Đề thi khảo sát học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 8 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án)

Câu 1. (3 điểm) Cho biết địa bàn cuộc khởi nghĩa, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê ? Cuộc chiến đấu ở Hương Khê đã diễn ra như thế nào? Vì sao khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương?
doc 3 trang Hải Đông 29/02/2024 540
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 8 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_lop_8_truong_thcs.doc

Nội dung text: Đề thi khảo sát học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 8 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI MÔN: SỬ 8 Thời gian: 60 phút Câu 1. (3 điểm) Cho biết địa bàn cuộc khởi nghĩa, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê ? Cuộc chiến đấu ở Hương Khê đã diễn ra như thế nào? Vì sao khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương? Câu 2. (3 điểm) Nước Nga năm 1917 có mấy cuộc cách mạng? Đó là cuộc cách mạng nào? vì sao? Câu 3. (2 điểm) So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa phong trào Cần vương với cuộc khởi nghĩa Yên Thế? Câu 4. (2 điểm) Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa Yên Thế nổ ra? Trình bày diễn biến chính, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Chúc các em làm bài tốt
  2. Đáp án đề hsg sử 8. Câu 1. (3 điểm) * Trình bày những vấn đề sau: + Địa bàn huyện Hương Khê và Hương Sơn thuộc tỉnh Hà Tĩnh, sau đó lan rộng ra nhiều tỉnh khác. (0,5 điểm) + Lãnh đạo là Phan Đình Phùng, Cao Thắng. (0,5 điểm) + Từ năm 1885 đến năm 1889, nghĩa quân xây dựng lực lượng, luyện tập quân đội, rèn đúc vũ khí. (0.5 điểm) + Từ năm 1889 đến năm 1895, khởi nghĩa bước vào giai đoạn quyết liệt, đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch. Sau khi Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khởi nghĩa dần dần tan rã. ( 0,5 điểm) * HS giải thích được những vấn đề sau: (mỗi ý đúng đạt 0.25 điểm) - Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, địa bàn rộng. - Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là văn thân các tỉnh Thanh – nghệ - Tĩnh. - Thời gian tồn tại 10 năm. - Tính chất ác liệt (chiến đấu cam go) chống Pháp và triều đình phong kiến bù nhìn; tổ chức chặt chẽ, chỉ huy thống nhất, Câu 2. (3 điểm) * HS nêu được những vấn đề sau: Nước Nga năm 1917 có hai cuộc cách mạng (0.5 điểm). Đó là cuộc cách mạng tháng Hai và cuộc cách mạng tháng Mười (0,5 điểm). Vì: - cuộc cách mạng thứ nhất bùng nổ tháng Hai năm 1917 đã lật đổ chế độ Nga hoàng và dẫn tới tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. đó là cuộc cách mạng dân chủ tư sản. (1 điểm) - Cuộc cách mạng thứ hai do Lê-nin và đảng Bôn-sê-vích Nga vạch kế hoạch và lãnh đạo thực hiện thắng lợi, lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, thiết lập chính quyền thống nhất toàn quốc của Xô Viết. Đó là cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới. (1 điểm) Câu 3. (2 điểm) * Giống nhau: - Đều là các cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp. (0.25 điểm) - Nêu cao tinh thần chiến đấu bất khuất kiên cường của người chỉ huy và nghĩa quân. (0.25 điểm) - Được nhân dân ủng hộ. (0.25 điểm) - Biết lợi dụng địa bàn để xây dựng căn cứ, có lối đánh phù hợp, kết quả đều thất bại. (0.25 điểm) * Khác nhau: - Mục đích: (0.5 điểm) + Phong trào Cần Vương là phò vua cứu nước. +Khởi nghĩa Yên Thế là đấu tranh bảo vệ mảnh đất ở địa phương Yên Thế. - Thành phần lãnh đạo: (0.5 điểm) + Phong trào Cần Vương là những sĩ phu, văn thân. + Khởi nghĩa Yên Thế là nông dân. Thời gian tồn tại: Cuộc khởi nghĩa Yên Thế kéo dài hơn. Câu 4. (2 điểm)
  3. *Nguyên nhân: + kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình. (0,5 điểm). + Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh. (0,5 điểm). * Diễn biến: 1đ Giai đoạn Diễn biến chính 1884-1892 Nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh Đề Nắm 1893-1908 Nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở, do Đề Thám lãnh đạo. 1909-1913 Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn Ngày 10-2-1913, Đề Thám bị sát hại. Phong trào tan rã. *Ý nghĩa lịch sử: Cuộc khởi nghĩa thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân. Góp phần làm chậm quá trình bình định của Pháp.