Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Lịch sử Lớp 11 năm 2018 - Trường THPT Tôn Đức Thắng (Có đáp án)

Câu 1. (4 điểm)
Vì sao cuối thế kỉ XIX Nhật Bản thoát khỏi thân phận một nước thuộc địa, trở thành một cường quốc ? So sánh với Trung Quốc và Việt Nam thời điểm đó?
docx 6 trang Hải Đông 20/01/2024 3240
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Lịch sử Lớp 11 năm 2018 - Trường THPT Tôn Đức Thắng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_olympic_10_3_lan_3_mon_lich_su_lop_11_nam_2018_truong.docx

Nội dung text: Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Lịch sử Lớp 11 năm 2018 - Trường THPT Tôn Đức Thắng (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐĂK LĂK TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG KÌ THI OLYMPIC 10-3 LẦN THỨ III, NĂM 2018 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: LỊCH SỬ LỚP 11
  2. ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Câu 1. (4 điểm) Vì sao cuối thế kỉ XIX Nhật Bản thoát khỏi thân phận một nước thuộc địa, trở thành một cường quốc ? So sánh với Trung Quốc và Việt Nam thời điểm đó? Đáp án câu 1: * Hoàn cảnh lịch sử:(1 điểm) - Giữa thế kỉ XIX Nhật Bản đứng trước nguy cơ bị các nước tư bản phương Tây xâm lược. (0,25 điểm) - Chế độ Mạc Phủ khủng hoảng trầm trọng, mâu thuẩn xã hội sâu sắc. (0,25 điểm) - Chính phủ Mạc Phủ kí với các nước đế quốc phương Tây các điều ước bất bình đẳng dẫn đến phong trào chống Mạc dâng cao. (0,25 điểm) - Ngày 3/1/1868 Thiên Hoàng thành lập chính phủ mới, thực hiện nhiều cải cách tiến bộ. (0,25 điểm) * Nội dung cải cách Minh Trị:(2,5 điểm) - Cải cách hành chính: + Xóa ranh giới giữa các lãnh địa, thống nhất quốc gia. Tổ chức chính phủ gồm 12 bộ theo kiểu châu Âu, dời kinh đô về Tôkyô. (0,25 điểm) + Năm 1889, ban hành Hiến pháp mới thiết lập chế độ Quân chủ lập hiến, Thiên hoàng giữ vị trí tối cao. (0,25 điểm) - Cải cách kinh tế - xã hội: + Xóa bỏ đẳng cấp, ban hành quyền tự do dân chủ, lập tòa án theo kiểu phương Tây. (0,25 điểm) + Xây dựng xí nghiệp, phát triển luyện kim, khai thác mỏ, đóng tàu (0,25 điểm) + Thống nhất tiền tệ, thị trường, khuyến khích tự do buôn bán, cho phép mua bán ruộng đất. (0,25 điểm) - Cải cách giáo dục: + Đây là nhân tố chìa khóa trong cải cách Minh Trị. (0,25 điểm) + Thực hiện giáo dục bắt buộc, cải cách chương trình giảng dạy cho thanh niên ưu tú ra nước ngoài học tập. (0,25 điểm) - Cải cách về quân sự: + Thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, mời chuyên gia nước ngoài về huấn luyện, quân đội được trang bị và huấn luyện theo kiểu phương Tây. (0,25 điểm) + Phát triển công nghiệp quân sự, đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí. (0,25 điểm) - Kết luận: Cuộc cải cách mở đường cho CNTB Nhật Bản phát triển, thoát khỏi số phận thuộc địa và trở thành một nước đế quốc ở châu Á. (0,25 điểm) * So sánh với Trung Quốc và Việt Nam thời điểm đó (0,5 điểm) -Ở Trung Quốc có cuộc cải cách của Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi nhưng bị chính quyền phong kiến Mãn Thanh do Thái Hậu Từ Hy đứng đầu cản trở, bị thất bại.Trung Quốc trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến, bị các nước tư bản phương Tây xâu xé. (0,25 điểm) -Ở Việt Nam nhà Nguyễn khước từ những đề nghị cải cách của các sĩ phu tiến bộ như: Nguyễn Lộ Trạch, Phạm Phú Thứ .Việt Nam cũng trở thành thuộc địa của Pháp. (0,25 điểm)
  3. Câu 2. (4 điểm) Có đúng hay không khi cho rằng kẻ tội phạm châm ngòi cho chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa phát xít Đức, Ý, Nhật nhưng các nước Anh, Pháp, Mĩ cũng phải chịu một phần về sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai? Đáp án câu 2 * Nguyên nhân bùng nổ Thế Chiến II: (1,0 điểm) Nguyên nhân sâu xa: do sự phát triển không đồng đều về kinh tế, chính trị giữa các nước tư bản dẫn đến thay đổi so sánh lực lượng giữa các nước(0,5 điểm) Nguyên nhân trực tiếp: Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 dẫn đến việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít Đức, Ý, Nhật. (0,5 điểm) * Nói kẻ tội phạm châm ngòi cho chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa phát xít Đức, Ý, Nhật nhưng các nước Anh, Pháp, Mĩ cũng phải chịu một phần về sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai là không sai (3,0 điểm) - Từ cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, các nước Đức, Italia, Nhật đã phát xít hóa bộ máy thống trị, đi theo đường lối gây chiến tranh chia lại thị trường thế giới. (0,25 điểm) - Năm 1937, ba nước Đức, Italia, Nhật hình thành khối phát xít được mệnh danh là trục “Bec- lin – Rô-ma – Tô-ki-ô”. Khối này vừa chống Quốc tế cộng sản, vừa nhằm chiến tranh chia lại thị trường thế giới. (0,25 điểm) - Sau khi chiếm Đông Bắc Trung Quốc (1931), từ năm 1937, Nhật mở rộng chiến tranh xâm lược trên toàn lãnh thổ Trung Quốc. Phát xít Italia tiến hành xâm lược Ê-ti- ô-pi-a (1935) cùng với Đức tham chiến ở Tây Ban Nha (1936-1939). (0,25 điểm) - Sau khi xóa bỏ hòa ước Vec-xai, nước Đức phát xít hướng tới mục tiêu thành lập một nước “Đại Đức” gồm tất cả các lãnh thổ có dân Đức sinh sống ở châu Âu (0,25 điểm) - Trước các cuộc xâm lược của liên minh phát xít, Liên Xô xem phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất, nên chủ trương liên kết với tư bản Anh, Pháp, Mĩ để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh. (0,25 điểm) - Chính phủ Anh, Pháp, Mĩ đều có chung mục đích là giữ nguyên trạng trật tự thế giới mới có lợi cho mình. Họ lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít nhưng vẫn chống cộng sản. Vì thế giới cầm quyền các nước Anh, Pháp thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít hòng đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. (0,5 điểm) - Lợi dụng sự dung dưỡng, thỏa hiệp của Anh, Pháp, Mĩ, Hít-le đã sáp nhập Áo vào Đức, yêu cầu chính phủ cắt vùng đất Xuy-dét cho Đức (0,25 điểm) - Ngày 29/9/1938, Hiệp định Muy-nich được kí kết. Theo đó, Anh, Pháp trao vùng Xuy- đét của Tiệp Khắc cho Đức để đổi lấy sự cam kết của Hit-le về chấm dứt mọi thôn tính châu Âu. Sau khi chiếm Xuy-đét, Hit-le thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc (3/1939). Không dừng lại ở đó, Hít-le bắt đầu gây hấn và ráo riết chuẩn bị tiến hành chiến tranh với Ba Lan. (0,25 điểm) - Sau khi kí xong Hiệp ước “Không xâm phạm lẫn nhau Xô – Đức” (23/8/1939), rạng sáng 1/9/1939, Đức tấn công Ba Lan. Hai ngày sau Anh, Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. (0,25 điểm) Như vậy, rõ ràng chính sách nhượng bộ của Anh, Pháp, không can thiệp của Mĩ đã không cứu vãn được hòa bình, mà lại khuyến khích bọn phát xít đẩy mạnh chiến tranh xâm lược. Thủ phạm gây chiến tranh là phát xít Đức, Ý, Nhật nhưng các cường quốc Anh, Pháp, Mĩ đã tạo điều kiện (dung túng và nhượng bộ), họ cũng phải chịu một phần về sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai. (0,5 điểm)
  4. Câu 3: (4.0 điểm) Vào giữa thế kỉ XIX, Việt Nam đứng trước những thách thức gì ? Trước thách thức đó thái độ và chính sách của triều Nguyễn ra sao ? Em hãy đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay Pháp ? Đáp án câu 3: * Vào giữa thế kỉ XIX, Việt Nam đứng trước những thách thức: (1,0 điểm) - Sơ lược về các nước tư bản phương Tây: + Sau khi hoàn thành các cuộc cách mạng tư sản và cách mạng công nghiệp, các nước phương Tây phát triển mọi mặt, đẩy mạnh chinh phục thuộc địa .(0,25 điểm) + Nhiều nước châu Á bị xâm lược. Việt Nam đứng trước thách thức bị các nước tư bản phương Tây ( thực dân Pháp) nhòm ngó, xâm lược. (0,25 điểm) - Trước thách thức đó, Việt Nam đứng trước hai con đường: hoặc cải cách canh tân đất nước nhằm thoát khỏi khủng hoảng bảo vệ độc lập hoặc duy trì chính sách thủ cựu và tự cô lập. (0,5 điểm) * Chính sách của nhà Nguyễn: (1.0) Nhà Nguyễn duy trì chính sách bảo thủ, lạc hậu. - Đối nội: Cự tuyệt đề nghị cải cách, canh tân đất nước, cấm đạo Gia tô, giết giáo sĩ. (0,25 điểm) - Đối ngoại: Thi hành chính sách “Bế quan tỏa cảng”, độc quyền ngoại thương (0,25 điểm) - Hậu quả: Tiềm lực đất nước ngày càng suy yếu, kiệt quệ, nguy cơ đe dọa từ bên ngoài gia tăng -> tạo điều kiện cho thực dân Pháp kiếm cớ xâm lược nước ta. (0,25 điểm) Như vậy, vào nửa đầu thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt nam trên đà khủng hoảng, suy yếu, có nguy cơ bị phương tây( Pháp) xâm lược. Trước tình hình đó triều đình phong kiến nhà Nguyễn đã duy trì chính sách bảo thủ, lạc hậu về mọi mặt, tạo cớ cho thực dân Pháp xâm lược nước ta (0,25 điểm) * Đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước ta rơi vào tay Pháp. (2.0) - Trước họa xâm lăng, nhà Nguyễn vẫn thực hiện chính sách bảo thủ, không thực hiện cải cách duy tân, để làm cho đất nước mạnh lên, đủ sức chống Pháp. (0,25 điểm) - Trong quá trình kháng chiến nhà Nguyễn đã không có nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo, mà còn mắc phải sai lầm không thể tha thứ là từ bỏ con đường đấu tranh, đi theo con đường thương lượng, đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn. (0,25 điểm) + Đối với Pháp: ngay từ đầu một số quan lại triều đình đã có tư tưởng sợ Pháp, có ảo tưởng thông qua việc thương thuyết để giữ nền độc lập. (0,25 điểm) + Đối với nhân dân: triều đình giữ thái độ thù địch, không dám dựa vào nhân dân, không phát động cuộc kháng chiến của nhân dân. (0,25 điểm) - Trong quá trình kháng chiến, nhà Nguyễn không biết chớp cơ hội tốt để phản công: ( mặt trận Đà Nẵng 1858; Gia Định 1860 ). (0,25 điểm) Như vậy, từ chỗ không tất yếu, nhà Nguyễn đã để việc mất nước trở thành tất yếu. (0,25 điểm) - Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận thấy trong quá trình chống Pháp có những vị quan của triều đình, thậm chí cả nhà vua như: Hàm Nghi, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu đã nêu những tấm gương cao cả, quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước mà nhân dân ta đời đời kính trọng. (0,25 điểm) Do vậy, việc để nước ta rơi vào tay Pháp cuối thế kỉ XIX là trách nhiệm của một bộ phận lớn vua quan nhà Nguyễn. (0,25 điểm)
  5. Câu 4 (4 điểm): Hãy phân tích đặc điểm và ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1884. Đáp án câu 4: Giữa thế kỉ XIX, Pháp nổ súng xâm lựơc nước ta. Cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra từ đây. Từ chỗ liên minh với triều đình, nhân dân đã tách ra thành một mặt trận riêng, gọi là mặt trận nhân dân kháng Pháp. (0,5 điểm) * Đặc điểm: (2,5 điểm). - Chiến đấu kịp thời: Từ khi Pháp tấn công Đà Nẵng đến khi nhà Nguyễn đầu hàng, nhân dân ta luôn có ý thức bảo vệ nền độc lập dân tộc. Không trông chờ vào bất cứ mệnh lệnh, một lời kêu gọi của triều đình. Ý thức đó xuất phát từ truyền thống yêu nước của dân tộc ta. ( 0,5 điểm) - Xác định đúng kẻ thù dân tộc: Đó là thực dân Pháp, khi tổ quốc lâm nguy họ đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết, tạm gác mối thù giai cấp đứng dưới ngọn cờ của triều đình chống Pháp, đặt mối thù dân tộc lên hàng đầu. (0,5 điểm) - Tinh thần chiến đấu dũng cảm: Nhân dân kháng chiến chống Pháp không đòi hỏi bất kì điều kiện gì, không đợi triều đình ban chức tước hay trọng thưởng, họ chiến đấu vì nghĩa lớn: Bảo vệ nền độc lập dân tộc. Chiến đấu với tất cả sức lực, mưu trí, sáng tạo của mình với mọi thứ vũ khí có trong tay. (0,5 điểm) - Hình thức đấu tranh phong phú: Du kích, tập kích, phục kích, tị địa, đấu tranh bằng văn thơ yêu nước (0,5 điểm) - Mục tiêu đấu tranh: Lúc đầu là chống Pháp bảo vệ độc lập dân tộc nhưng khi triều đình Huế phản bội kí điều ước đầu hàng, nhân dân ta nhanh chóng kết hợp nhiệm vụ chống đế quốc với chống phong kiến. Từ đây cuộc kháng chiến chống pháp của nhân dân ta tách thành mặt trận riêng không lệ thuộc vào triều đình. (0,5 điểm) * Ý nghĩa:( 1 điểm). - Làm cho quá trình xâm lược của Pháp kéo dài 26 năm. (0,25 điểm) - Mặt trận nhân dân kháng chiến trở thành cơ sở hỗ trợ chủ yếu làm nên những chiến thắng ban đầu của triều đình. ( 0,25 điểm) - Mặt trận nhân dân kháng chiến trở thành cơ sở và chỗ dựa vững chắc cho phe chủ chiến. Họ là lực lượng chủ lực trong phong trào Cần Vương chống pháp cuối thế kỉ XIX. (0,25 điểm) - Để lại nhiều bài học quí báu, là sự kế thừa truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc. (0,25 điểm)
  6. Câu 5. (4 điểm) Phân tích sự giống và khác nhau giữa hai xu hướng bạo động và cải cách trong phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. Đáp án câu 5 * Giống nhau: (1,0 điểm) - Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, ý chí bất khuất của dân tộc. (0,25 điểm) - Đều là các sĩ phu yêu nước tiến bộ, mong muốn giành độc lập cho dân tộc. (0,25 điểm) - Đều chịu ảnh hưởng tư tưởng mới từ bên ngoài, có khuynh hướng cứu nước theo hệ tư tưởng dân chủ tư sản. (0,25 điểm) - Tuy cả hai khuynh hướng đều thất bại nhưng đã tạo điều kiện cho khuynh hướng cứu nước mới từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất. (0,25 điểm) * Khác nhau (3,0 điểm): Điểm khác nhau cơ bản là cách thức, biện pháp và phương thức thực hiện - Khuynh hướng bạo động do Phan Bội Châu khởi xướng chủ trương dùng bạo động vũ trang đánh Pháp. (0,5 điểm) - Ông đã cùng các đồng chí của mình chủ trương tổ chức lực lượng trong nước và tranh thủ sự viện trợ bên ngoài, trước hết là Nhật Bản. (0,5 điểm) - Năm 1904, Phan Bội Châu cùng các đồng chí của ông đã lập hội Duy tân, chủ trương đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập một thể chế quân chủ lập hiến ở Việt Nam. (0,5 điểm) - Để chuản bị, hội Duy tân đã tổ chức phong trào Đông Du, đưa thanh niên sang học tập tại các trường của Nhật. Năm 1908, phong trào Đông Du thất bại. Năm 1912, ở Trung Quốc ông tuyên bố giải tán Duy tân hội, thành lập Việt Nam Quang phục hội, chủ trương dùng bạo lực đánh đuổi thực dân Pháp (0,5 điểm) - Khuynh hướng cải cách do Phan Châu Trinh khởi xướng chủ trương cứu nước bằng biện pháp cải cách như nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp để đánh đổ ngoi vua và bọn phong kiến hủ bại, cho đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập. (0,5đ) - Phan Châu Trinh đã đi khắp tỉnh Quảng Nam và đến các tỉnh Trung kì để vận động cải cách. Cuộc vận động Duy tân đã diễn ra với nhiều hình thức phong phú. (0,5đ) HẾT