Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Ngữ văn Lớp 10 - Trường THPT Cư M'Gar (Có đáp án)

Câu 1. (8đ)
Bàn về tình bạn có ý kiến cho rằng: “Tình bạn trước hết phải chân thành, yêu thương, chia sẻ vui buồn, đặc biệt phải phê bình sai lầm của bạn, nghiêm chỉnh giúp đỡ bạn sửa chữa sai lầm.”
Anh, chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Liên hệ thực tế về xây dựng tình bạn trong tuổi trẻ hiện nay.
docx 6 trang Hải Đông 20/01/2024 3180
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Ngữ văn Lớp 10 - Trường THPT Cư M'Gar (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_olympic_10_3_lan_3_mon_ngu_van_lop_10_truong_thpt_cu.docx

Nội dung text: Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Ngữ văn Lớp 10 - Trường THPT Cư M'Gar (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT CƯM’GAR KÌ THI OLYMPIC 10-3 LẦN III ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10
  2. ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Câu 1. (8đ) Bàn về tình bạn có ý kiến cho rằng: “Tình bạn trước hết phải chân thành, yêu thương, chia sẻ vui buồn, đặc biệt phải phê bình sai lầm của bạn, nghiêm chỉnh giúp đỡ bạn sửa chữa sai lầm.” Anh, chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Liên hệ thực tế về xây dựng tình bạn trong tuổi trẻ hiện nay. Đáp án câu 1: A.YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo nắm được nội dung trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài giàu cảm xúc và có sáng tạo. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của dề, đảm bảo yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và diễn đạt tốt thì vẫn cho đủ điểm. B. YÊU CẦU CỤ THỂ I. Về kỹ năng: Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. -Yêu cầu về kĩ năng: biết cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng-đạo lí; biết cách bình luận; vận dụng nhuần nhuyễn các thao tác nghị luận, diễn đạt trong sáng, mạch lạc, biểu cảm. II. Về nội dung Bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề tình bạn theo ba nội dung cơ bản: - Tình bạn trước hết phải chân thành. - Phải phê bình sai lầm của bạn và nghiêm chỉnh giúp đỡ bạn sửa chữa sai lầm. - Liên hệ thực tế, rút ra bài học về tình bạn. CÂU Ý NỘI DUNG CHÍNH CẦN ĐẠT ĐIỂM Câu 1 1 Giới thiệu khái quát 1.0 - Trong cuộc sống, ngoài tình mẫu tử, tình thầy trò thì tình bạn là (8.0 một tình cảm đẹp của con người. điểm) - Quan niệm về tình bạn thế nào cho đúng, có ý kiến cho rằng: “Tình bạn sai lầm” 2 Giải thích, bình luận: 5.0 a Khẳng định tình bạn trước hết phải chân thành: 1.0 - Có chân thành với bạn thì bạn mới tin mình. - Sự chân thành là cơ sở của tình bạn chân chính và lâu bền b Sự biểu hiện của tình bạn chân thành: 1.0 - Phải tin ở bạn như bạn tin ở mình, không lừa dối, không vụ lợi trong tình bạn.
  3. - Thông cảm với những khó khăn, lo âu của bạn, chia sẻ niềm vui nỗi buồn với bạn. - Giúp đỡ bạn một cách tận tình không so đo, tính toán c Phải nghiêm chỉnh phê bình sai lầm của bạn, giúp đỡ bạn sửa 1.5 chữa sai lầm: - Có phê bình sai lầm của bạn, giúp đỡ bạn sửa chữa sai lầm thì mới làm cho bạn ngày càng tốt hơn, tình bạn mới lâu dài, bền chặt - Nể nang, xuê xoa, che dấu thiếu sót cho bạn chỉ làm cho bạn càng chậm tiến bộ. d Phê bình giúp đỡ bạn như thế nào để đạt kết quả củng cố tình 1.5 bạn: - Phê bình phải xuất phát từ lòng yêu thương bạn - Giữ vững nguyên tắc không khoan nhượng với những sai lầm nghiêm trọng của bạn. - Phải có thái độ rộng rãi bao dung với bạn và vui mừng trước những tiến bộ của bạn - Lời lẽ phân tích, biện pháp sửa chữa sai lầm phải khéo léo, linh hoạt, hợp với tính cách của bạn, phải kiên trì từng bước 3 Liên hệ thực tế và rút ra bài học cho bản thân: 2.0 Từ việc liên hệ thực tế để thấy được: · Tình bạn là nhu cầu của mỗi người trong xã hội, nhất là đối với thanh niên. · Tình bạn là cao đẹp, là thiêng liêng, cần xây dựng một tình bạn trong sáng đúng đắn thì tình bạn mới bền chặt Biểu điểm: - Điểm 8: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bài viết sâu sắc, độc đáo; diễn đạt lưu loát, câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc; có thể mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả và dùng từ. - Điểm 7: Bài viết có nội dung tương đối đầy đủ (có thể còn thiếu một vài ý nhỏ); bố cục rõ ràng; diễn đạt trôi chảy, câu văn có hình ảnh, cảm xúc. Mắc một số lỗi nhỏ về chính tả, dùng từ, viết câu. - Điểm 6: Bài viết đáp ứng khoảng 2/3 nội dung cơ bản của đáp án. Văn có thể chưa hay nhưng rõ ý. Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. - Điểm 5: Bài viết đáp ứng khoảng 1/2 nội dung cơ bản của đáp án. Mắc nhiều lỗi hành văn, chính tả. - Điểm 3-4: Hiểu và trình bày vấn đề còn sơ sài, kết cấu không rõ ràng, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 1- 2: Không hiểu đề, không có kĩ năng nghị luận, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không viết gì.
  4. Câu 2. (12.0 điểm) Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ là vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật nhưng hình thức nghệ thuật ấy chỉ đẹp khi được nhà thơ sáng tạo ra để chuyển tải một nội dung tư tưởng sâu sắc. Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên và làm sáng tỏ qua tác phẩm của thi hào dân tộc Nguyễn Du. Đáp án câu 2: A.YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo nắm được nội dung trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài giàu cảm xúc và có sáng tạo. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của dề, đảm bảo yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và diễn đạt tốt thì vẫn cho đủ điểm. - Thí sinh có thể trình bày những quan điểm riêng, thậm chí trái chiều. Tuy nhiên, cần có thái độ chân thành, nghiêm túc, tư tưởng nhất quán trên tinh thần xây dựng, lập luận thuyết phục thì vẫn cho điểm bình thường. B. YÊU CẦU CỤ THỂ I. Về kỹ năng: 1. Biết cách làm bài văn nghị luận văn học sử dụng nhiều thao tác nghị luận tổng hợp. 2. Bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ; 3. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; văn viết có hình ảnh, giàu cảm xúc, sàng tạo. II. Về kiến thức: CÂU Ý NỘI DUNG CHÍNH CẦN ĐẠT ĐIỂM Câu 2 1 Giới thiệu vấn đề nghị luận: 0.5 HS dẫn dắt vấn đề và giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận (12.0 điểm) 2 Giải thích ý kiến: 2.0 - Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ: Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ mang tính hình tượng. M.Gorki đã nói: “Ngôn ngữ là yếu tốt thứ nhất của văn học”. Nhà thơ Trần Dần gọi các nhà thơ là “phu chữ”. + Trong hệ thống ngôn ngữ toàn dân, nhà thơ phải biết lựa chọn những từ ngữ đắt giá để đưa vào thơ. Đó là quá trình khổ luyện, tìm tòi, tích lũy vốn sống mới có được những chữ “thần” để có thể “lóe sáng” ở câu thơ, làm cho bài thơ “nổi gió”, “cất cánh”. Nhà thơ Nga Maiacopxki đã viết: Phải phí tổn ngàn cân quặng chữ Mới thu về một chữ mà thôi Những chữ ấy làm cho rung động Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài.
  5. + Ngôn ngữ thơ là thứ ngôn ngữ chính xác, giàu hình tượng và biểu cảm. Các yếu tố đó hòa quện vào nhau tạo nên hình tượng thơ lung linh, đa nghĩa mang tính thẩm mỹ. Đó là thứ ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm góp phần tạo nên tính họa, tính nhạc trong thơ. - Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ là vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật: Ngôn ngữ thơ là toàn bộ hình thức nghệ thuật biểu đạt: nhịp điệu, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, những yếu tố như thanh, vần, dấu câu, - Nội dung tư tưởng: Tư tưởng là linh hồn, là hạt nhân của tác phẩm, là kết tinh của những cảm nhận, suy nghĩ về cuộc đời Tóm lại: Ý kiến trên cho rằng vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ chỉ được thể hiện khi nó chuyển tải tư tưởng cao đẹp của nhà thơ. Đó là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của tác phẩm văn học. 3 Bàn luận ý kiến: 2.0 - Nội dung tác phẩm văn học chỉ tồn tại bằng hình thức và thông qua hình thức nhất định. Hình thức là cấu tạo gồm nhiều yếu tố phụ thuộc lẫn nhau và phụ thuộc vào nội dung tác phẩm. Văn bản ngôn từ là yếu tố thứ nhất của hình thức tác phẩm. - Trong tác phẩm văn học hình thức nghệ thuật là kênh duy nhất truyền đạt nội dung của nó, là phương tiện cấu tạo nội dung và làm cho nó có bộ mặt độc đáo. Do đó, tìm hiểu hình thức là điều kiện không thể thiếu để hiểu đúng nội dung. - Trong văn học, hình thức văn bản và hình tượng là một tổ chức mang tính kí hiệu, là cái biểu đạt, còn nội dung là cái được biểu đạt, tức là ý nghĩa. Do đó các yếu tố nội dung của tác phẩm, như đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng, tính cách, về thực chất đều là các lớp ý nghĩa của cái biểu đạt, do người đọc cảm nhận và khái quát nên. Do vậy nội dung của tác phẩm không đứng yên, bất biến, mà được mở rộng, đào sâu trong quá trình tiếp nhận, làm cho tác phẩm văn học tồn tại như một quá trình. 4 Chứng minh ý kiến: 6.0 Học sinh dựa trên những tác phẩm đã được học của đại thi hào Nguyễn Du để chứng minh cho ý kiến trong đề bài. Có thể lựa chọn những tác phẩm: Đọc Tiểu Thanh kí, Truyện Kiều, - Thứ nhất: Trên văn bản ngôn từ làm rõ các thành công của Nguyễn Du về cách sử dụng ngôn ngữ (kể cả Hán và Nôm, nhưng xoáy sâu vào Nôm) - Thứ hai: Trong quá trình khai thác tài năng sử dụng ngôn từ của Nguyễn Du đồng thời nhận ra tư tưởng sâu sắc nhà thơ thể hiện dưới những lớp ngôn từ đó. d Mở rộng, nâng cao vấn đề: 1.0
  6. - Chỉ những ai sống sâu sắc với cuộc đời, có ý thức trách nhiệm với nhân sinh, thời cuộc mới phát hiện được nội dung nghệ thuật có tầm cỡ. Và đồng thời phải có tài năng nghệ thuật, tu dưỡng văn hoá, mới sáng tạo ra được những tác phẩm có hình thức nghệ thuật hoàn mĩ. - Ý kiến khẳng định việc làm nên vẻ đẹp của một tác phẩm văn học là ngôn ngữ và ngôn ngữ chỉ đẹp khi nhà thơ sáng tạo ra để chuyển tải nội dung tư tưởng sâu sắc là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với bản chất của tác phẩm văn học Đánh giá tổng kết vấn đề bàn luận 0.5 Biểu điểm: - Điểm 11 - 12: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bài viết sâu sắc, độc đáo; diễn đạt lưu loát, câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc; có thể mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả và dùng từ. - Điểm 9 - 10: Bài viết có nội dung tương đối đầy đủ (có thể còn thiếu một vài ý nhỏ); bố cục rõ ràng; diễn đạt trôi chảy, câu văn có hình ảnh, cảm xúc. Mắc một số lỗi nhỏ về chính tả, dùng từ, viết câu. - Điểm 7 - 8: Bài viết đáp ứng khoảng 2/3 nội dung cơ bản của đáp án. Văn có thể chưa hay nhưng rõ ý. Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. - Điểm 5 - 6: Bài viết đáp ứng khoảng 1/2 nội dung cơ bản của đáp án. Mắc nhiều lỗi hành văn, chính tả. - Điểm 3 - 4: Hiểu và trình bày vấn đề còn sơ sài, kết cấu không rõ ràng, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 1- 2: Không hiểu đề, không có kĩ năng nghị luận, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không viết gì.