Đề thi học sinh giỏi vòng huyện môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Phòng GD và ĐT Diễn Châu (Có đáp án)

Câu 3: (10 điểm)
Lưu Quý Kỳ có nói: Nhà thơ gói tâm tình của mình trong thơ. Người đọc mở ra bỗng
thấy tâm tình của chính mình.
Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 8.
pdf 6 trang Hải Đông 21/02/2024 60
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi vòng huyện môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Phòng GD và ĐT Diễn Châu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_sinh_gioi_vong_huyen_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_20.pdf

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi vòng huyện môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Phòng GD và ĐT Diễn Châu (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD-ĐT HUYỆN DIỄN CHÂU ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 8 THỜI GIAN: 120 PHÚT (KKTGPĐ) Câu 1: Đọc hiểu(4.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn. Nhà mình sát đường, họ đến Có cho thì có là bao Con không bao giờ được hỏi Quê hương họ ở nơi nào. Con chó nhà mình rất hư Cứ thấy ăn mày là cắn Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán. Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này (Dặn con – Trần Nhuận Minh) a. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của văn bản.
  2. b. Ở khổ thơ thứ ba, tác giả dùng từ ăn mày(Cứ thấy ăn mày là cắn), nhưng ở khổ thơ đầu tác giả lại dùng từ hành khất(Chẳng ai muốn làm hành khất), ý nghĩa ? c.Con không bao giờ được hỏi Quê hương họ ở nơi nào. Tại sao người cha lại dặn con điều đó? d.Cảm xúc của em về hai dòng thơ cuối: Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này Câu 2: (6.0 điểm) Nhà tâm lí học Elena ví tuổi thiếu niên như một “xứ sở kì lạ”: Ở xứ sở này khí hậu rất thất thường và kì quặc, khi thì nóng nực như vùng nhiệt đới, khi thì trở nên lạnh như băng. Xứ sở này có mùa xuân hoa nở ngát hương, có mùa thu lá vàng rụng tơi tả. Dân cư ở vùng này khi thì rất vui vẻ, ồn ào, khi thì bỗng nhiên trầm ngâm, lặng lẽ Trong xứ sở kì lạ này không có trẻ con và cũng không có người lớn Em có suy nghĩ gì về “xứ sở kì lạ” ấy? Câu 3: (10 điểm) Lưu Quý Kỳ có nói: Nhà thơ gói tâm tình của mình trong thơ. Người đọc mở ra bỗng thấy tâm tình của chính mình. Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 8. HẾT PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DIỄN CHÂU HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 8 NĂM HỌC 2020 – 2021 I.Yêu cầu chung 1.Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và sức gợi cảm, ít mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp, 2. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số nội dung cơ bản, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm, không chỉ đánh giá kiến thức
  3. và kĩ năng mà chú ý đến thái độ, cảm xúc, tình cảm của người viết; Cẩn trọng và tinh tế đánh giá bài làm thí sinh trong tính chỉnh thể; Cần khuyến khích những tìm tòi, sáng tạo riêng trong nội dung và hình thức bài làm, chấp nhận các kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí, thuyết phục. 3. Tổng điểm của toàn bài là 20,0 điểm, cho lẻ đến 0,25 điểm. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó, giám khảo có thể bàn bạc thống nhất định ra các thang điểm chi tiết. II. Yêu cầu cụ thể Câu 1: Đọc hiểu (4,0 điểm) Câu a (1.0 điểm) - Thể thơ: Tự do (Hoặc 6 chữ) - Phương thức biểu đạt chính của phần trích: Biểu cảm. Câu b (1.0 điểm) Ở khổ thơ thứ ba, tác giả dùng từ ăn mày (Cứ thấy ăn mày là cắn), nhưng ở khổ thơ đầu tác giả lại dùng từ hành khất (Chẳng ai muốn làm hành khất): Thí sinh có thể có nhiều cách lí giải nghĩa, miễn là hợp lí. Gợi ý: + Cách gọi ăn mày: Loài vật chỉ biết quan sát bộ dạng bên ngoài, không thể nhìn thấu được cuộc đời, tâm hồn, trái tim, của họ. + Cách gọi hành khất: Thể hiện sự tôn trọng và yêu thương Câu c (1,0 điểm) Gợi ý: Quê hươnggắn bó sâu nặng với cuộc đời của mỗi con người, một khi phải tha hương cầu thực chắc cuộc đời họphải chịu nhiều buồn đau, cay đắng. Vì thế, hỏi về quê hương là chạm tới nỗi đau Câu d (1,0điểm) Thí sinh có thể có những cảm nhận khác nhau, song phải hướng tới giá trị chân chính mà tác giả gửi gắm. Gợi ý: Người cha muốn nhắn nhủ tới con về bài học cho và nhận – gửi lòng tốt, tình yêu thương, sự sẻ chia, đùm bọc cho thiên hạ đó chính là nguồn hạnh phúc nuôi dưỡng chúng ta. Vì thế hãy biết sống thật ý nghĩa. Câu 2: (6,0 điểm)
  4. YÊU CẦU NỘI DUNG CẦN ĐẠT ĐIỂM 1.Yêu cầu về - HS có kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội. 1,0 kĩ năng - Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ; Diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp - Có thể kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm, miêu tả trong bài văn nghị luận 2. Yêu cầu về Đây là một đề mở, thí sinh có thể có những cách nhìn nhận và đánh 5.0 kiến thức giá vấn đề ở những góc độ khác nhau. Tuy nhiên, những cách nhìn ấy phải hướng tới những giá trị nhân văn cao đẹp trong cuộc sống. Sau đây là một số gợi ý : * Giải thích: - Xứ sở kì lạ: cách nói hình tượng về tuổi thiếu niên – lứa tuổi của những thay đổi thất thường về tính khí, chưa có sự định hình rõ nét về 1.5 tính cách, tâm lí - Tuổi thiếu niên là xứ sở kì lạ với nhiều biểu hiện đa dạng, phong phú: lúc rụt rè, khi tự tin, lúc già dặn như người lớn khi hồn nhiên như trẻ con Đặc biệt là cảm xúc, thái độ, hành động và sự nhận thức về bản thân còn cảm tính và đôi lúc còn có những biểu hiện trái ngược. * Bàn luận: - Tuổi thiếu niên là giai đoạn chuyển tiếp về thể chất và tinh thần giữa giai đoạn trẻ em và người trưởng thành, có ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành nhân cách - Xứ sở kìlạ mong muốn được thể hiện bản thân, làm theo sở thích, vì vậy có thể tự khám phá, phát hiện ra nhiều cái hay nhưng cũng có thể không biết điểm dừng. - Nếuchúng ta thiếu hiểu biết về xứ sở kì lạsẽ dẫn đến ít cảm thông, 2.5 thậm chí áp đặt, cấm đoán một cách cực đoan. * Bài học: Tôn trọng sự phát triển tự nhiên của xứ sở kì lạ song bản thân xứ sở kì lạcần phải có nhận thức đúng đắn, và người lớn cũng cần có những định hướng tích cực để lứa tuổi thiếu niên phát triển bản thân một cách toàn diện. 1.0 Câu 3: (10 điểm)
  5. 1.Yêu cầu về kĩ năng - HS có kĩ năng làm bài văn nghị luận về một vấn đề văn 1,0 học. - Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ; Diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp - Dẫn chứng hợp lí, thuyết phục 2. Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể trình bày bài viết bằng nhiều cách với những kiến giải khác nhau. Sau đây là một số gợi ý: *Giải thích: 2,0 - Nhận định của Lưu Quý Kỳ đã đề cập đến đặc trưng của thơ: xuất phát từ nỗi niềm của một người (gói tâm tình của mình trong thơ) nhưng nói tiếng lòng của độc giả (Người đọc mở ra bỗng thấy tâm tình của chính mình). - Như vậy, thơ là sự đồng điệu, gặp gỡ, kết nối tâm hồn của người sáng tác và người cảm thụ thơ - Khi “tâm tình của mình” trở thành tâm tình của người đọc chứng tỏ bài thơ đã có sức cảm hóa, lay động. * Chứng minh Cần lựa chọn tác phẩm tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn 8để chứng minh trên các phương diện: - Tâm tình nhà thơ - Tâm tình độc giả - Sự đồng điệu của tâm hồn người sáng tác và người đọc 5,0 *Bàn luận: - Tâm tình của nhà thơ có thể là tiếng lòng của riêng một con người, cũng có thể là của cả một thế hệ, một thời đại. - Để tiếng lòng nhà thơ trở thành tiếng lòng bạn đọc đòi hỏi tài năng và tâm hồn nhạy cảm, sự tinh tế của người nghệ sĩ, và đồng thời để cảm được tiếng lòng nhà thơ, người đọc cần có tâm hồn đồng điệu. - Nếu chưa tìm được sự đồng điệu, chứng tỏ bài thơ chưa có sức cảm hóa. 1,0 *Đánh giá:
  6. - Đây là một nhận định đúng đắn về thiên chức nhà thơ và mối quan hệ giữa người sáng tác và người tiếp nhận. - Tác phẩm được lựa chọn là minh chứng rõ nét cho nhận 1,0 định của tác giả Lưu Quý Kỳ.