Đề thi học sinh giỏi vòng huyện môn Ngữ văn Lớp 8 - Trường THCS Đông Hải (Có đáp án)

Câu 1. (12 điểm)
Điện thoại di động là một phương tiện thông tin liên lạc hữu ích với con người hiện nay.
Thế nhưng một bộ phận học sinh lại sử dụng nó chưa đúng cách, với mục đích chưa tốt. Hãy
trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng trên.
pdf 6 trang Hải Đông 21/02/2024 380
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi vòng huyện môn Ngữ văn Lớp 8 - Trường THCS Đông Hải (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_sinh_gioi_vong_huyen_mon_ngu_van_lop_8_truong_thc.pdf

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi vòng huyện môn Ngữ văn Lớp 8 - Trường THCS Đông Hải (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD-ĐT HUYỆN DUYÊN HÀI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN TRƯỜNG THCS ĐÔNG HẢI MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 8 THỜI GIAN: 150 PHÚT (KKTGPĐ) KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA I. MỤC TIÊU KIỂM TRA : 1. Về kiến thức: Giúp HS củng cố, nắm vững lại tất cả các kiến thức đã học trong chương trình ở lớp 8. Cụ thể: Biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội, về các nhân vật trong các tác phẩm truyện, một tác phẩm truyện hay một bài thơ, đoạn thơ. 2. Về kỹ năng: Rèn kỹ năng vận dụng những kiến thức đã học một cách tổng hợp, toàn diện để làm bài, nhất là về kỹ năng phân tích về nhân vật trong các tác phẩm đã học. 3. Về thái độ: Biết coi trọng và có ý thức làm bài kiểm tra một cách trung thực, tích cực. Thấy được lòng yêu cuộc sống, sự khát khao tự do; vai trò của rừng đối với môi trường, cũng như cách nhìn về con người thông qua các vấn đề trong xã hội và các tác phẩm đã học. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Hình thức: Tự luận. - Cách thức tổ chức kiểm tra: HS làm bài viết tự luận trong 150 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN: Chủ đề (nội Nhận Thông Vận dung, biết hiểu dụng Vận dụng cao Cộng chương, thấp bài ) Nhận xét về người nông dân trong văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng 8-1945 có ý kiến cho rằng: 1/ Nghị luận “Người nông dân tuy nghèo khổ, văn học lam lũ, ít học nhưng không ít tấm lòng”. Bằng hiểu biết của em về nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Số câu Số câu: 1 Số câu: 1
  2. Số điểm Số điểm: 8 đ Số điểm: 8 Tỉ lệ: % Tỉ lệ: 40% Tỉ lệ: 40% Điện thoại di động là một phương tiện thông tin liên lạc hữu ích với con người hiện nay. Thế 2/ Nghị luận nhưng một bộ phận học sinh lại sử xã hội dụng nó chưa đúng cách, với mục đích chưa tốt. Hãy trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng trên. Số câu Số câu:1 Số câu:1 Số điểm Số điểm: 12 đ Số điểm: 12 đ Tỉ lệ: % Tỉ lệ: 60% Tỉ lệ: 60% Tổng cộng: Số câu: 2 Số câu: 1 Số câu Số điểm: 20 đ Số điểm: 20 đ Số điểm Tỉ lệ: 100% Tỉ lệ: 100% Tỉ lệ: % PHÒNG GD-ĐT HUYỆN DUYÊN HÀI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN TRƯỜNG THCS ĐÔNG HẢI MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 8 THỜI GIAN: 150 PHÚT (KKTGPĐ) ĐỀ: Câu 1. (8 điểm) Nhận xét về người nông dân trong văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng 8-1945 có ý kiến cho rằng: “Người nông dân tuy nghèo khổ, lam lũ, ít học nhưng không ít tấm lòng”. Bằng hiểu biết của em về nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Câu 1. (12 điểm) Điện thoại di động là một phương tiện thông tin liên lạc hữu ích với con người hiện nay. Thế nhưng một bộ phận học sinh lại sử dụng nó chưa đúng cách, với mục đích chưa tốt. Hãy trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng trên.
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM Nhận xét về người nông dân trong văn học Việt Nam trước 8,0 Phần Câu Cách mạng tháng 8-1945 có ý kiến cho rằng: nghị 1 “Người nông dân tuy nghèo khổ, lam lũ, ít học nhưng không luận ít tấm lòng”. Văn Bằng hiểu biết của em về nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn học cùng tên của nhà văn Nam Cao, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: 0,25 Mở bài, thân bài và kết bài một cách hợp lí. b. Xác định đúng kiểu bài văn nghị luận: 0,25 Sử dụng đúng các phương pháp: giải thích, chứng minh, bình luận và bài học cần rút ra. c. Triển khai các ý và sắp xếp các ý theo trình tự hợp lí thành một 0,25 bài văn hoàn chỉnh. * Về nội dung: 6.5 1. Mở bài: (1 điểm) - Dẫn dắt vấn đề: Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội nên việc đánh giá con người phải có sự tìm hiểu cụ thể. - Đặt vấn đề: Cách nhìn, đánh giá con người qua câu nói trên. 2. Thân bài (4.5 điểm) * Lão Hạc là người nông dân nghèo khổ, lam lũ, ít học : (2đ) - Cảnh ngộ của Lão Hạc thật bi thảm: Nhà nghèo, vợ chết, hai cha con lão sống lay lắt rau cháo qua ngày. - Vì nghèo nên lão cũng không đủ tiền cưới vợ cho con nên khiến con trai lão phải bỏ đi làm ở đồn điền cao su. - Chính vì nghèo khổ nên ông không có điều kiện học hành vì thế mà lão không biết chữ, mỗi lần con trai viết thư về lão lại phải nhờ ông giáo đọc hộ và cả đến khi muốn giữ mảnh vườn cũng lại nhờ ông giáo viết văn tự hộ. - Sự túng quẫn ngày càng đe dọa lão nên sau trận ốm kéo dài, không có việc, rồi bão ập đến phá sạch hoa màu không lấy tiền đâu để nuôi con Vàng nên lão đã phải dằn lòng quyết định bán cậu Vàng – kỉ vật mà đứa con trai lão để lại. - Lão sống đã khổ chết cũng khổ. (HS lấy dẫn chứng phân tích, chứng minh) * Lão Hạc là người nông dân giàu có ở tấm lòng yêu con và lòng nhân hậu: (2 đ) - Lão Hạc cả đời yêu con một cách thầm lặng, chả thế mà từ ngày vợ chết lão ở vậy nuôi con đến khi trưởng thành. Lão chắt chiu dè sẻn để có tiền lo cưới vợ cho con ấy vậy mà cả đời dành dụm cũng không đủ vì thế mà khi chứng kiến nỗi buồn nỗi đau của con lão luôn day dứt đau khổ.
  4. (HS lấy dẫn chứng chứng minh) - Yêu và thương con nên khi xa con tình yêu con của lão được thể hiện gián tiếp qua việc chăm sóc con chó - kỉ vật mà đứa con để lại. Lão vô cùng đau đớn dằn vặt khi bán con chó vàng. Qua đó thấy được tấm lòng nhân hậu của lão. (HS lấy dẫn chứng chứng minh) -Thương con lão chọn cho mình một cách hi sinh, đặc biệt là hi sinh cả mạng sống của mình cho con. (HS lấy dẫn chứng chứng minh) => Qua cuộc đời khốn khổ và phẩm chất cao quý của lão Hạc nhà văn đã thể hiện tấm lòng yêu thương trân trọng đối với người nông dân. c. Bài học cho bản thân: (0.5đ) - Không nên có cách nhìn một cách chủ quan khi đánh giá một con người nào đó. - Cần tìm hiểu kỹ về đối tượng để có cái nhìn đúng đắn hơn trong cuộc sống, để từ đó giữ gìn được các mối quan hệ thân thiện với nhau trong cuộc sống . 3. Kết bài: (1 điểm) - Khẳng định tính triết lí của câu nói trên. Đó cùng là quan niệm sống, tình cảm của tác giả. - Suy nghĩ của bản thân em * Về sự kết hợp giữa các phương pháp: Bài làm có sự kết hợp giữa các phương pháp: giải thích, chứng minh, bình luận và các phương pháp khác. Tùy theo khả năng kết hợp của từng học sinh. 0.25 d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với nội 0,25 dung cần thuyết minh. e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ 0,25 pháp, ngữ nghĩa Tiếng việt. Tổng điểm 8,0 Phần Câu Điện thoại di động là một phương tiện thông tin liên lạc hữu ích 12,0 nghị 2 với con người hiện nay. Thế nhưng một bộ phận học sinh lại sử luận dụng nó chưa đúng cách, với mục đích chưa tốt. Hãy trình bày suy xã nghĩ của em về hiện tượng trên. hội a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: 0,25 Mở bài, thân bài và kết bài một cách hợp lí. b. Xác định đúng kiểu bài văn nghị luận: 0,25 Sử dụng đúng các phương pháp: giải thích, chứng minh và bài học cần rút ra về hành động và nhận thức.
  5. c. Triển khai các ý và sắp xếp các ý theo trình tự hợp lí thành một 0,25 bài văn hoàn chỉnh. * Về nội dung: 10.5 MỞ BÀI: (1 đ) Giới thiệu chung về vai trò, hữu ích của điện thoại di động và việc sử dụng chưa đúng cách của một số học sinh hiện nay. - Hiện nay, hầu hết các phụ huynh đều trang bị ĐTDĐ cho con em mình để liên lạc hoặc truy cập internet để tìm tư liệu học tập. - Thế nhưng, một số học sinh lại sử dụng chưa đúng cách, với mục đích chưa tốt. THÂN BÀI: (8.5 đ) a. Giải thích: (1đ) - ĐTDĐ còn gọi là điện thoại cầm tay là loại điện thoại kết nối dựa trên sóng điện tử vào mạng viễn thông. Nhờ có kết nối song mà ĐTDĐ thực hiện trao đổi thông tin khi đang di chuyển. - ĐTDĐchính thức ra đời vào ngày 3 tháng 4 năm 1973 mang tên Motorola Dyna Tac, phát minh bởi nhà sáng chế John F. Mitchell và Martin Cooper. Lúc đấu nó nặng khoảng 1kg, hình dáng rất cồng kềnh và không phổ biến. Từ đo đến nay, ĐTDĐ phát triển không ngừng theo hướng nhỏ gọn và ngày càng được tích hợp nhiều chức năng hơn, chứ không còn đơn thuần là nghe gọi. b. Chứng minh:(6đ) * Thực trạng: - Một số học sinh sử dụng chưa đúng cách: dùng ngay trong các giờ học để nhắn tin, nói chuyện riêng, các giờ kiểm tra thì dùng để tải tài liệu trên internet để đối phó. - Ngoài ra, các em còn sử dụng với mục đích chưa tốt: dùng để tải các hình ảnh, các văn hóa phẩm đồi trụy hoặc phát tán các clip có nội dung xấu lên mạng . * Nguyên nhân: - Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao, ĐTDĐ trở thành vật không thể thiếu đối với con người. - Nhiều gia đình có điều kiện, chìu con nên trang bị cho con mình điện thoại nhiều chức năng nhưng lại không quản lí việc sử dụng của con em mình. - Học sinh lười học, ý thức chưa tốt. - Thiếu hiểu biết, lạm dụng các chức năng của điện thoại . * Hậu quả:
  6. - Sử dụng điện thoại trong giờ học: không hiểu bài, hổng kiến thức và sử dụng trong các giờ kiểm tra sẽ tạo ra thói quen lười biếng, ỷ lại. (dẫn chứng). - Sử dụng điện thoại với mục đích xấu: ảnh hưởng đến đời sống, tinh thần của những người xung quanh, vi phạm chuẩn mực đạo đức, vi phạm pháp luật (dẫn chứng). * Biện pháp khắc phục: - Bản thân học sinh cần có ý thức trong học tập, cần biết sống có văn hóa, có đạo đức, hiểu biết pháp luật. - Gia đình cần quan tâm tới các em, gần gũi, tìm hiểu và kịp thời giáo dục các em. - Nhà trường, xã hội: siết chặt hơn trong việc quản lí. c. Bài học nhận thức và hành động: (1.5đ) - Nhận thức: thấy được các ưu, khuyết điểm mà điện thoại đem đến cho con người để sử dụng chúng môt cách hợp lí và có hiệu quả nhằm đem lại lơi ích trong cuộc sống cũng như trong học tập. - Hành động: + Biết kiểm soát chừng mực mỗi hành vi của mình, trang bị kĩ năng sống cần phải có. + Sử dụng điện thoại đúng mục đích. + Đầu tư cho việc học, tránh phí phạm thời gian vô nghĩa. + Luôn với tinh thần rèn luyện, tu dưỡng bản thân, bồi đắp vốn sống, vốn văn hóa chuẩn mực, phù hợp với đạo đức và pháp luật KÊT BÀI: (1đ) Khẳng định tác hại của ĐTDĐ đối với một số học sinh và đưa ra lời khuyên. Đừng phung phí thời gian, bởi vì thời gian là vàng bạc – rất quí giá. Đừng hao tốn tiền bạc bởi vì làm ra đồng tiền không hề dễ dàng. Tương lai các bạn như thế nào đều phụ thuộc vào các giờ học trên lớp của bạn. Đừng để điện thoại hủy hoại cuộc sống cua mình. Các bạn nhé! * Về sự kết hợp giữa các phương pháp: Bài làm có sự kết hợp giữa các phương pháp: giải thích, chứng 0.25 minh, bình luận và các phương pháp khác. Tùy theo khả năng kết hợp của từng học sinh. d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với nội 0,25 dung cần thuyết minh. e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ 0,25 pháp, ngữ nghĩa Tiếng việt. Tổng điểm 12,0