Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Ngữ văn Lớp 10 năm 2018 - Trường THPT Nguyễn Công Trứ (Có đáp án)

Câu I:NLXH (8,0 điểm)
“Có bao giờ sông chảy thẳng đâu em
Sông lượn khúc, lượn dòng mà tới bể”
( Trích: Tình yêu-Dòng sông của Vũ Quần Phương)
Hai câu thơ trên gợi cho anh chị những suy nghĩ gì về dòng sông và những bài học cuộc đời rút ra từ đó.
docx 6 trang Hải Đông 23/01/2024 2840
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Ngữ văn Lớp 10 năm 2018 - Trường THPT Nguyễn Công Trứ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_olympic_10_3_lan_3_mon_ngu_van_lop_10_nam_2018_truong.docx

Nội dung text: Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Ngữ văn Lớp 10 năm 2018 - Trường THPT Nguyễn Công Trứ (Có đáp án)

  1. SỞ GD& ĐT ĐĂKLĂK KỲ THI OLYMPIC NĂM HỌC 2017-2018 Môn thi: NGỮ VĂN- LỚP 10 TRƯỜNG THPT: NGUYỄN CÔNG TRỨ Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ RA Câu I:NLXH (8,0 điểm) “Có bao giờ sông chảy thẳng đâu em Sông lượn khúc, lượn dòng mà tới bể” ( Trích: Tình yêu-Dòng sông của Vũ Quần Phương) Hai câu thơ trên gợi cho anh chị những suy nghĩ gì về dòng sông và những bài học cuộc đời rút ra từ đó. Câu II. NLVH (12,0 điểm) “Nội tâm nhân vật thường có nét riêng cho thấy những bí ấn của tâm hồn, phẩm chất, lí tưởng của nhân vật. Đặc biệt là những thay đổi trong nhận thức, thái độ sống và tâm lí của nhân vật qua các giai đoạn” (Sách Ngữ văn 11- nâng cao, tập một, NXB Giáo dục, trang 196) Từ việc tìm hiểu nhận định trên, hãy phân tích đời sống nội tâm của một nhân vật trong tác phẩm hoặc đoạn trích được học ở chương trình Ngữ văn 10 đã để lai ấn tượng sâu đậm nhất trong lòng em. Hết ĐÁP ÁN
  2. A. YÊU CẦU CHUNG: 1. Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và sức gợi cảm, ít mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp 2. Đáp ứng yêu cầu đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số nội dung cơ bản, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm, không chỉ đánh giá kiến thức và kĩ năng mà còn chú ý đến thái độ, cảm xúc, tình cảm của người viết. Cẩn trọng và tinh tế đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể, cần khuyến khích những tìm tòi, sáng tạo riêng trong nội dung và hình thức bài làm. Chấp nhận các kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí, có sức thuyết phục. 3. Tổng điểm của toàn bài là 20,0 điểm, cho lẻ đến 0,25 điểm. Hướng dẫn chấm cho từng câu, từng ý trên cơ sở đó giám khảo có thể thống nhất định ra các thang điểm cụ thể khác. MA TRẬN ĐỀ THEO CẤP ĐỘ Cấp độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Cấp độ Cộng Cấp độ cao Chủ đề thấp Chủ đề 1 Vận dụng Nêu suy nghĩ và Viết bài văn kiến thức nhân định của bản Nghị luận xã hội xã hội va thân về bài học kĩ năng trong cuộc sống , tạo lập từ đó xác định mục văn bản tiêu sống , nhận để viết thức đúng đắn về một bài hoạch định trong văn nghị tương lai và nêu luận xã chính kiến của bản hội. thân. Số câu: 01 1 câu Số điểm: 8,0 đ 8,0 điểm Tỉ lệ: 40% Tỉ lệ: 40% Chủ đề 2 Phạm vi sử Nghị luận văn dụng tư liệu văn học Vận dụng học: trong chương kiến thức trình Ngữ văn lớp văn học 10 và một số tác và kĩ phẩm khác có liên năng tạo quan đến vấn đề lập văn cần nghị luận. Đảm bản để bảo kiến thức về lí viết bài luận văn học: Học văn nghị sinh giải thích một
  3. luận văn vấn đề thuộc lí luận học . văn học, từ đó làm định hướng phân tích nội tâm nhân vật trong tác phẩm đã được học. Học sinh phải có cái nhìn và hiểu một cách tổng thể vấn đề trên. Số câu: 01 Số câu: 01 Số điểm: 12,0 đ Số điểm:12,0đ Tỉ lệ: 60% Tỉ lệ: 60% Tổng số câu: 02 Số câu: 02 Tổng điểm:20,0đ Sốđiểm:20,0đ Tỉ lệ: 100% Tỉ lệ: 100% B.YÊU CẦU CỤ THỂ Câu Phần Nội dung Điểm I 1 Yêu cầu về kĩ năng: - Thí sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội. Nghị - Xây dựng bố cục rõ ràng, hệ thống lập luận chặt chẽ, diễn đạt trôi luận chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. xã Yêu cầu về kiến thức: hội Đây là dạng đề mở. Thí sinh có thể trình bày suy nghĩ của mình theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được những ý cơ bản sau: 2 a. MB: Nêu vấn đề cần nghị luận. 1.0 b. TB: Giải thích ý nghĩa 2 câu thơ: 2.0 - Hai câu thơ gợi ra hình ảnh những dòng sông tự nhiên trong hành trình đến biển. Do đặc điểm địa hình khác nhau ở những nơi mà dòng nước chảy qua nên để đến biển thì dòng sông nào cũng pải lượn khúc, lượn dòng. Đó là lí do sông không bao giờ chảy thẳng. - Hai câu thơ trên cũng gợi cho con người nhiều bài học sâu sắc từ hình ảnh dòng sông: + Dòng sông đối mặt với nhiều ngáng trở trên hành trình nhưng dòng sông vẫn tìm đường để tới được biển cả. Con người cũng vậy, trong cuộc sống cũng không tránh khỏi những thời điểm phải đối đầu với những thử thách, gian khổ, cần kiên trì tìm cách vượt qua những khó khăn để đạt tới
  4. mục tiêu của mình. + Nếu những khúc uốn lượn làm nên vẻ đẹp của dòng sông thì sự linh hoạt, tỉnh táo, mềm dẻo trong thử thách, khéo léo tìm cho mình hướng đi mới cũng làm nên giá trị của con người. Bàn luận: 3.0 - Ý nghĩa của hai câu thơ rất đúng đắn, sâu sắc: + Nếu dòng sông chảy thẳng thì khi va phải núi cao, vực sâu dòng chảy sẽ bị chặn lai, không bao giờ sông có thể tới biển. Việc lượn khúc, lượn dòng giúp dòng sông có thể vượt qua trở ngại, tiếp tục hành trình của nó. + Với con người: Khát vọng càng lớn thì khó khăn càng nhiều. Để đến đích không chỉ cần nổ lực hết mình , cần có ý chí vững vàng mà còn cần sự linh hoạt, tỉnh táo trong mọi trường hợp. Trước những khó khan, con người cần biết lượng sức mình, tránh đối đầu một cách liều lĩnh theo kiểu lấy trứng chọi đá để rồi chuốc lấy thất bại. - Mở rộng vấn đề: + Phê phán những người cứng nhắc, bảo thủ, liều lĩnh hoặc những người dễ nản lòng, thiếu kiên định mục tiêu. + Cần phân biệt cách ứng xử linh hoạt, mềm dẻo và sự hèn nhát, thiếu quyết đoán, né tránh khó khăn ở một số người. Bài học nhận thức và hành động: 1.0 - Dựa vào hoàn cảnh thực tế để có cách ứng xử phù hợp. - Càn chuẩn bị hành trang vững vàng để đối đầu với mọi chông gai, thử thách của cuộc đời. - Con người cần có sự bứt phá, tìm lối đi riêng để vượt qua mọi giới hạn cuộc sống. - Chúng ta không nên lùi bước đầu hàng trước những khó khăn. KB: Khẳng định và nêu ý nghĩa vấn đề nghị luận. 1.0 Tổng 8.0 II 1 * Yêu cầu về kĩ năng: 12.0 - Thí sinh nắm được phương pháp làm một bài văn nghị luận văn học – Nghị giải thích một vấn đề thuộc lí luận văn học, từ đó làm định hướng phân tích luận nội tâm nhân vật trong tác phẩm đã được học. văn - Xây dựng bố cục bài văn chặt chẽ, mạch lạc. học - Hạn chế các lỗi diễn đạt, chữ viết cẩn thận; khuyến khích bài viết sáng tạo. 2 * Yêu cầu về kiến thức: Đây là dạng đề mở. Thí sinh có thể trển khai bài làm của mình theo nhiều cách khác. Tuy nhiên, bài làm cần đạt được một số yêu cầu cơ bản sau: a. MB: Giới thiệu được vấn đề nghị luận. 1.5 b. TB: Tìm hiểu nhận định. 3.0 - Nhân vật có vai trò là yếu tố quan trọng hàng đầu trong tác phẩm truyện và nội tâm là một phương diện biểu hiện của nhân vật. - Nội tâm giúp người đọc thấy rõ những bí ẩn của tâm hồn
  5. Nội tâm giúp người đọc thấy rõ “những bí ẩn của tâm hồn, phẩm chất, lí tưởng” của nhân vật; nội tâm của mỗi nhân vật do đó thường đặc sắc, có nét riêng, nét khác biệt so với các nhân vật khác trong tác phẩm và cả với nhân vật đồng dạng trong các tác phẩm khác. - Nhà văn luôn chú ý xây dựng “những đổi thay trong ý thức, thái độ sống và tâm lí của nhân vật qua các giai đoạn” nhằm làm nổi bật nhân vật và góp phần thể hiện ý đồ sáng tác của mình. => Nhận định trên vừa nêu lên vai trò của nội tâm trong việc thể hiện nhân vật vừa xác định cá tính sáng tạo mà nhà văn thể hiện qua việc xây dựng đời sống nội tâm nhân vật, để lại dấu ấn riêng trong tác phẩm và trong đời sống văn học. Qua đó, giúp bạn đọc có ý thức thêm về yếu tố này khi đọc tiểu thuyết và truyện ngắn. Cơ sở lí luận của vấn đề 2.0 - Đối tượng chung của văn học là cuộc đời, nhưng trong đó con người luôn giữ vị trí trung tâm. Đọc một tác phẩm, cái đọng lại sâu sắc nhât trong người đọc thường là số phận, tình cảm, cảm xúc suy tư của những con người được nhà văn thể hiện. “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác” (Tô Hoài) - Nhân vật văn học là sáng tạo độc đáo của nhà văn, nhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời. Khi xây dựng nhân vật, nhà văn có mục đích gắn nó với những vấn đề mà nhà văn muốn đề cập đến trong tác phẩm. Vì vậy, tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm, bên cạnh việc xác định tính cách nhân vật, cần nhận ra những vấn đề của hiện thực xã hội và tư tưởng của nhà văn mà nhân vật thể hiện. - Trong quá trình mô tả nhân vật, nhà văn có quyền lựa chọn những yếu tố, chi tiết mà họ cho là cần thiết bộc lộ được quan niệm của mình về con người và cuộc sống. Một nhân vật sống động, chân thật tùy thuộc vào việc xây dựng nhân vật, mà trong đó miêu tả nội tâm nhân vật là một yêu cầu cao đặt ra cho nhà văn, đó cũng là thách thức đối với sự hiểu đời, hiểu người,cũng như tài năng của tác giả. - Nội tâm giúp người đọc thấy rõ “những bí ẩn của tâm hồn, phẩm chất, lí tưởng” của nhân vật. Đặc biệt là những thay đổi trong ý thức, thái độ sống và tâm trạng của nhân vật qua các giai đoạn, qua đó hiểu them về con người, về đời sống. Phân tích nội tâm nhân vật trong tác phẩm văn học. 4.0 Học sinh chọn tác phẩm được học trong chương trình Ngữ văn lớp 10, phân tích nhân vật theo hướng nhận định đã nêu. Chú ý các điểm cơ bản sau đây: - Chọn được nhân vật thực sự có giá trị trong việc thể hiện đời sống nội tâm (chẳng hạn: Kiều – trong Truyện Kiều, Người chinh phụ - trong tác phẩm Chinh phụ ngâm ) - Phân tích được nét riêng trong nội tâm nhân vật, qua đó làm rõ “những bí ẩn của tâm hồn, phẩm chất, lí tưởng” của nhân vật. Từ đó làm rõ tính cách, phẩm chất nhân vật. - Chỉ ra “những đổi thay trong ý thức, thái độ sống và tâm lí của nhân vật qua các giai đoạn” để khẳng định giá trị của nhân vật cũng như ý đồ sáng
  6. tác của nhà văn. * Lưu ý: Học sinh phân tích nhuần nhuyễn các chi tiết biểu hiện đời sống nội tâm nhân vật, luôn có sự gắn kết với nhận định. c. KL: Thành công của tác giả trong việc mêu tả nội tâm nhân vật, khái 1.5 quát, khẳng định nhận định. Tổng 12.0 CÁCH CHO ĐIỂM Câu 1. - Điểm 6 – 8: Đáp ứng tất cả các yêu cầu về nội dung; có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 3 – 5: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu về nội dung; có thể mắc vài lỗi chính tả diễn đạt. - Điểm 1 –2: Đáp ứng được một phần các yêu cầu về nội dung; mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt. - Điểm 0: Bài làm lạc đề hoặc không làm bài. Câu 2. - Điểm 10 - 12: Khai thác ý phong phú, sâu sắc, đúng hướng. Trình bày mạch lạc, dẫn chứng hợp lí, rõ ràng, thuyết phục, có sức sáng tạo; hành văn trong sáng, có cảm xúc, hình ảnh. - Điểm 7 -9: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên Văn trôi chảy, mạch tư duy rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp và dùng từ. - Điểm 4 -6: Hiểu vấn đề, đã giải quyết được ý chính yếu Văn khá trôi chảy, mắc vài ba lỗi chính tả, ngữ pháp cơ bản. - Điểm 1 -3: Hiểu vấn đề nhưng giải thích lúng túng, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt. - Điểm dưới 1: Chưa đáp ứng được tất cả các yêu cầu tối thiểu của một bài văn nghị luận. HẾT