Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Ngữ văn Lớp 10 - Trường PTNTNT Tây Nguyên (Có đáp án)

Câu 1: (8 điểm)
Mở đầu đoản văn “ Phải qua bao nhiêu lời hứa ta mới đủ tin yêu?” tác giả Mai Hiền đặt câu hỏi: “Phải chăng guồng quay của cuộc sống quá nhanh, khiến đôi khi ta quên trân trọng những điều nhỏ nhặt nhất, quên trau chuốt từng lời ta nói, cẩn thận từng điều ta làm, và quên đi giá trị đích thực của từng lời ta hứa?”
Suy nghĩ của anh chị về những lời hứa trong cuộc sống?
docx 6 trang Hải Đông 20/01/2024 5120
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Ngữ văn Lớp 10 - Trường PTNTNT Tây Nguyên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_olympic_10_3_lan_3_mon_ngu_van_lop_10_truong_ptntnt_t.docx

Nội dung text: Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Ngữ văn Lớp 10 - Trường PTNTNT Tây Nguyên (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TÂY NGUYÊN KỲ THI OLYMPIC 10-3 LẦN THỨ III, NĂM 2018 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: NGỮ VĂN; LỚP: 10
  2. ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Câu 1: (8 điểm) Mở đầu đoản văn “ Phải qua bao nhiêu lời hứa ta mới đủ tin yêu?” tác giả Mai Hiền đặt câu hỏi: “Phải chăng guồng quay của cuộc sống quá nhanh, khiến đôi khi ta quên trân trọng những điều nhỏ nhặt nhất, quên trau chuốt từng lời ta nói, cẩn thận từng điều ta làm, và quên đi giá trị đích thực của từng lời ta hứa?” Suy nghĩ của anh chị về những lời hứa trong cuộc sống? Đáp án câu 1: I. Yêu cầu về kỹ năng: Thí sinh biết cách làm nghị luận xã hội; kết cấu chặt ché, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi về chính tả, dung từ, ngữ pháp. II. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể đưa ra nhiều ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần hợp lí, chặt chẽ và có sức thuyết phục. Chú ý câu hỏi đặt ra trong đoản văn “ Phải qua bao nhiêu lời hứa ta mới đủ tin yêu?” chỉ là lời dẫn có tính chất định hướng, khơi gợi cảm xúc không cần đi sâu giải thích. 1. Giải thích: - Lời hứa là những lời nói để khẳng định một điều gì đó chắc chắn sẽ làm. - Có nhiều lời hứa trong cuộc sống: + Lời hứa vô cùng đa dạng phong phú về mọi lĩnh vực trong cuộc sống, hứa từ việc nhỏ đến việc lớn, từ trong gia đình, nhà trường( bố mẹ hứa với con, con hứa với bố mẹ, học trò hứa với thầy ) đến xã hội, quốc gia, nhân loại( lời hứa của các doanh nhân, lời hứa của các chính khách ) + Ai cũng đã từng hứa, có những lời hứa được thực hiện, có những người thất hứa 2. Bàn luận: - Sức mạnh của lời hứa: + Có những lời hứa mang đến cho người khác hy vọng, niềm tin, nghị lực để đứng vững trong cuộc sống. ( dẫn chứng) + Có những lời hứa là động lực để con người phấn đấu ( dẫn chứng) + Có những lời hứa mang lại niềm vui nho nhỏ khi được quan tâm, yêu thương ( dẫn chứng) + Những lời hứa có khả năng thay đổi thế giới làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn ( dẫn chứng) - Tầm quan trọng của lời hứa và mối quan hệ giữa lời hứa với nhân cách, phẩm giá con người:
  3. + Giữ lời hứa là một việc quý giá và quan trọng. Việc giữ lời hứa đem lại niềm tin cho mọi người, khẳng định rằng bạn là người đáng tin cậy, sống có trách nhiệm. Việc thực hiện lời hứa mang lại giá trị, uy tín cho bạn. + Không giữ lời gây thất vọng, mất lòng tin, thậm chí tước đoạt ở con người ước mơ, niềm tin, hạnh phúc mà bạn vừa gieo hạt bằng những lời hứa của mình. Cứ hứa rồi thất hứa, khiến lời nói không còn giá trị, biểu hiện của con người không nghiêm túc, không trọng danh dự, không có trách nhiệm với lời nói, việc làm của mình. Đó là con người không đáng tin cậy. + Hứa thì dễ nhưng giữ lời là một việc khó. Hãy coi trọng lời hứa của bản thân và cam kết thực hiện những gì mình đã hứa. Đừng hứa viển vông cốt chỉ để lấy lòng người khác. Hứa mà biết chắc là không thể làm hoặc không làm là nói dối, thậm chí là lừa gạt, lừa đảo. + Hãy suy nghĩ kỹ trước khi hứa ( những lời hứa đúng đắn, có khả năng thực hiện được và tạo hiệu quả tích cực), nếu đã cố gắng nhưng vì hoàn cảnh khách quan mà không thực hiện được lời hứa hãy dũng cảm nhận lỗi, nhận trách nhiệm. 3. Liên hệ, bài học - Dựa vào ý của đoản khúc để suy ngẫm về việc hứa và thực hiện lời hứa của thế hệ trẻ ngày nay. - Bài học bản thân: trải nghiệm về bị thất hứa và mình thất hứa từ đó rút ra bài học về việc hứa và giữ lời hứa. III. Biểu điểm - Điểm 7 - 8: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, có cảm xúc. - Điểm 5 - 6: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, hành văn mạch lạc, ít mắc lỗi. - Điểm 3 – 4: Đáp ứng được ½ các yêu cầu trên, còn 1 số lỗi về diễn đạt, chính tả. - Điểm 1 - 2: Không hiểu đề hoặc còn mơ hồ, nhiều lỗi diễn đạt, chính tả. Câu 2: (12 điểm) “Thơ khởi sự từ tâm hồn, vượt lên bằng tầm nhìn và đọng lại nhờ tấm lòng người viết”. (Hoàng Minh Châu) Anh(chị) hiểu ý kiến trên như thế nào?Làm sáng tỏ quan điểm của mình qua bài thơ “Cảnh ngày hè” (“Bảo kính cảnh giới”số 43)của Nguyễn Trãi. Đáp án câu 2: I. Yêu cầu về kỹ năng - Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học: hiểu và giải quyết một vấn đề lí luận về đặc trưng văn học nói chung, của thơ ca nói riêng; chứng minh qua một bài thơ cụ thể (có những nhận định, đánh giá mang màu sắc cá nhân). - Bài viết có bố cục rõ ràng, hệ thống luận điểm, luận cứ thuyết phục.
  4. - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. Hành văn trôi chảy, linh hoạt, có chất văn chương. - Trình bày sạch sẽ, khoa học. II. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau: 1. Giải thích - “Thơ khởi sự từ tâm hồn”. “Khởi sự” được hiểu là bắt đầu, là nguồn cội. Theo Hoàng Minh Châu: thơ được khơi lên từ tâm hồn nghệ sĩ. Cụ thể là từ những rung động trong tâm hồn người nghệ sĩ trước cuộc sống. Những người làm thơ luôn coi tâm hồn là nơi khởi đầu của thơ ca. Lí giải: + Là thể loại nghệ thuật trữ tình, thơ là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc của trí tưởng tượng phong phú, nên thơ thường bắt đầu từ những tình cảm, cảm xúc của nhà thơ rung động trước cuộc sống. Đây là một đặc điểm qua trọng để phân biệt thơ với các thể loại văn học khác. + Phản chiếu thế giới tâm hồn nên thơ là tiếng nói của cảm xúc của cái tôi trữ tình của nhà thơ. - Thơ “khởi sự từ tâm hồn” nhưng không chỉ là thể hiện những cảm xúc thuần túy, thơ còn phải “vượt lên bằng tầm nhìn”. Nghĩa là ngoài cảm xúc, thơ còn phản ánh tư tưởng, quan điểm của nhà thơ về cuộc sống . - Theo Hoàng Minh Châu “thơ khởi sự tâm hồn, vượt lên bằng tầm nhìn”, nhưng điều cốt lõi để thơ “đọng lại”, cách nói ẩn dụ để chỉ sức sống của thơ, chính là “tấm lòng người viết” mà Hoàng Minh Châu nhắc đến ở đây chính là tình cảm chân thực mang ý nghĩa nhân văn mà nhà thơ dành cho con người, cho cuộc sống. Đó là những yêu thương, là đồng cảm, trân trọng, mà nhà thơ hướng đến những đối tượng được nói đến trong tác phẩm thơ. Cả ba yếu tố trên làm nên giá trị đích thực của thơ nói riêng và văn học nói chung. 2.Bàn luận: Ý kiến của Hoàng Minh Châu tựu chung là cách đánh giá về cội nguồn sâu xa để làm nên giá trị đích thực của thơ. Đây là ý kiến hoàn toàn xác đáng, có ý nghĩa định hướng cho người sáng tác và cả người tiếp nhận thơ. - Đối với người làm thơ: + Trước mỗi hiện tượng cuộc sống, tâm hồn nhạy cảm của người làm thơ thường có những nét rung động, cảm xúc sâu xa.
  5. + Thơ bắt nguồn từ những cảm xúc sâu xa của nhà thơ về cuộc sống nên thơ góp phần khơi gợi, hé lộ phần nào thế giới tâm hồn của nhà thơ. Nó giúp người đọc cảm nhận được những rung động tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ trước thiên nhiên, trước cuộc sống. Để từ đó người đọc cùng hòa nhịp với những rung động ấy ở nhà thơ. Vì thế bản thân người làm thơ phải có ý thức bồi đắp cho thế giới tâm hồn mình có những cảm xúc trong sáng, lành mạnh mới mong định hướng cho người đọc những tình cảm lành mạnh. + Điều cốt lõi để tạo nên giá trị đích thực của bài thơ chính là ở “tấm lòng” người làm thơ dành cho con người, cho cuộc sống. + Bản thân nhà thơ phải đặt mình vào bối cảnh cuộc đời, vào hoàn cảnh và số phận nhân vật, để cảm nhận những cay đắng, ngọt bùi, niềm vui, nỗi buồn thực và viết về nó bằng sự chia sẻ, cảm thông hay ngợi ca một cách thành thực nhất. Và đương nhiên tấm lòng ấy của nhà thơ sẽ làm rung động trái tim người đọc. Tiếng nói tri âm đi từ trái tim của nhà thơ đến với trái tim độc giả. Và đó là điều “đọng lại” sâu sắc nhất và lâu bền nhất, yếu tố để làm lên sức sống của bài thơ. - Với người tiếp nhận thơ: + Đọc thơ phải hiểu tâm hồn thi sĩ, hiểu những rung động sâu xa từ tấm lòng thi sĩ dành cho con người và cuộc sống. + Nhận thức được những bài học nhân sinh nhà thơ gửi gắm trong sáng tác của mình. + Cảm nhận được cái tài và cái tâm của thi sĩ, ở đó cái tâm là điều cốt lõi, nói như Nguyễn Du “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” 3. Chứng minh bằng “ Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi Thơ Nguyễn Trãi đúng là “khởi sự từ tâm hồn, vượt lên bằng tầm nhìn và đọng lại nhờ tấm lòng người viết”, qua “Cảnh ngày hè” (Bảo kính cảnh giới số 43) - Tâm hồn Nguyễn Trãi rung động trước cảnh sắc ngày hè với: Hòe lục đùn đùn tán rợp giương Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ Hồng liên trì đã tiễn mùi hương Cảnh sắc làng quê mang đến cho nhà thơ niềm cảm hứng dào dạt khiến ông vượt qua cả luật lệ nghiêm ngặt của cách làm thơ đương thời để đưa cỏ cây hoa lá đời thường vào thơ Bức họa làng quê của nhà thơ được họa bởi một tấm lòng thiết tha với thiên nhiên, với cuộc sống đời thường. - “ Cảnh ngày hè” giống như bao bài thơ khác của Nguyễn Trãi có hơi thở của cuộc sống nông thôn và những người nông dân. Đây chính là sự sáng tạo của ông so với những ước lệ, tượng trưng, thi liệu, văn liệu quen thuộc của thơ trung đại. Ông đưa vào bài thơ tất cả
  6. những có, cây, hoa, lá bình dị của đời sồng thực ở nông thôn Việt Nam với “hòe lục”, “thạch lựu”, “hồng liên” và những hình ảnh, âm thanh quen thuộc của làng quê với “lao xao chợ cá”; “dắng dỏi cầm ve”; “lầu tịch dương” Chính những điều này đã góp phần thể hiện tư tưởng nhân nghĩa cao cả của Ức Trai. - Điều ấn tượng nhất “đọng lại” trong tâm hồn người đọc, không chỉ là tình yêu quê hương, làng nước, mà còn ở “tấm lòng” ông dành cho chốn quê này: Muốn có trong tay cây đàn vua Ngu Thuấn mà tấu khúc Nam phong ca ngợi cuộc sống thanh bình. Phải yêu dân, vui buồn với nhân dân nhà thơ mới có nỗi lòng chân thực đó 4. Đánh giá chung - Ý kiến của tác giả Hoàng Minh Châu đa khái quát được những điều cốt lõi để một tác phẩm thơ khẳng định được chỗ đứng xứng đáng của mình trong lòng độc giả. Thơ phải khởi nguồn từ những xúc cảm của nhà thơ trước cuộc sống; được nâng lên ở một tầm tư tưởng và chắt lọc ra từ tấm chân tình của người nghệ sĩ. - Ý kiến trên cúng đã đặt ra trách nhiệm với người làm thơ, làm sao phải hài hòa trong thơ có cả cái tài và cái tâm của người nghệ sĩ. Có như thế thơ mới có giá trị đích thực. - Đồng thời mỗi người đọc thơ cũng phải có ý thức trân trọng, nâng niu những đứa con tinh thần của các nhà thơ. - Ý kiến trên cũng đặt ra trách nhiệm với người làm thơ, làm sao phải hài hòa trong thơ cả cái tài và cái tâm của người nghệ sĩ. Có như thế thơ mới có giá trị đích thực. - Đồng thời mỗi người đọc thơ cũng phải có ý thức trân trọng, nâng niu những đứa con tinh thần của các nhà thơ. III. Biểu điểm - Điểm 10 -12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, có cảm xúc. - Điểm 7 - 9: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, hành văn mạch lạc, ít mắc lỗi. - Điểm 4 – 6: Đáp ứng được ½ các yêu cầu trên, còn 1 số lỗi về diễn đạt, chính tả. - Điểm 1 – 3: Không hiểu đề hoặc còn mơ hồ, nhiều lỗi diễn đạt, chính tả. * Lưu ý: - Giám khảo nắm yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải linh hoạt, đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của câu và được thống nhất trong nhóm chấm.