Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Ngữ văn Lớp 10 năm 2018 - Trường THPT TH Cao Nguyên (Có đáp án)

Câu 1: (8,0 điểm)
Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau: “Tương lai của bạn được xây dựng trên rất nhiều yếu tố, nhưng cái quan trọng nhất là chính bạn”.
(Theo sách Sống tự tin, NXB Lao động Xã hội, 2004, tr 64)
doc 4 trang Hải Đông 20/01/2024 2120
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Ngữ văn Lớp 10 năm 2018 - Trường THPT TH Cao Nguyên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_olympic_10_3_lan_3_mon_ngu_van_lop_10_nam_2018_truong.doc

Nội dung text: Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Ngữ văn Lớp 10 năm 2018 - Trường THPT TH Cao Nguyên (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT THỰC HÀNH CAO NGUYÊN KỲ THI OLYMPIC 10-3 LẦN THỨ III, 2018 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: NGỮ VĂN; LỚP: 10
  2. ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Câu 1: (8,0 điểm) Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau: “Tương lai của bạn được xây dựng trên rất nhiều yếu tố, nhưng cái quan trọng nhất là chính bạn”. (Theo sách Sống tự tin, NXB Lao động Xã hội, 2004, tr 64) ĐÁP ÁN CÂU 1 1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài NLXH. Kết cấu bài chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý chính sau đây: - Giải thích: Tương lai của mỗi người có thể được xây dựng trên rất nhiều yếu tố nhưng điều quan trọng nhất là chính bản thân mỗi người. Nội dung cơ bản của câu nói nhấn mạnh và khẳng định vai trò của mỗi cá nhân trong việc tự hình thành nhân cách và quyết định tương lai của mình. - Bàn luận một số khía cạnh: + Mỗi người lớn lên và trưởng thành được là nhờ rất nhiều yếu tố: gia đình, bạn bè, nhà trường, xã hội, + Nhưng điều quyết định nhất dến sự trưởng thành và tương lai của mỗi người lại là chính bản thân cá nhân người đó. Cá nhân mỗi người mới là “tác giả” của chính tương lai mình. Vì sao vậy? * Hoàn cảnh sống xung quanh (gia đình, bạn bè, nhà trường, xã hội, ) có vai trò rất quan trọng đối với mỗi người. * Nhưng tiếp nhận, vận dụng hoàn cảnh đó như thế nào, tranh thủ được hay bỏ qua những điều kiện thuận lợi lại do mỗi người quyết định. * Vì thế đòi hỏi mỗi người cần tự tin vào chính mình, cần chủ động, dấn thân không ngừng sang tạo, hành động tức là phải phát huy mọi nỗ lực cá nhân trong mọi hoàn cảnh thì mới có được những thành công trong cuộc sống. + Từ đó suy nghĩ về hiện tượng những người sống lệ thuộc, ỷ lại vào người khác, vào gia đình, xã hội - Bài học nhận thức và hành động. + Tranh thủ những điều kiện thuận lợi xung quanh nhưng chủ yếu vẫn là những cố gắng vươn lên của bản thân trong cuộc sống. + Câu nói có ý nghĩa động viên và nhắc nhở mỗi người nhất là đối với tuổi trẻ như thế nào
  3. Câu 2: (12,0 điểm) Nhà thơ Lê Đạt viết trong bài Vân chữ: Mỗi công dân đều có một dạng vân tay, Mỗi nhà thơ thứ thiệt có một dạng vân chữ. Anh (chị) hãy làm sáng tỏ câu thơ trên qua bài thơ Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới, bài 43) của Nguyễn Trãi. ĐÁP ÁN CÂU 2 1. Yêu cầu chung Yêu cầu thí sinh trình bày suy nghĩ về những sáng tạo – dạng vân chữ trong bài Cảnh ngày hè. Trước hết thí sinh phải hiểu đúng ý nghĩa hai câu thơ của Lê Đạt: thực chất nhằm nhấn mạnh những sáng tạo, dấu ấn cá nhân – tiêu chí xác định một nhà thơ đích thực. Từ đó, thí sinh chứng minh được những sáng tạo nói trên trong bài thơ Cảnh ngày hè, đánh giá được những đóng góp của Nguyễn Trãi trong việc phát triển ngôn ngữ thơ ca tiếng Việt 2. Yêu cầu cụ thể a. Giải thích dạng vân chữ của nhà thơ thứ thiệt - Dạng vân chữ: hình thức sáng tạo ngôn từ độc đáo, hiểu rộng ra là nét riêng, là cá tính sáng tạo của tác giả. - Ý thơ của Lê Đạt: nhấn mạnh nét riêng, cá tính sáng tạo chính là tiêu chuẩn để xác định một nhà thơ thứ thiệt. b. Chứng minh dạng vân chữ - nét riêng, cá tính sáng tạo qua bài Cảnh ngày hè. Bức tranh mùa hè đầy sức sống, tình yêu thiên nhiên và khát vọng cao đẹp của nhà thơ được thể hiện bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo. Mặc dù vẫn nằm trong khuôn khổ thi pháp văn học trung đại nhưng bài thơ cho thấy ý thức của Nguyễn Trãi trong việc tìm tòi, sáng tạo một thể thơ viết bằng tiếng Việt. Có thể thấy điều đó qua một số phương diện chính sau: - Sáng tạo về thể loại: Hình thức thơ thất ngôn xen lục ngôn. - Sáng tạo qua hệ thống từ ngữ, hình ảnh thơ: + Từ ngữ thuần Nôm – hệ thống tính từ, động từ, từ láy gợi tả (đùn, đùn, phun, tiễn, giương, ) + Hình ảnh thơ dân dã, khỏe khoắn, mới lạ, gây ấn tượng: hòe lục đùn đùn tán rợp giương; thạch lựu hiên còn phun thức đỏ - Sáng tạo về cách ngắt nhịp: câu 1 (nhịp 1/2/3), câu 3,4 (nhịp 3/4), câu 8 (nhịp 3/3) tạo ra một cấu trúc linh hoạt. - Sáng tạo qua việc tổ chức lời thơ: đảo ngữ (câu 5-6), những kết hợp từ lạ (thạch lựu hiên, hồng liên trì ) c. Đánh giá chung - Dạng vân chữ trong bài thơ là biểu hiện trực tiếp của cá tính sáng tạo, làm nên dấu ấn riêng, thể hiện phong cách Nguyễn Trãi, cũng là những đóng góp của ông trong việc phát triển ngôn ngữ thơ ca tiếng Việt. Chính điều này tạo nên sức hấp dẫn, sức sống lâu bền cho tác phẩm.
  4. - Dạng vân chữ - sự sáng tạo độc đáo nói cho cùng có nguồn gốc từ tư tưởng tiến bộ (tư tưởng thân dân) của Nguyễn Trãi, một con người thiết tha yêu đời, hòa mình với cuộc sống nơi thôn dã và trăn trở với cuộc đời. - Ý thơ của Lê Đạt gợi ra quy luật muôn đời của sáng tạo thơ ca, đặt ra vấn đề ý thức sáng tạo của người cầm bút. * Lưu ý về cách chấm - Dựa trên Hướng dẫn cụ thể, giám khảo đánh giá nội dung và kĩ năng nghị luận (NLXH và NLVH) của thí sinh. - Có thể cho trọn vẹn điểm nếu HS chỉ mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. Khuyến khích những bài viết sáng tạo. Tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc. - Có thể chiết đến 0,25 điểm.