Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Ngữ văn Lớp 10 năm 2018 - Trường THPT Trần Quốc Toản (Có đáp án)

Câu 2: Nghị luận văn học(12 điểm)
Nhận xét về ca dao có ý kiến cho rằng:”Ca dao là tiếng hát cất lên từ trái tim người Việt Nam giàu lòng nhân ái, coi trọng tình nghĩa”.
Anh, chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích một số bài ca dao để làm sáng tỏ.
docx 6 trang Hải Đông 23/01/2024 2160
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Ngữ văn Lớp 10 năm 2018 - Trường THPT Trần Quốc Toản (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_olympic_10_3_lan_3_mon_ngu_van_lop_10_nam_2018_truong.docx

Nội dung text: Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Ngữ văn Lớp 10 năm 2018 - Trường THPT Trần Quốc Toản (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂKLĂK TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TOẢN ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN NGỮ VĂN 10 Thời gian: 180 phút Câu 1: Nghị luận xã hội(8 điểm) “Trách nhiệm của mỗi dân tộc là thể hiện rõ bản sắc của mình trước thế giới”. Từ ý kiến trên của Ta-gor, anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc.
  2. Hướng dẫn chấm đề nghị luận xã hội I.Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội, xác định trọng tâm của đề, kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận - Biết cách triển khai nội dung của đề, có luận điểm rõ ràng, hệ thống lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, dùng từ chính xác, không mắc lỗi chính tả và viết câu, dùng từ. II. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung sau: 1.Giải thích -Bản sắc dân tộc: là những giá trị lâu đời, bao gồm cả những giá trị vật chất và tinh thần đặc trưng, độc đáo, đặc sắc của mỗi đân tộc, được hình thành và phát triển cùng lịch sử dân tộc, vừa bền vững, vừa biến động. -Ý kiến của Ta-gor nhằm khẳng định trách nhiệm to lớn và vô cùng cao quý của mỗi dân tộc là phải luôn có ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc mình trước thế giới. 2. Bàn luận - Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề: + Bản sắc dân tộc là dấu hiệu cơ bản để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, quốc gia này với quốc gia khác, nền văn hóa dân tộc này với nền văn hóa dân tộc khác. Bản sắc dân tộc được tập trung thể hiện trong truyền thống văn hóa dân tộc. Truyền thống văn hóa là các giá trị do lịch sử truyền lại, được các thế hệ sau kế thừa gìn giữ và phát huy trong thời đại mình, tạo nên dòng chảy liên tục của lịch sử văn hóa. Giữ gìn bản sắc dân tộc chính là giữ gìn sự sống, sự tồn tại của quốc gia, dân tộc đó. Đó cũng là biểu hiện của lòng yêu nước, tinh thần tự cường dân tộc. + Mỗi cá nhân luôn được hấp thu những tinh hoa văn hóa của dân tộc mình để không ngừng hoàn thiện bản thân. Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc là cách bảo tồn sự sống của chính mình, khẳng định dấu ấn cá nhân của chính mình, khẳng định giá trị của mỗi con người. + Trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập, giữ gìn và phát huy bản sắc của mỗi dân tộc là sự lựa chọn văn hóa cho phát triển bền vững, là căn cứ để ứng xử với mọi vấn đề nhằm vừa bảo tồn những giá trị truyền thống, vừa hòa nhập với thế giới để phát triển đất nước. -Mở rộng: Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc là quá trình bồi đắp, bổ sung giá trị văn hóa đồng thời tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới làm phong phú thêm nền văn hóa dân tộc. Giữ gìn bản sắc dân tộc, vì thế cũng chính là giữ gìn những di sản tinh thần cao đẹp của nhân loại. - Phê phán những kẻ sùng ngoại, xem thường những giá trị truyền thống của dân tộc; tồi tệ hơn là những kẻ quay lưng lại với những giá trị của dân tộc. 3. Bài học nhận thức và hành động
  3. - Không ngừng gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống cao đẹp của con người Việt Nam; đồng thời cũng phải biết trân trọng những giá trị truyền thống cao đẹp của các đân tộc khác. - Không ngừng mở rộng tầm hiểu biết, vốn tri thức về văn hóa dân tộc cũng như văn hóa thế giới để có thể có những nhận thức đúng đắn, sâu sắc và hành động đúng. III. Biểu điểm -Điểm 7-8: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, bố cục chặt chẽ, lập luận sắc sảo, văn viết lưu loát, sáng tạo, dẫn chứng hay, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ. - Điểm 5-6: Đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu trên, bố cục rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có thể mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ - Điểm 3-4: Hiểu ý nghĩa của câu chuyện nhưng giải thích và bàn luận không sâu, thiếu dẫn chứng, mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ - Điểm 1-2: Hiểu mơ hồ,bàn luận chung chung, sơ sài, mắc nhiều lỗi về diễn đạt dùng từ, ngữ pháp - Điểm 0: Lạc đề hoặc không làm bài.
  4. Câu 2: Nghị luận văn học(12 điểm) Nhận xét về ca dao có ý kiến cho rằng:”Ca dao là tiếng hát cất lên từ trái tim người Việt Nam giàu lòng nhân ái, coi trọng tình nghĩa”. Anh, chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích một số bài ca dao để làm sáng tỏ.
  5. Hướng dẫn chấm đề nghị luận văn học I.Yêu cầu chung: 1.Về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về ca dao làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận:” Ca dao là tiếng hát cất lên từ trái tim người Việt Nam giàu lòng nhân ái, coi trọng tình nghĩa”. 2.Về kĩ năng: Học sinh có khả năng cảm thụ văn chương, biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận để làm rõ nội dung yêu cầu của đề bài. Bài làm có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc II.Yêu cầu cụ thể: Học sinh có nhiều cách khai thác, diễn đạt tuy nhiên bài viết cần đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản sau: 1.Giải thích ý kiến:”Ca dao là tiếng hát cất lên từ trái tim người Việt Nam giàu lòng nhân ái, coi trọng tình nghĩa”: - Thể hiện đời sống tâm tình của người Việt Nam. - Người Việt Nam giàu lòng nhân ái, giàu lòng thương người. - Coi trọng tình nghĩa, trọng tình cảm: + Yêu quê hương, đất nước. + Yêu thương gia đình. + Tình yêu lứa đôi thủy chung son sắt. + Tình yêu thương cộng đồng. 2. Phân tích một số bài ca dao để chứng minh cho ý kiến: Chọn đúng một số bài ca dao, phân tích để chứng minh cho ý “giàu lòng nhân ái” và ý “coi trọng tình nghĩa” của đề bài. 3. Bình luận, mở rộng: - Con người Việt Nam giàu lòng nhân ái, sống nặng tình nặng nghĩa, nghĩa và tình luôn gắn kết bền chặt, nghĩa là nền tảng của tình. - Ca dao là tiếng nói tâm tình của người bình dân xưa, cất lên từ tâm hồn phong phú, trái tim nhân ái, là đời sống tâm tư, tình cảm của họ. - Qua ca dao ta hiểu sâu sắc hơn tâm hồn, đời sống tình cảm của người bình dân xưa BIỂU ĐIỂM - Điểm 11-12: Bài làm thể hiện sự hiểu sâu, hiểu chắc về vấn đề cần bàn luận, thể hiện khả năng thẩm bình và cảm thụ văn chương sâu sắc. Phân tích, lí giải rõ ràng, chặt chẽ. Biết kết hợp được các thao tác lập luận, hành văn lưu loát, có cảm xúc, có chất văn, có thể mắc một vài lỗi diễn đạt nhỏ. - Điểm 9-10: Bài làm thể hiện sự hiểu đúng, hiểu khá sâu về vấn đề cần bàn luận, có khả năng thẩm bình và cảm thụ văn chương. Bài làm khá đủ ý. Phân tích, lí giải rõ ràng, chặt chẽ. Biết kết hợp được các thao tác lập luận, hành văn lưu loát, có cảm xúc, có thể mắc một số lỗi diễn đạt nhưng không đáng kể.
  6. - Điểm 7-8: Bài làm thể hiện sự hiểu đúng về vấn đề cần bàn luận, có khả năng thẩm bình và cảm thụ văn chương. Bài làm khá đủ ý. Phân tích, lí giải rõ ràng, chặt chẽ. Biết kết hợp được các thao tác lập luận, hành văn lưu loát, có cảm xúc, có thể mắc một số lỗi diễn đạt nhưng không phá vỡ mạch văn. - Điểm 5-6: Hiểu vấn đề, bài làm khá đủ ý nhưng chưa sâu. Kết cấu tương đối mạch lạc, rõ ràng. Có thể mắc một số lỗi diễn đạt nhưng không phá vỡ mạch văn. - Điểm 3-4: Tỏ ra hiểu vấn đề nhưng khai thác chưa sâu, ý còn nghèo, còn lúng túng trong lập luận nhưng diễn đạt phải thoát ý. Nội dung luận điểm sắp xếp chưa hợp lí, còn mắc một vài lỗi về dùng từ, đặt câu - Điểm 1-2: Bài viết không rõ ý, xác định chưa đúng yêu cầu của đề hoặc viết chung chung, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt