chất thơ 0,5đ + Cốt truyện, tình huống giản đơn, chỉ là cuộc gặp gỡ tình cờ giữa các nhân 0,5đ vật (bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư, anh thanh niên) nhưng nhà văn đã dựng lên mối quan hệ chung - riêng thật đẹp. + Hệ thống ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, chất tạo hình, âm điệu 0,5đ nhẹ nhàng, êm ái, giàu chất thơ. + Ngôn ngữ chắp cánh những vần thơ, nâng tâm hồn người đọc vươn tới 0,5đ những cảm xúc sâu xa, thấm thía. 2.4. Đánh giá chung: 1,0đ - Cái đẹp trong tác phẩm văn học đa dạng, phong phú được khơi nguồn kết tinh từ cuộc sống. - Đời sống tự nhiên ấy được khúc xạ qua ánh sáng, cảm quan, quá trình lao động cực nhọc, sáng tạo, mê say của nhà văn để có được sức hấp dẫn, những giá trị đẹp của con người, làm cho con người sống tốt hơn. - Yêu cái đẹp của văn chương là chúng ta yêu tấm lòng của nhà văn. Họ là những kĩ sư tâm hồn đốt cháy mình để có được ánh sáng, niềm vui dẫn ta đến bến bờ xứ sở của cái đẹp trong cuộc sống.
  9. Trình bày sự cảm nhận của em về hình ảnh cánh buồm trong những câu thơ sau: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió ( Quê hương – Tế Hanh ) và Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng ( Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận ) Câu 2 (8điểm) Câu chuyện về Chim Én và Dế Mèn Mùa xuân đất trời rất đẹp. Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tội nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của
  10. Chim Én đưa ra rất giản dị: Hai chú Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô. Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn trời đất gợi cảm, cỏ hoa vui tươi, Dế Mèn say sưa. Sau một hồi miên man, Mèn ta chợt nghĩ bụng ơ hay việc gì ta phải gánh hai con Én này trên vai cho mệt nhỉ. Sao ta không quẳng gánh nợ này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không? Nghĩ là làm, Mèn há mồm ra. Nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành. (Theo Đoàn Công Huy trong mục “Trò chuyện đầu tuần” của báo Hoa ọh c trò) Bài học về cuộc sống mà em nhận được từ câu chuyện trên? Câu 3 : ( 12 điểm ) PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KT SÁT HẠCH THỊ XÃ QUẢNG YÊN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2013-2014 Trường THCS Yên Hải MÔN: Ngữ văn 9 (Bài số 3) ––––––––––––– HƯỚNG DẪN CHẤM I/ YÊU CẦU CHUNG: - Hướng dẫn chấm chỉ nêu những gợi ý có tính chất định hướng, GK có thể vận dụng linh hoạt, tránh cứng nhắc và nên cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để phát hiện những bài làm thể hiện tố chất của học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, năng lực cảm thụ sâu sắc, tinh tế, kĩ năng làm bàiố t t ); đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng. - GK đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kĩ năng. Chỉ cho điểm tối đa ở mỗi ý khi thí sinh đạt đựơc yêu cả về nội dung kiến thức và kĩ năng. - Điểm toàn bài là 20 điểm, chi tiết đến 0,5 điểm (không làm tròn số). II/ YÊU CẦU CỤ THỂ: CÂU MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH ĐIỂM Câu 1 : (4 điểm) Yêu cầu : 1.0 Câu 1 * Về nội dung : Học sinh cảm nhận hình ảnh cánh buồm trong những câu thơ trên : ( 2 điểm) - Được miêu tả theo cách so sánh (bài Quê hương) và ẩn dụ (bài Đoàn thuyền đánh cá) . - Cánh buồm thiêng liêng khi so sánh với "mảnh hồn 1.0 làng"và thơ mộng khi là "buồm trăng" (Học sinh phân tích )
  11. . - Cánh buồm gắn với cuộc sống, công việc của người dân chài, mang vẻ đẹp tâm hồn người dân chài : Cần cù, dũng cảm, phóng khoáng và có chút thơ mộng lãng mạn . * Về hình thức : Bài viết có bố cục đầy đủ rõ ràng : MB-TB-KB . Đảm bảo sự phân tích chặt chẽ trong bài viết *Yêu cầu về kỹ năng : Yêu cầu bố cục chặt chẽ , biết dựng Câu 2 đoạn , có luận điểm, luận cứ rõ ràng , bài viết lưu loát , không sai sót về dùng từ , chính tả , chữ viết sạch đẹp ( 8 điểm) Yêu cầu về kiến thức : Bài làm của hs cần đạt những ý chính như sau a. Mở bài : Giới thiệu vấn đề 0.5 b. Thân bài : 1. Xác định được ý nghĩa của câu chuyện: - Chim Én đã tốt bụng tặng Dế Mèn món quà thật tuyệt vời là một chuyến thưởng ngoạn khung cảnh mùa xuân tươi đẹp, ấm áp. Tiếc thay Dế Mèn không biết trân trọng món 1.5 quà ấy. Từ người chịu ơn, Dế Mèn đã ảo tưởng mình là người ban ơn. Từ việc mình là gánh nặng của người khác, Dế Mèn đã tưởng người khác chính là gánh nặng của mình. Lòng ích kỉ, tính toán và sự ngộ nhận, ảo tưởng đã khiến Dế Mèn phải trả giá đắt: “nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành” - Chim Én đã tốt bụng tặng Dế Mèn món quà thật tuyệt vời 1.5 là một chuyến thưởng ngoạn khung cảnh mùa xuân tươi đẹp, ấm áp. Tiếc thay Dế Mèn không biết trân trọng món quà ấy. Từ người chịu ơn, Dế Mèn đã ảo tưởng mình là người ban ơn. Từ việc mình là gánh nặng của người khác, Dế Mèn đã tưởng người khác chính là gánh nặng của mình. Lòng ích kỉ, tính toán và sự ngộ nhận, ảo tưởng đã khiến Dế Mèn phải trả giá đắt: “nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành” - Câu chuyện có hình thức như một chuyện ngụ ngôn phản 1.5 ánh một thực tế của con người hiện nay: đời sống hiện đại giúp con người có thể làm được nhiều việc hơn nhưng cũng khiến họ ảo tưởng về mình nhiều hơn và suy nghĩ, lối sống cũng thực dụng hơn. Câu chuyện cảnh tỉnh mọi người nói chung đặc biệt là thế hệ trẻ nói riêng đừng quá ảo tưởng về bản thân mình và không nên sống quá ích kỉ, toan tính. Xác định chính mình là ai và giúp đỡ người khác một cách
  12. không vụ lợi, bạn sẽ nhận được nhiều hơn những thứ bạn đã cho đi. 2. Rút ra bài học cuộc sống: - Câu chuyện ngắn gọn nhưng ý nghĩa rất sâu sắc. Mỗi người đều có thể học được những bài học nhân sinh từ câu chuyện: + Đó có thể là câu chuyện về giá trị cuộc sống: Biết trân 1.0 trọng những gì mình đang có thì sẽ cảm nhận được giá trị đích thực cuộc sống. Nếu không biết trân trọng những gì mình đang có sẽ rất khó có được hạnh phúc thậm chí còn gặp bất hạnh. Hạnh phúc là tuỳ thuộc vào cách ứng xử và thái độ sống của mỗi người. + Đó có thể là câu chuyện về niềm tin: Lòng tốt là đáng 0.5 quý nhưng niềm tin còn đáng quý hơn, chúng ta cần tin tưởng nhau để cuộc sống thoải mái và nhẹ nhàng hơn. + Đó có thể là bài học về cách nhìn, cách cảm nhận: Với 0.5 cách nhìn thiển cận, hời hợt ta sẽ không phát hiện đúng bản chất của cuộc sống, dẫn đến những quyết định sai lầm. + Đó có thể là bài học về cho và nhận: Cho và nhận đều 0.5 luôn chuyển hoá: tưởng rằng cho đi nhưng lại được nhận lại và ngược lại + Đó có thể là bài học về sự hợp tác và chia sẻ: Nếu biết 0.5 hợp tác chia sẻ thì mọi người đều có lợi. Câu 3 I. Yêu cầu về kĩ năng ( 10 điểm) - Bài văn có bố cục và cách trình bày hợp lí. - Hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng và được triển khai tốt. - Diễn đạt suôn sẻ; mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Hướng dẫn chấm . Câu 2: (4,0 điểm) I. Yêu cầu: 1. Về kĩ năng:
  13. - Thí sinh thể hiện tốt kĩ năng làm văn nghị luận xã hội. - Bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ, chính tả. 2. Về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ bản sau: * Nêu được ý nghĩa của câu chuyện: - Thể hiện tình yêu thương ấm áp, sự đồng cảm, sẻ chia giữa những con người đang ở trong hoàn cảnh éo le. Điều này có thể thấy qua nghĩa cử cao đẹp của nhân vật “tôi” đối với em nhỏ cũng như suy nghĩ, việc làm đáng trân trọng của em bé bất hạnh. * Bàn luận về vấn đề tình yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống: - Trong cõi đời, tình yêu thương giữa con người với con người là một giá trị cao quý, là điều cần thiết mà ai cũng phải hướng tới. - Trong hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn, lòng nhân ái càng cần thiết để sưởi ấm những mảnh đời bất hạnh. - Phê phán những kẻ sống vô cảm, ích kỉ, thờ ơ với cộng đồng. * Rút ra bài học. - Mỗi người cần biết sống yêu thương, gắn bó, có trách nhiệm với cộng đồng; đặc biệt là cần quan tâm, giúp đỡ những kiếp đời kém may mắn Câu 3: (12 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Có kĩ năng nghị luận về một vấn đề văn học( trình bày thành hệ thống luận điểm, phân tích- tổng hợp, so sánh- đánh giá ); lập luận chặt chẽ, thuyết phục. - Bố cục hợp lí, rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Văn viết trong sáng, có cảm xúc. 2. Yêu cầu về kiến thức: Bài viết có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng đại thể có các ý cơ bản sau: a. Luận điểm 1: Giới thiệu giá trị nội dung bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương: Trong hoàn cảnh bị phụ thuộc, người phụ nữ vẫn khẳng định vẻ đẹp hình thức lẫn vẻ đẹp tâm hồn của mình, đặc biệt là “tấm lòng son”. Từ hình ảnh trên gợi những liên tưởng về người phụ nữ trong hai tác phẩm “Chuyên người con gái Nam Xương” và “Truyện Kiều”. b. Luận điểm 2: Những người phụ nữ ấy có tài sắc vẹn toàn nhưng đều là nạn nhân của xã hội phong kiến (giá trị hiện thực). - Vũ nương đẹp người đẹp nết, hiếu thảo, đảm đang nhưng phải chịu bao bất công, oan khuất (dẫn chứng – phân tích). - Thúy Kiều tài sắc vẹn toàn nhưng đành sống kiếp trôi nổi, đoạn trường. (dẫn
  14. chứng – phân tích). - Họ luôn bị ràng buộc trong lễ giáo phong kiến, chịu sự áp chế bất công của chế độ “trọng nam khinh nữ”, của thế lực đồng tiền (dẫn chứng – phân tích – đánh giá). c. Luận điểm 3: Trong hoàn cảnh đó, mỗi tác phẩm là lời khẳng định giá trị, phẩm chất của người phụ nữ với những ước mơ, khát vọng chân chính (giá trị nhân đạo). - Họ luôn tìm cách đấu tranh vượt thoát khỏi hoàn cảnh của số phận để khẳng định phẩm chất trong sạch, khẳng định “tấm lòng son” của mình (dẫn chứng – phân tích). - Họ luôn khao khát về hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình; ước mơ công lý, công bằng xã hội (dẫn chứng – phân tích – đánh giá).