Đề thi khảo sát chọn đội tuyển học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh Lớp 12 năm học 2021-2022 môn Lịch sử - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Có đáp án)

Câu 1 (2,5 điểm):  
     Có đúng hay không khi cho rằng: cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam 
(1858 - 1884) diễn ra trong bối cảnh hoàn toàn bất lợi? 
Câu 2 (3,0 điểm):   
      Làm rõ những điểm mới trong phong trào yêu nước cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. Giải 
thích nguyên nhân dẫn tới những điểm mới đó? 
Câu 3 (2,5 điểm):  
       Lập bảng thống kê những sự kiện chính trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc 
(1911 - 1920)? Vì sao Nguyễn Ái Quốc xác định con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô 
sản?   
Câu 4 (3,0 điểm):  
       Trong giờ học lịch sử, khi thảo luận về nội dung của Luận cương chính trị có 2 ý kiến cho rằng: 
- Luận cương chính trị thống nhất với Cương lĩnh chính trị. 
- Luận cương chính trị mâu thuẫn với Cương lĩnh chính trị. 
Anh (chị) hãy phát biểu quan điểm về 2 ý kiến trên.
pdf 8 trang thanhnam 14/03/2023 24920
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chọn đội tuyển học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh Lớp 12 năm học 2021-2022 môn Lịch sử - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_khao_sat_chon_doi_tuyen_hoc_sinh_gioi_du_thi_cap_tinh.pdf

Nội dung text: Đề thi khảo sát chọn đội tuyển học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh Lớp 12 năm học 2021-2022 môn Lịch sử - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Có đáp án)

  1. SỞ GD VÀ ĐT HẢI DƯƠNG KỲ THI KHẢO SÁT CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG DỰ THI TRƯỜNG THPT CHUYÊN CẤP TỈNH LỚP 12 (NĂM HỌC 2021 – 2022) NGUYỄN TRÃI Môn thi: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm: 07 câu; 01 trang) Câu 1 (2,5 điểm): Có đúng hay không khi cho rằng: cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 - 1884) diễn ra trong bối cảnh hoàn toàn bất lợi? Câu 2 (3,0 điểm): Làm rõ những điểm mới trong phong trào yêu nước cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. Giải thích nguyên nhân dẫn tới những điểm mới đó? Câu 3 (2,5 điểm): Lập bảng thống kê những sự kiện chính trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc (1911 - 1920)? Vì sao Nguyễn Ái Quốc xác định con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản? Câu 4 (3,0 điểm): Trong giờ học lịch sử, khi thảo luận về nội dung của Luận cương chính trị có 2 ý kiến cho rằng: - Luận cương chính trị thống nhất với Cương lĩnh chính trị. - Luận cương chính trị mâu thuẫn với Cương lĩnh chính trị. Anh (chị) hãy phát biểu quan điểm về 2 ý kiến trên. Câu 5 (3,0 điểm): Khái quát các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai? Từ đó, rút ra đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc thế giới? Câu 6 (3,0 điểm): Chứng minh rằng: Sau Chiến tranh lạnh hòa bình thế giới được củng cố nhưng ở nhiều khu vực tình hình lại không ổn định với những cuộc nội chiến, xung đột quân sự đẫm máu kéo dài. Tình hình này tác động như thế nào đến Việt Nam? Câu 7 (3.0 điểm): Làm rõ việc triển khai Chiến lược toàn cầu của Mĩ ở Tây Âu trong những năm 1945 – 1955? Kết quả? HẾT Họ và tên thí sinh Số báo danh . Chữ ký giám thị 1 Chữ ký giám thị 2 . 1
  2. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM MÔN LỊCH SỬ Câu Nội dung cần trình bày Điểm 1 * Nhận định trên không chính xác. 0.5 * Cuộc kháng chiến chống TD Pháp diễn ra trong bối cảnh có nhiều khó khăn, bất lợi - Về thời đại: 0.25 + Chế độ phong kiến đang suy tàn, CNTB đang thắng thế, phát triển mạnh mẽ, ráo riết xâm lược thuộc địa + Các nước Á, Phi, Mĩ latinh trở thành đối tượng xâm lược, nhiều nước đã là thuộc địa - Về kẻ thù: Hoàn toàn mới – 1 nước phương Tây xa xôi và mạnh hơn VN 1 trình độ, 1 0.25 phương thức phát triển - Về phía Việt Nam: + Chế độ phong kiến khủng hoảng toàn diện và trầm trọng => tiềm lực đất nước suy yếu 0.25 + Sự thành lập cũng như 1 số chính sách của Triều Nguyễn ít nhiều không được lòng dân nên không thể phát huy được các yếu tố truyền thống làm nên sức mạnh dân tộc như ở các triều đại trước đó * Song, cuộc kháng chiến chống Pháp cũng có những thuận lợi nhất định - Khu vực: Một số nước thực hiện cải cách, canh tân như Nhật, Xiêm => tấm gương cải cách 0.25 tự cường và thoát khỏi bị xâm lược - Trong nước: + Đất nước mở rộng về lãnh thổ, địa hình đa dạng. 0.25 + Đạt được những thành tựu nhất định về kinh tế, chính trị, văn hóa, quốc phòng 0.25 + Nhân dân có truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất chống xâm lược ; có những sĩ 0.25 phu thức thời mạnh dạn đưa ra những đề nghị cải cách => Cuộc kháng chiến chống Pháp không diễn ra trong bối cảnh hoàn toàn bất lợi mà có cả thuận lợi và khó khăn. => Ý kiến đánh giá chỉ nhìn thấy 1 chiều mà chưa có cái nhìn khách quan, toàn diện 0.25 => Nếu biết phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, cuộc kháng chiến chống Pháp của NDVN vẫn có điều kiện để giành chiến thắng, bảo vệ được ĐLDT 2 * Điểm mới - Về đường lối: xuất hiện khuynh hướng cứu nước DCTS 0.25 - Về lãnh đạo: Sĩ phu yêu nước tiến bộ 0.25 - Về nội dung: + Mục tiêu: gắn độc lập dân tộc với xây dựng xã hội mới tiến bộ hơn 0.25 2
  3. + Lực lượng: đông đảo QCND với các giai tầng mới như công nhân, tư sản, tiểu tư sản 0.25 + Hình thức: phong phú. Bên cạnh hình thức bạo động, còn có cải cách, tuyên truyền lập hội, 0.25 kết hợp chuẩn bị bên trong với sự giúp đỡ bên ngoài. + Về quy mô: cả trong và ngoài nước 0.25 * Nguyên nhân - Thất bại của con đường cứu nước PK: khẳng định con đường này không đáp ứng được yêu 0.5 cầu LS, tư tưởng cứu nước gắn với cứu vua đã trở nên lỗi thời, giai cấp phong kiến đã kết thúc vai trò lịch sử => nhu cầu cần có 1 con đường cứu nước mới, tiến bộ. - Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất: Một mặt làm cho mâu thuẫn dân tộc và 0.5 giai cấp trở nên gay gắt. Mặt khác làm nảy sinh, xuất hiện 1 số giai tầng mới. Với tinh thần yêu nước, những giai tầng này đã tích cực tham gia vào phong trào yêu nước. Tuy nhiên do các giai tầng mới chưa hoàn toàn trưởng thành nên nhiệm vụ lãnh đạo cách mạng được đặt lên vai tầng lớp trung gian - những sĩ phu yêu nước, hấp thu tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài. - Sự du nhập của tư tưởng DCTS từ bên ngoài: Bằng nhiều con đường và hình thức khác 0.5 nhau, những tư tưởng dân chủ tư sản từ Pháp, Nhật bản, Trung Quốc, đã được truyền bá vào Việt Nam với nội dung giải phóng con người, thực hiện các quyền tự do dân chủ => sự chuyển biến trong nhận thức của các sĩ phu yêu nước => hình thành những nội dung mới trong con đường cứu nước DCTS 3 * Lập bảng các sự kiện chính trong hành trình tìm đường cứu nước của NAQ từ 1911 - 0.75 1920 Thời gian Hoạt động 1911 NAQ ra đi tìm đường cứu nước 1919 Gia nhập đảng XH Pháp 6/1919 Gửi bản yêu sách tới Hội nghị Véc-xai 7/1920 Đọc bản sơ thảo luận cương về vấn đề DT và thuộc địa của lênin 12/1920 Bỏ phiếu tán thành đảng XH gia nhập QTCS và thành lập ĐCS pháp * Nguyễn Ái Quốc xác định con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản vì - Yếu tố thời đại: 0.5 + CNTB chuyển sang giai đoạn CNĐQ bộc lộ rõ những hạn chế, bất công, mâu thuẫn + CMT10 Nga – cuộc CMVS đầu tiên trên TG thành công đã mở ra cho nước Nga, cho thế giới 1 thời đại mới + Nhiều ĐCS trên TG ra đời trong đó có ĐCS Pháp + Quốc tế cộng sản thành lập đoàn kết và chỉ ra phương hướng đấu tranh cho các dân tộc bị 3
  4. áp bức - Yếu tố dân tộc: thất bại của con đường cứu nước PK, DCTS, => yêu cầu tìm ra con đường 0.5 cứu nước mới - Yếu tố cá nhân – thiên tài trí tuệ và nhãn quan chính trị sâu sắc của NAQ: 0.5 + NAQ sớm nhận thức được hoàn cảnh đất nước, yêu cầu của lịch sử; khâm phục nhưng không tán thành cách làm của các vị tiền bối + NAQ kết hợp khảo sát thực tiễn với tìm hiểu lý luận => Dưới ảnh hưởng của các yếu tố khách quan và chủ quan, trong đó chủ quan đóng vai trò 0.25 quyết định đã giúp NAQ xác định được “Muốn cứu nước GPDT không có con đường nào khác con đường CMVS”, mở ra khả năng giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối và GCLDD cho CMVN 4 * Giải thích 2 ý kiến: - Luận cương chính trị thống nhất với Cương lĩnh chính trị: ý kiến này xuất phát từ những 1.0 điểm tương đồng giữa 2 cương lĩnh: + Về đường lối chiến lược: 2 GĐ: CMTS dân quyền (và thổ điạ CM) => XHCS + Lãnh đạo: ĐCS + Lực lượng: công – nông + Mối quan hệ với CMTG: CMVN là 1 bộ phận CMTG - Luận cương chính trị mâu thuẫn với Cương lĩnh chính trị: ý kiến này xuất phát từ những điểm khác biệt giữa 2 cương lĩnh: 1.0 + Nội dung CMTS dân quyền: Trong CLCT, TS dân quyền CM không bao gồm nhiệm vụ RĐ mà chỉ thực hiện nhiệm vụ GPDT. Trong LCCT thì bao gồm cả 2 nội dung + Về mối quan hệ giữa nhiệm vụ ĐLDT và CMRĐ: CLCT đầu tiên xác định nhiệm vụ CM bao gồm cả 2 nội dung dân tộc, dân chủ, chống ĐQ và chống PK nhưng nổi lên hàng đầu là chống ĐQ, giành ĐLDT, còn LCCT nhấn mạnh đấu tranh GC và CMRĐ + Về tập hợp lực lượng: CLCT tập hợp toàn LL DT, thể hiện tư tưởng đại đoàn kết DT của CTHCM còn LCCT không thấy được khả năng cách mạng của các giai cấp ngoài công nông * Quan điểm: không đồng tình với cả 2 ý kiến. Vì cả 2 ý kiến chỉ nhìn thấy 1 mặt của vấn 0.25 đề. Luận cương chính trị có cả điểm thống nhất và khác biệt so với CLCT. Có sự giống nhau là do cả NAQ và T.P đều là những người cộng sản, giác ngộ CN Mác 0.25 Lênin, cùng chí hướng yêu nước, giải phóng dân tộc 4
  5. Có sự khác biệt là do nhận thức khác nhau giữa NAQ và TP về thực tiễn đất nước và tác động 0.25 của tư tưởng tả khuynh giáo điều, Những điểm thống nhất với CLCT đã được phát huy trong quá trình phát triển của CM còn 0.25 những điểm khác biệt cũng chính là hạn chế của LCCT, đã được Đảng khắc phục từng bước đến hoàn toàn trong những năm 1936 – 1945, đưa CMT8 đến thành công 5 *) Khái quát: 1.5 - Từ 1945 đến 1954: PTGPDT bùng nổ và phát triển mạnh mẽ ở các thuộc địa, CNTD cũ bước đầu bị đánh bại. + PTGPDT nổ ra sớm nhất ở khu vực ĐNÁ , mở ra thời kì CNTD lăn xuống dốc + 1949 CMTQ thành công + Cuộc đấu tranh của ND Ấn Độ vượt ra khỏi khuôn khổ đấu tranh bất bạo động, phát triển từ thấp tới cao, từ đấu tranh đòi các quyền tự do về kinh tế đến đòi quyền tự trị và đi tới độc lập hoàn toàn. 1950 nước CH Ấn Độ thành lập - Từ 1954 đến 1960: Phong trào phát triển ở châu Phi và khu vực Mĩ latinh. Hệ thống TĐ của CNĐQ tan rã từng mảng lớn + Dưới tác động của chiến thắng ĐBP, PTGPDT ở châu Phi phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là ở các thuộc địa của Pháp như An-giê-ri, Tuy-ni-di + 1959 CM Cuba thành công - Từ 1960 đến 1975: Chủ nghĩa thực dân cũ sụp đổ về cơ bản. Chủ nghĩa thực dân mới bước đầu bị đánh bại + 1960 Năm châu Phi + 1975 Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích + 1975 cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam - Từ 1975 đến 1999: Hoàn thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc + 1993 Hiến Pháp Nam Phi => chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai 1994 Nen-sơn Man-đê-la lên làm TT + 1997 Hồng Kông, 1999 Ma Cao được trả về TQ + 1999 ND Panama giành được kiểm soát kênh đào Panama * Đặc điểm: 1.5 - Sau CTTG II, PTGPDT ở Á, Phi, MLT nổ ra sớm, quyết liệt, có nhiều cuộc đấu tranh kéo dài - Mục tiêu: giành và bảo vệ độc lập - Lãnh đạo: cả TS và VS 5
  6. - Lực lượng: sự tham gia của quần chúng nhân dân ngày càng sâu và rộng - Hình thức đấu tranh phong phú, quyết liệt - Vừa chịu sự chi phối của cục diện chiến tranh lạnh vừa có xu hướng hạn chế ảnh hưởng của 2 phe, 2 cực - Kết quả: giành thắng lợi ở những mức độ khác nhau - Có ý nghĩa lịch sử to lớn: làm thay đổi bản đồ chính trị TG, làm xói mòn TT 2 cực, làm suy yếu CNĐQ, đồng thời đóng góp tích cực vào sự phát triển của TG 6 * Chứng minh: - Hòa bình TG được củng cố. 1.0 + Cơ sở: Hậu quả 2 cuộc CTTG và CTL Nguy cơ chiến tranh hạt nhân CMKHCN với xu thế toàn cầu hóa Vấn đề toàn cầu đặt ra cho nhân loại Sự điều chỉnh chiến lược phát triển của các QG đi đầu là các cường quốc + Biểu hiện Không có chiến tranh thế giới. Các QG đều điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, mở rộng hợp tác, đa phương hóa, đa dạng hóa Nhiều tổ chức khu vực, quốc tế ra đời Sự phát triển của các công ty xuyên quốc gia, thương mại toàn cầu 1.0 - Ở nhiều khu vực vẫn còn các cuộc nội chiến, xung đột quân sự đẫm máu kéo dài + Nguyên nhân: Di sản chiến tranh lạnh Di sản CNTD => xung đột sắc tộc tôn giáo: , Ấn Độ - Pakixtan, châu Phi: huynh đệ tương tàn, nồi da nấu thịt Tranh chấp lãnh thổ Chủ nghĩa cường quyền + chủ nghĩa cực đoan + nghèo đói => khủng bố Hạn chế của LHQ + Biểu hiện: Ban-căng Nhiều nước châu Phi 6
  7. Trung Đông  Tuy vậy, hòa bình vẫn là xu thế chủ đạo, tất yếu. * Tình hình này đã tác động sâu sắc đến sự phát triển của các quốc gia, dân tộc, trong đó có Việt Nam, đem lại nhiều cơ hội phát triển, cũng như hạn chế 0.5 - Cơ hội: + Việt Nam có điều kiện tận dụng môi trường hòa bình, mở rộng hợp tác, phát triển kinh tế, đẩy mạnh hội nhập khu vực và quốc tế. + Tranh thủ nguồn vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ, mở rộng thị trường rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển. + Tiếp thu chọn lọc những tinh hoa văn hóa thế giới, góp phần xây dựng một nền văn hóa hiện đại, đa dạng nhưng vẫn đậm đà bản sắc dân tộc, quảng bá hình ảnh DT. + Có điều kiện giải quyết các tranh chấp chủ quyền biển đảo bằng giải pháp đàm phán, ngoại giao, tránh xung đột quân sự, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ - Hạn chế: khó khăn trong việc đẩy mạnh hợp tác với các nước đang có tranh chấp, xung 0.25 đột - Để tận dụng những cơ hội đó, VN cần 0.25 + Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hoá quan hệ quốc tế + Chung tay đoàn kết, nỗ lực hành động để hòa bình, hợp tác phát triển không chỉ là nhu cầu, xu thế mà sẽ luôn là hiện thực của nhân loại. 7 - Khái quát về CLTC: Dựa vào ưu thế kinh tế + quân sự cùng tham vọng của Mĩ => sau 0.75 CTTG II, Mĩ đưa ra CLTC bá chủ TG với 3 mục tiêu . - Vị trí của Tây Âu: 0.5 + Tây Âu là một khái niệm điạ - chính trị chỉ những nước châu Âu phát triển theo con đường TBCN và chịu ảnh hưởng của Mĩ + Là đồng minh của Mĩ trong bối cảnh TG phân chia thành 2 phe, 2 cực đối đầu căng thẳng, CNXH đứng đầu là LX ngày càng được tăng cường và mở rộng => Mĩ tìm mọi cách khẳng định ảnh hưởng của mình, vừa củng cố, tăng cường lực lượng đồng minh vừa khống chế, nô dịch, chi phối đồng mình, phục vụ cho mục tiêu chống Cộng và vươn lên bá chủ TG của Mĩ - Triển khai: 1.0 + Viện trợ cho Hi Lạp, TNK 7
  8. + Thực hiện kế hoạch Marshall => vừa phục hưng vừa nô dịch => tập hợp LL chống LX và các nước XHCN + Thành lập NATO => liên minh chính trị quân sự lớn nhất do Mĩ đứng đầu . + Riêng với Đức : thành lập một nhà nước riêng rẽ + đưa CHLB Đức gia nhập NATO - Kết quả: 0.75 + Thành công trong việc biến Tây Âu thành Đồng minh lệ thuộc Mĩ + Ngăn chặn CNCS không lan rộng sang Tây Âu, tạo ra sự phân chia đối lập về kinh tế, chính trị, quân sự giữa Tây Âu TBCN – Đông Âu XHCN + Làm cho tình hình châu Âu nói riêng, TG nói chung trở nên căng thẳng. Riêng vấn đề Đức trở thành tâm điểm sự đối đầu Đông – Tây 8