Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Lịch sử Lớp 11 - Trường THPT Nguyễn Công Trứ (Có đáp án)

Câu 1:
Trình bày hoàn cảnh, nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868. Tại sao nói cuộc Duy tân Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản?
doc 8 trang Hải Đông 23/01/2024 1540
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Lịch sử Lớp 11 - Trường THPT Nguyễn Công Trứ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_olympic_10_3_lan_3_mon_lich_su_lop_11_truong_thpt_ngu.doc

Nội dung text: Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Lịch sử Lớp 11 - Trường THPT Nguyễn Công Trứ (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT NGUYỄN CÔNG TRỨ KÌ THI OLYMPIC 10-3 LẦN III ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: LỊCH SỬ LỚP 11
  2. Câu 1: Trình bày hoàn cảnh, nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868. Tại sao nói cuộc Duy tân Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản? Đáp án câu 1: Cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản: * Hoàn cảnh: + Chính trị: Đầu thế kỉ XIX, chế độ Mạc phủ Tô-ku-ga-oa ở Nhật Bản, đứng đầu là Tướng quân (Sô-gun) lâm vào khủng hoảng, suy yếu. Thiên hoàng mâu thuận với Tướng quân gay gắt. + Kinh tế: - Nông nghiêp: lạc hậu, tô thuế nặng nề, mất mùa đói kém thường xuyên xảy ra. - Công thương nghiệp: kinh tế hàng hóa, mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng. + Xã hội: Chính phủ Sô-gun vẫn duy trì chế độ đẳng cấp. Tầng lớp quý tộc phong kiến được hưởng nhiều đặc quyền. Tầng lớp tư sản công thương nghiệp ngày càng giàu có nhưng lại không có quyền lực chính trị. Nông dân, thị dân bị bóc lột năng nề, đời sống vô cùng khó khăn Nông dân, tư sản, thi dân mâu thuận chế độ phong kiến gay gắt. Các nước phương Tây, đứng đầu là Mĩ đòi Nhật Bản phải "mở cửa". + Những năm 60 thế kỉ XIX, chế độ Mạc phủ bị lật đổ. Tháng 1/1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị thực hiện một loạt cải cách trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa – giáo dục :. * Nội dung: • Về chính trị: thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thiết lập chế độ quan chủ lập hiến, thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân :.
  3. • Về kinh tế: thống nhất tiền tệ, thị trường, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn :. • Về quân sự: quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh, chú trọng công nghiệp đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí :. • Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học trong chương trình giảng dạy, cử học sinh giỏi đi du học ở phương Tây : * Nói cuộc Duy tân Minh Trị mang tính chất của cuộc cách mạng tư sản vì: • Duy tân Minh Trị đã hạn chế quyền lực của chế độ phong kiến. • Tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật Bản. Câu 2. Vì sao năm 1917 nước Nga diễn ra hai cuộc cách mạng ? Nêu ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga. Đáp án câu 2. * Năm 1917 nước Nga diễn ra hai cuộc cách mạng vì: - Cuộc Cách mạng tháng hai (1917) đã lật đổ chế độ Nga hoàng nhưng thành quả Cách mạng chưa thắng lợi hoàn toàn. - Hai chính quyền song song tồn tại đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể tồn tại lâu dài. Trước tình hình đó, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm Cách mạng, lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời. - Trải qua 8 tháng đấu tranh hòa bình nhưng giai cấp tư sản không chịu từ bỏ quyền lực của mình, mặt khác lực lượng quần chúng đông đảo đủ sức lật đổ giai cấp tư sản. Chính vì vậy, Đảng Bôn-sê-vích đã chuyển sang khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền làm cuộc Cách mạng thứ Hai- Cách mạng tháng Mười.
  4. *Ý nghĩa lịch của cách mạng tháng Mười Nga. - Đối với nước Nga: + Cách mạng tháng 10 mở ra một kỉ nguyên mới và làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước. + Lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga, giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng thoát khỏi mọi gông xiềng nô lệ, đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình. -Đối với thế giới: + Cách mạng tháng Mười có ảnh hưởng mạnh mẽ tới tiến trình lịch sử và cục diện thế giới. + Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười và sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa Xô Viết đầu tiên trên Thế giới đã làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống hoàn chỉnh bao trùm Thế giới. Câu 3. Bằng những sự kiện hãy chứng minh trong quá trình Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam ,thái độ của nhà Nguyễn luôn chọ con đường cầu hòa ,nhượng bộ ,thiếu ý chí quyết tâm chống xâm lược . Đáp án câu 3. Chứng minh trong quá trình Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam ,thái độ của nhà Nguyễn luôn chọ con đường cầu hòa ,nhượng bộ ,thiếu ý chí quyết tâm chống xâm lược . -Năm 1858, Pháp thất thủ tại Đà Nẵng nhưng triều đình nhà Nguyễn không dốc toàn lực đánh Pháp. . -Năm 1859, Pháp chiếm được Gia Định nhưng đến năm 1860, Pháp gặp khó khăn buộc Pháp phải phân tán lực lượng nhưng triều đình (đại diện là Nguyễn Tri Phương ) lại chọn cách bị động phàng thủ (cho xây dựng đồn Chí Hòa ).
  5. -Năm 1862, Pháp chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định,Định Tường,Biên Hòa) và thành Vĩnh Long. Nhân dân ta quyết liệt nổi lên chống Pháp khiến chúng vô cùng bối rối thì triều nhà Nguyễn lại kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất (ngày 5/6/1862). -Năm 1867, triều đình nhà Nguyễn mà đại diện là Phan Thanh Giản nhanh chóng đầu hàng nộp 3 tỉnh miên Tây Nam Kì cho Pháp. -Năm 1867-1873, Pháp đang gặp khó khăn trong cuộc chiến Pháp-Phổ, đó là cơ hội để triều đình củng cố lại tiềm lực đất nước về mọi mặt. Tuy nhiên ,nhà Nguyễn vẫn thi hành chính sách cũ để đất nước rơi vào tình trạng suy sụp,khủng hoảng .Mọi đề nghị cải cách, duy tân của các sĩ phu quan lại yêu nước tiến bộ đều bi bác bỏ. -Trong lần đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873-1874), Pháp vấp phải thất bại tại trận Cầu Giấy lần 1 . Đó là cơ hội tốt cho triều đình phản công .Tuy nhiên ,triều đình nhà Nguyễn lại chấp nhận kí hiệp ước Giáp Tuất (1874) thừa nhận chủ quyền của Pháp đối với 6 tỉnh miền Đông Nam Kì, xác lập đặc quyền kinh tế của Pháp trên đất nước ta. -Năm 1883,trong trận đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai ,Pháp lại thất bại tại trận Cầu Giấy, nhưng triều đình nhà Nguyễn tiếp tục hòa hoãn tạo thời cơ cho Pháp chuẩn bị lực lượng .Lợi dụng việc vua Tự Đức qua đời ,Pháp đánh chiếm cửa biển Thuận An, dùng áp lực buộc triều đình ký hiệp ước Hắc –măng( 1883), hiệp ước Pa-tơ-nốt.Nhà Nguyễn chính thức đầu hàng .Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến. - Như vậy,trong suốt quá trình chống Pháp,triều đình nhà Nguyễn luôn chọn con đường cầu hòa,nhượng bộ ,thiếu ý chí chống Pháp. Tóm lại, việc để mất nước vào cuối thế kỉ XIX trách nhiệm phần lớn thuộc về vua quan triều đình nhà Nguyễn. Câu 4. Qua hoạt động của Nguyễn Aí Quốc trong những năm ( 1911-1918),em hãy : a. Trình bày những chuyển biến nhận thức của Nguyễn Aí Quốc.
  6. b. Rút ra những điểm mới trong hành trình cứu nước của Nguyễn Aí Quốc .Ý nghĩa của nó trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đáp án câu 4. a. Chuyển biến nhận thức của Nguyễn Aí Quốc trong quá trình hoạt động (1911-1918) (2 điểm) - Nguyễn Ái Quốc lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi là Nguyễn Tất Thành, sinh ngày 19-5-1890 trong một gia đình trí thức yêu nước. - Người khâm phục tinh thần yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và các nhà yêu nước khác nhưng không đi theo con đường cứu nước của họ .Người tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc. - Ngày 5/6/1911, Người ra đi tìm đường cứu nước .Người đi sang phương Tây ,đến với nước Pháp để "tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm như thế nào rồi về giúp đồng bào mình". - Từ năm 1911-1917 Người đi qua nhiều nước ở nhiều châu lục khác nhau. Người rút ra kết luận : Ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo ,độc ác ; Ở đâu người lao động cũng bị bóc lột áp bức nặng nề. b.Những điểm mới trong hành trình cứu nước của Nguyễn Ái Quốc. - Về hướng đi tìm đường cứu nước cứu dân: Khác với các bậc tiền bối Người đã chọn hướng sang phương Tây ,đến với nước Pháp. - Về mục đích: Nguyễn Aí Quốc sang phương Tây là để học hỏi tìm con đường cứu nước. - Về hành trình, phương thức thực hiện: Người lao động với nhiều nghề khác nhau để kiếm sống, học tập, nghiên cứu; Người tích cực học hỏi cách mạng thế giới, nhất là Cách mạng tháng Mười Nga. Qua hành trình khảo sát thực tiễn lâu dài ở nhiều nước, nhiều châu lục khác nhau ,Người đã biến mình từ một thanh niên yêu nước thành người vô sản .
  7. - Ý nghĩa : Những nhận thức và hoạt động của Người trong thời kì này tuy mới bước đầu nhưng rất đúng hướng, là điều kiện cần thiết để sau chiến tranh thế giới thứ nhất Người đến với Chủ nghĩa Mác-Lê nin ,tìm ra con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc Việt Nam , đồng thời mở ra chiều hướng giải quyết cuộc khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo và đường lối cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Câu 5. Bảng so sánh trào lưu cải cách, duy tân cuối thế kỉ XIX với phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX: Đáp án câu 5. Nội Trào lưu cải cách,duy tân cuối thế Phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX dung kỉ XIX Lãnh Văn thân,sĩ phu tiêu biểu :Đinh Văn Văn thân,sĩ phu yêu nước tiến bộ :Phan đạo Điền ,Trần Đình Túc,Nguyễn Lộ Bội Châu,Phan Châu Trinh Trạch,Nguyễn Trường Tộ Lực Văn thân,sĩ phu yêu nước. Văn thân,sĩ phu yêu nước tiến bộ ,tư lượng sản,tiểu tư sản,công nhân ,nông dân. Mục Làm cho đất nước cường thịnh phát Giành độc lập cho dân tộc ,canh tân đất tiêu triển theo phương Tây .Khôi phục- nước ,thiết lập chế độ dân chủ tư sản củng cố chế độ phong kiến (Quân chủ lập hiến hoặc Dân chủ cộng hòa) Hình Dâng sớ đề nghị cải cách . Trực tiếp tiến hành với phong trào Đông thức du,phong trào Duy tân,mở trường học theo phương Tây cùng phương pháp bạo
  8. động hay cải cách Kết quả Chưa thực hiện được, thất bại. Thất bại. Nhận xét - Trào lưu cải cách ,duy tân cuối thế kỉ XIX với phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX phản ánh tinh thần yêu nước ,mong muốn đất nước cường thịnh của văn thân,sĩ phu yêu nước đương thời . - Sự thất bại của các phong trào cho thấy sự nghiệp giải phóng dân tộc không thể thắng lợi dưới ngọn cờ phong kiến hay dân chủ tư sản .Vì vậy, ở Việt Nam độc lập dân tộc không gắn với chế độ phong kiến hay chủ nghĩa tư bản. - Các phong trào có tác dụng cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân ta, để lại nhiều bài học kinh nghiệm và làm tiền đề cho việc tiếp nhận con đường cách mạnh đúng đắn sau này.