Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Lịch sử Lớp 11 năm 2018 - Trường THPT Trần Nhân Tông (Có đáp án)

Câu 1.
Vì sao:
a. Năm 1917, nước Nga có đến hai cuộc cách mạng: cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai và cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười ?
b.Từ tháng 2 đến tháng7, Lê nin quyết định giành chính quyền bằng con đường hòa bình?
doc 6 trang Hải Đông 23/01/2024 400
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Lịch sử Lớp 11 năm 2018 - Trường THPT Trần Nhân Tông (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_olympic_10_3_lan_3_mon_lich_su_lop_11_nam_2018_truong.doc

Nội dung text: Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Lịch sử Lớp 11 năm 2018 - Trường THPT Trần Nhân Tông (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THPT TRẦN NHÂN TÔNG KỲ THI OLYMPIC 10-3 LẦN THỨ III, NĂM 2018 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: LỊCH SỬ; LỚP: 11 1
  2. ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Câu 1. Vì sao: a. Năm 1917, nước Nga có đến hai cuộc cách mạng: cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai và cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười ? b.Từ tháng 2 đến tháng7, Lê nin quyết định giành chính quyền bằng con đường hòa bình? Đáp án Câu 1: Vì sao: a. Năm 1917, nước Nga có đến hai cuộc cách mạng: cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai và cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười ? b.Từ tháng 2 đến tháng7, Lê nin quyết định giành chính quyền bằng con đường hòa bình? - Sau cải cách nông nô 1861, CNTB phát triển mạnh mẽ ở Nga, và từ đầu thế kỷ XX nước Nga đã 0,25 chuyển lên CNĐQ. Quá trình tập trung sản xuất, tập trung tư bản diễn ra mạnh, hình thành những công ty độc quyền. Tư bản tài chính cũng ra đời CNĐQ đã tạo ra những tiền đề kinh tế và chính trị cho cách mạng bùng nổ. - Việc Nga hoàng đưa nước Nga tham gia vào chiến tranh thế giới thứ nhất làm cho nước Nga trở 0,5 thành nơi tập trung cao độ những mâu thuẫn của CNĐQ + Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Nga với chế độ Nga hoàng. + Mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản. + Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến. + Mâu thuẫn giữa đế quốc Nga với các đế quốc khác. - Năm 1917, chiến tranh thế giới thứ nhất đã đẩy chế độ chuyên chế Nga hoàng đến bờ vực của sự sụp đổ. Kinh tế bị tàn phá, suy sụp Nạn đói xảy ra trầm trọng Chính quyền Nga hoàng thối nát 0,5 và bất lực. Các tầng lớp nhân dân lao động không thể sống như trước được nữa. Nước Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền đế quốc chủ nghĩa mà cách mạng có thể chọc thủng. - Nhân tố quyết định là giai cấp vô sản Nga đã trưởng thành và đủ sức làm cách mạng; đã có một đảng cách mạng chân chính (Đảng Bônsêvich) đứng đầu là Lênin, từng được diễn tập qua cuộc 0,25 cách mạng 1905-1907. 2
  3. - Các cuộc cách mạng ở Nga trong năm 1917 đã được chuẩn bị đầy đủ về mặt tư tưởng, lý luận : + Khi giai cấp tư sản thoả hiệp với chế độ chuyên chế, không dám làm cách mạng tư sản, Lênin 0,25 chỉ rõ giai cấp vô sản Nga phải tiến hành cách mạng dân chủ tư sản, lật đổ chế độ Nga hoàng để sau đó tiến lên làm cách mạng XHCN + Lợi dụng tình hình chiến tranh thế giới, Lênin đưa ra khẩu hiệu “Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng + Sau khi cách mạng DCTS tháng Hai thắng lợi, Đảng Bônsêvích và Lênin đã có đường lối, sách 0,25 lược đúng đắn, kịp thời để đưa đến thắng lợi của cách mạng XHCN tháng Mười 0,25 - Với chiến tranh thế giới thứ nhất, các đế quốc bận tham chiến, không kịp can thiệp vào nước Nga, là nhân tố khách quan thuận lợi 0,25 b. Giành chính quyền bằng con đường hòa bình: - Sau Cách mạng tháng Hai, nước Nga xuất hiện tình hình 2 chính quyền song song tồn tại: (0,25) Chính phủ tư sản lâm thời và các Xô viết đại biểu công nhân binh lính, đứng đầu là xô viết Pêtơrôgrat. - Lênin đưa ra luận cương tháng Tư, chỉ rõ nhiệm vụ là chuyển cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng XHCN, chủ trương "tuyệt đối không ủng hộ Chính phủ lâm thời" và đưa ra khẩu hiệu (0,25) "Tất cả chính quyền về tay các xô viết". - Lúc này giai cấp tư sản chưa sử dụng bạo lực chống lại cách mạng; vũ khí ở trong tay nhân dân, sức mạnh ở về phía quần chúng; và Đảng (B) hoạt động công khai nên có thể giành chính quyền bằng con đường hoà bình. Tuy nhiên đây là điều kiện quí và hiếm nên Lênin cũng chủ (0,25) trương phải chuẩn bị lực lượng vũ trang để khi cần thiết thì khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền . - Giành chính quyền bằng con đường hoà bình, trước hết là đấu tranh chính trị, bãi công, biểu tình, tuần hành gây sức ép, từng bước vạch mặt bọn Mensêvích và XHCM, vạch mặt Chính phủ (0,25) lâm thời, đòi chính phủ thực hiện: “hòa bình, ruộng đất, bánh mì”, làm cho Chính phủ lâm thời khủng hoảng, phải từ chức, chuyển giao "Tất cả chính quyền về tay các xô viết" . - Bước thứ hai là đấu tranh trong nội bộ các xô viết, bãi miễn bọn Menseevích, đưa những người Bônsêvích lên nắm các xô viết. Như thế, hoàn thành giành chính quyền bằng con đường (0,25) hoà bình, không đổ máu. 3
  4. Câu 2:(4điểm). Phân tích vai trò của Liên Xô đối với việc đánh bại chủ nghĩa phát xít trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). Đáp án Câu 2: Phân tích vai trò của Liên Xô đối với việc đánh bại chủ nghĩa phát xít trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). 1. Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ. Châu Âu trở thành chiến trường chính. Từ tháng 9- 0,5 1939 đến giữa 1941 phe Trục đã thống trị phần lớn Châu Âu. Từ tháng 6-1941 đến tháng 8- 1945, chiến tranh lan rộng khắp thế giới, chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ. Liên Xô tiến hành cuộc chiến tranh vệ quốc và đã đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đánh bại chủ nghĩa phát xít thể hiện ở nhiều sự kiện . 2. Với cuộc chiến đấu bảo vệ Matxcơva (cuối 1941) đã làm cho phát xít Đức - lực lượng 0,25 đầu sỏ của phe Trục bị thất baị nặng nề đầu tiên. Hồng quân Liên Xô làm thất bại chiến lược “Chiến tranh chớp nhoáng” của Đức. 3. Liên Xô cùng với Anh, Mỹ đóng vai trò chủ đạo trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa 0,25 phát xít. Ngày 1-1-1942, 26 quốc gia đứng đầu là ba cường quốc Mỹ, Liên Xô, Anh ký bản Tuyên ngôn Liên hợp quốc, thành lập Khối đồng minh chống phát xít 4. Từ tháng 11-1942 đến 6-1944, phe Đồng minh phản công. Chiến thắng Xtalingrat (2- 0,75 1943) của Hồng quân Liên Xô đã tạo nên bước ngoặt xoay chuyển tình thế của chiến tranh thế giới: ưu thế chuyển từ phe Trục sang phe Đồng minh. Kể từ đây, Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tấn công trên khắp mặt trận. 5. Với chiến dịch Bê-lô-rut-xi-a ( từ 6/1944 đến 8/1944), Hồng quân Liên Xô quét sạch phát 0,5 xít Đức ra khỏi lãnh thổ Xô Viết, sau đó giải phóng các nước Đông Âu 6. Từ tháng 2-1945, Liên Xô cùng quân Anh- Mỹ tạo thành hai gọng kìm bao vây tiêu diệt 0,75 phát xít Đức. Hồng quân Liên Xô đã trực tiếp đánh bại phát xít Đức tại thủ đô Bec-lin vào ngày 30-4-1945. Sau đó, từ ngày 9-8-1945, Hồng quân Liên Xô tấn công đạo quân Quan Đông của Nhật ở Mãn Châu -Trung Quốc, góp phần quan trọng trong việc đánh bại phát xít Nhật. Câu 3:(4,0 điểm ). Lập bảng so sánh phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX và phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX với các tiêu chí: Bối cảnh, mục tiêu, hình thức đấu tranh, lực lượng tham gia, kết quả và ý nghĩa? Đáp án Câu 3 : Lập bảng so sánh phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX và phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX (Bối cảnh và kết quả ý nghĩa mỗi ý 0,5 điểm, còn lại mỗi ý 0,25đ) Nội dung Phong trào Cần Vương Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX Bối cảnh lịch sử - Triều đình nhà Nguyễn đã ký - Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của hai hiệp ước 1883 và 1884. TD Pháp -Cuộc phản công của phái chủ - Sự hình thành các giai cấp mới, tầng lớp chiến ở Huế thất bại Vua Hàm 4
  5. Nghi xuất bôn mới - Những trào lưu tiến bộ thế giới tác động vào nước ta Mục tiêu Đánh Pháp có thể quay về chế Hướng tới một nền cộng hòa, một nước Việt độ phong kiến đã lỗi thời Nam độc lập Hình thức đấu tranh Khởi nghĩa vũ trang Đa dạng, phong phú : phong trào Đông Du, Đông kinh nghĩa thục Lực lượng tham gia Sĩ phu, nông dân Sĩ phu tiến bộ, nông dân, tầng lớp công thương, TTS Kết quả, ý nghĩa - Đều thất bại - Có nhiều đóng góp vào sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc - Nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh bất khuất - Mở ra một hướng mới của con đường cứu nước mới Câu 4: Nêu điều kiện lịch sử và nhận xét về kết cục phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX. Đáp án Câu 4: Nêu điều kiện lịch sử và nhận xét về kết cục phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX. Nêu điều kiện lịch sử và nhận xét về kết cục phong trào yêu nước chống Pháp 4,00 1. Điều kiện lịch sử - Với việc kí các Hiệp ước Hác-măng (1883), Pa-tơ-nốt Việt Nam đã trở thành thuộc địa của 0,5 Pháp. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc và tay sai trở nên gay gắt. Độc lập tự do là khát vọng của cả dân tộc, giải phóng dân tộc trở thành yêu cầu cấp thiết của lịch sử - Xã hội Việt Nam lúc đó có hai giai cấp cơ bản là giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân. Thực 0,5 dân Pháp sử dụng giai cấp địa chủ phong kiến trong bộ máy tay sai. Giai cấp địa chủ phong kiến đã mất hết vai trò lịch sử, không còn đại diện cho quyền lợi dân tộc. Nội bộ triều đình Huế chia thành hai phe chủ chiến và chủ hòa. Bộ phận văn thân, sĩ phu đứng ra đảm nhiệm sự nghiệp giải phóng dân tộc - Hệ tư tưởng phong kiến vẫn tồn tại, chi phối phong trào cứu nước. Bộ phận văn thân, sĩ phu sử 0,5 dụng hệ tư tưởng phong kiến làm vũ khí chống Pháp. Tuy nhiên, những người yêu nước trong giai cấp nông dân không chịu tác động của tư tưởng này. 2. Khái quát về phong trào yêu nước trong những năm cuối thế kỉ XIX 0,5 - Giai đoạn 1885-1896 đã diễn ra phong trào Cần vương. Lãnh đạo tối cao là vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, cùng các văn thân, sĩ phu yêu nước như Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện 5
  6. Thuật Thực chất đây là phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc, khôi phục một nhà nước phong kiến độc lập, chịu tác động của hệ tư tưởng phon kiến 0,5 - Bên cạnh phong trào Cần vương còn có phong trào đấu tranh tự vệ ở các địa phương mà tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) 0,5 3. Kết cục của phong trào: Các phong trào yêu nước của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX đều thất bại do các nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó chủ yếu là thiếu một lực lượng xã hội tiên tiến có đủ khả năng lãnh đạo và thiếu đường lối đấu tranh đung đắn 4. Nhận xét 0,25 - Nhìn chung phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là những phong trao đấu tranh vũ trang, chịu sự chi phối của hệ tư tưởng phong kiến. 0,5 - Thất bại của phong trào khẳng định sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trước nhiệm vụ giải phóng dân tộc mà lịch sử đặt ra. Thất bại đó cũng chứng tở độc lập dân tộc không thể gắn liền với ngọn cờ phong kiến 0,25 - Mặc du thất bại song phong trào yêu nước chống Pháp những năm cuối thế kỉ XIX đã biểu dương tinh thần yêu nước bất khuất của dân tộc ta, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu và là cơ sở để nảy sinh phong trào yêu nước giai đoạn sau này Câu 5 : Hãy nêu chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và những đóng góp của ông đối với phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất. Đáp án Câu 5 : Hãy nêu chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và những đóng góp của ông đối với phong trào 4,00 yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất. 1. Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu: Phan Bội Châu chủ trương tổ chức lực lượng ở 1,0 trong nước, tranh thủ sự viện trợ từ bên ngoài, trước hết là Nhật Bản, tổ chức bạo động vũ trang để đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, xây dựng chế độ chính trị dựa vào dân, thiết lập chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam. 2. Đóng góp của Phan Bội Châu - Khởi xướng và lãnh đạo phong trào yêu nước chống Pháp giải phóng dân tộc theo khuynh 1,0 hướng mới ở Việt Nam - khuynh hướng dân chủ tư sản - Tập hợp, lôi cuốn được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh, thức tỉnh dân tộc, 1,0 dấy lên ý thức tự lực, tự cường - Phan Bội Châu đã góp phần chuyển phong trào yêu nước từ lập trường phong kiến sang lập trường 1,0 dân chủ tư sản, đưa phong trào đấu tranh của nhân dân ta vượt ra khỏi phạm vi quốc gia, đặt cơ sở bước đầu cho việc tập hợp, đoàn kết các dân tộc có cùng cảnh ngộ đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Phan Bội Châu đã có những đóng góp lớn về văn hóa 6