Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Ngữ văn Lớp 11 năm 2018 - Trường THPT Tôn Đức Thắng (Có đáp án)

Câu 1: (8.0 điểm):
R.Ta-gor đã từng nói : “Thà làm một bông hoa sen nở khi thấy mặt trời rồi mất hết tinh nhụy, còn hơn giữ nguyên hình nụ búp trong sương lạnh vĩnh cửu của mùa đông”.
Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh (chị) về nhận định trên.
docx 5 trang Hải Đông 20/01/2024 20620
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Ngữ văn Lớp 11 năm 2018 - Trường THPT Tôn Đức Thắng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_olympic_10_3_lan_3_mon_ngu_van_lop_11_nam_2018_truong.docx

Nội dung text: Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Ngữ văn Lớp 11 năm 2018 - Trường THPT Tôn Đức Thắng (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG KỲ THI OLYMPIC 10-3 LẦN THỨ III, NĂM 2018 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11
  2. ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Câu 1: (8.0 điểm): R.Ta-gor đã từng nói : “Thà làm một bông hoa sen nở khi thấy mặt trời rồi mất hết tinh nhụy, còn hơn giữ nguyên hình nụ búp trong sương lạnh vĩnh cửu của mùa đông”. Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh (chị) về nhận định trên. Đáp án câu 1: Câ Đáp án Điểm u R.Ta-go đã từng nói : “Thà làm một bông hoa sen nở khi thấy mặt trời rồi mất hết tinh nhụy, còn hơn giữ nguyên hình nụ búp trong sương lạnh vĩnh 1 cửu của mùa đông”. 8.0 Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh (chị) về nhận định trên. 1) Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, có sự vận dụng nhuần nhuyễn các thao tác nghị luận ; kết cấu bài làm chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; dẫn chứng tiêu biểu, giàu sức thuyết phục. 2) Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các ý sau: a.Giải thích ý kiến: – Hoa sen: Biểu tượng cho vẻ đẹp tinh khiết, cho phẩm cách thanh sạch; biết vươn lên trong cuộc sống của con người. – Mặt trời: Thiên thể trong vũ trụ, mang lại sự sống, ánh sáng cho con người và vạn vật. Mặt trời tượng trưng cho sức sống mạnh mẽ, sự huy hoàng. – Nụ búp: Ẩn dụ cho cái non nớt, nhút nhát, e sợ của con người. – Sương lạnh vĩnh cửu: là môi trường lạnh giá, khắc nghiệt, ở đó vạn vật phải 1.5 ẩn mình, thu mình, không thể sinh sôi phát triển. Vì thế nó tượng trưng cho những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. => Câu nói đặt ra vấn đề về cách sống và lẽ sống ở đời: Cần phải sống mạnh mẽ, vươn lên, cống hiến hết mình .
  3. b. Phân tích, chứng minh: - Vì sao mỗi người nên chọn cách sống như bông hoa sen, vươn tới ánh nắng mặt trời để rồi mất hết tinh nhuỵ? + Cuộc sống rất quý giá nhưng lại ngắn ngủi, và chỉ đến duy nhất một lần. Tuổi xuân của mỗi người là hữu hạn, bởi vậy ta phải sống thế nào cho xứng đáng, phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những tháng năm đã sống hoài, sống phí. Ta cần có một trái tim đầy nhiệt huyết để sống hết mình, để cảm nhận từng hơi thở trong khoảnh khắc của đời mình. + Tuy nhiên, cuộc sống luôn ẩn chứa những khó khăn, thử thách và những điều tốt đẹp không bỗng dưng mà có. Thay vì để khó khăn đánh bại, ta hãy đón nhận chúng như một cơ hội để rèn luyện bản lĩnh của chính mình, để ta thêm trưởng thành. + Khi ta chọn làm “bông hoa sen nở trong ánh mặt trời” đó là lúc ta sống hết mình và cống hiến hết mình. Ta sẽ có cơ hội được toả sáng, được khẳng định, lưu lại dấu chân trên con đường đã đi và tận hưởng những điều tuyệt diệu mà 3.0 cuộc sống mang lại. Đó cũng chính là cách khiến cuộc sống của ta thêm ý nghĩa và trở nên có ích. Đó mới là cuộc sống đích thực của con người. - Vì sao không nên chọn cách sống như nụ búp giữ nguyên hình trong sương lạnh vĩnh cửu của mùa đông? +Nụ sen ẩn mình trong bùn đất sẽ mãi mãi không được người đời biết đến giá trị của nó. +Cuộc sống của mỗi con người cũng vậy, Nếu ta không dám đối mặt trước những khó khăn, thử thách của cuộc sống vì ta sợ sai lầm, sợ sẽ thất bại, sợ bị cười chê để rồi mãi mãi ta sống trong vỏ bọc hèn nhát của mình. Đó là lối sống mòn, sống thừa, sống vô ích mà không được ai biết đến. +Một cuộc sống không mục tiêu, ước mơ, hoài bão thật vô vị. Sống như thế thực chất chỉ là tồn sự tại mà thôi, là chết ngay cả khi đang sống- sống mòn. c. Đánh giá, mở rộng vấn đề : -Ý kiến của Ta- go là một triết lí sống mạnh mẽ, tích cực và tiến bộ. Trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn thử thách, nhưng nếu biết sống và cống hiến hết mình ta sẽ nhận được thành quả xứng đáng. Nếu sống nhút nhát, thụ động thì cuộc đời thật nhạt nhẽo, vô nghĩa. – Liệu có phải lúc nào ta cũng sống hết mình? Nếu cứ hết mình như thế sẽ có lúc ta kiệt sức. Vậy ta cần phải biết lượng sức mình, không phải lúc nào cũng nên lao về phía trước. Để đối mặt với mọi thử thách trên đường đời trước tiên ta 2.5 phải trân trọng chính bản thân ta. Đừng nôn nóng theo đuổi mục đích mà quên mất bản thân mình. – Có những phút giây ta nên thu mình lại khi đã cảm thấy mỏi mệt. Khi ấy không phải ta đang hèn nhát, chỉ là ta đang tìm kiếm chút bình yên cho tâm hồn, tìm được lại ý chí, lòng quyết tâm để tiếp tục tiến lên phía trước. - Phê phán lối sống yếu mềm, thụ động, hèn nhát, chỉ biết ngồi chờ vận may và sự thuận lợi. d. Bài học nhận thức và hành động: – Cuộc sống của mỗi người được quyết định bởi sự tự nhận thức, bản lĩnh và nghị lực vươn lên không ngừng. 1.0 - Cuộc sống quá ngắn ngủi, hãy cứ cháy hết mình đến tận cùng của khát vọng, ước mơ. Lưu ý: Học sinh cần lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu để chứng minh
  4. Câu 2. (12.0 điểm) Người Trung Quốc xưa nhận xét: “Thơ hay như người con gái đẹp, cái để làm quen là nhan sắc nhưng cái để sống với nhau lâu dài là đức hạnh; chữ nghĩa là nhan sắc của thơ, tấm lòng mới là đức hạnh của thơ.” (Trích dẫn theo SGK Ngữ văn 11, tập I, NXB Giáo dục, 2007, trang 150) Qua bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Đáp án câu 2: Câu Đáp án Điểm 1) Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài nghị luận văn học; kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp, kĩ năng vận dụng các thao tác lập luận. Chữ viết cẩn thận. 2) Yêu cầu về kiến thức. Trên cơ sở những hiểu biết về Xuân Diệu và bài thơ Vội vàng, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo các ý sau: a. Giải thích nhận định: * Thơ hay là sự kết hợp hài hòa giữa hình thức và nội dung. - Thơ hay như người con gái đẹp, cái để làm quen là nhan sắc: Bài thơ hay thu hút ta trước hết bởi hình thức nghệ thuật. - Cái để sống với nhau lâu dài là đức hạnh: sức sống của một bài thơ hay chính là nội dung của tác phẩm. * Biểu hiện cụ thể: - Hình thức: biểu hiện ở nhiều phương diện như ngôn ngữ, thể thơ, hình ảnh, giọng điệu nhưng ở đây tập trung ở cách sử dụng ngôn từ “chữ nghĩa là nhan sắc của thơ”. + Ngôn từ là chất liệu của văn chương. + Ngôn từ thơ ca mang tính chính xác, hàm súc, giàu sức tạo hình, biểu cảm, tạo nên dấu ấn cá nhân. Ngôn từ nghệ thuật giúp người nghệ sĩ thể hiện 3.0 được ý, tình của mình. - Nội dung: là hiện thực được phản ánh (thiên nhiên, con người) và tấm lòng của nhà thơ. Trong đó “tấm lòng mới là đức hạnh của thơ” – là yếu tố quyết định giá trị của thơ. Tấm lòng là sự rung cảm, những cung bậc cảm xúc của nhà thơ trước cuộc đời. Nó bắt nguồn từ trái tim chân thành, mãnh liệt, gắn bó với cuộc sống - Nếu chỉ có nội dung – dù nội dung sâu sắc hoặc mới lạ - mà không được thể hiện qua nghệ thuật độc đáo thì cũng chỉ là bài học giáo huấn đơn thuần khô khan. b. Qua bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu làm sáng tỏ nhận định trên. * Khẳng định Vội vàng là một bài thơ “như người con gái đẹp”, có “nhan sắc”, “đức hạnh”. 7.0 * “Chữ nghĩa là nhan sắc của thơ”: Ngôn từ trong Vội vàng của XD rất
  5. độc đáo, mới lạ, đầy sáng tạo, gợi tả, gợi cảm. (HS phân tích, chứng minh): + Hệ thống động từ mạnh: tắt, buộc, ôm, riết, say, thâu, cắn, để diễn tả cảm xúc dạt dào, mãnh liệt. + Hệ thống tính từ: xanh rì, tơ, mơn mởn, chếnh choáng, no nê, đã đầy để diễn tả sức xuân, sắc xuân, hương xuân và tình xuân. +Ngôn từ đã tạo ra những hình ảnh mới lạ, độc đáo: “tuần tháng mật”, “tháng giêng ngon”, “cặp môi gần”, “xuân hồng” + Đại từ nhân xưng: đi từ tôi – đến ta: sự chuyển đổi tinh tế để khẳng định cái tôi rất riêng của tác giả. * “Tấm lòng mới là đức hạnh của thơ” trong Vội vàng của Xuân Diệu: - Lòng yêu đời, yêu cuộc sống, niềm khao khát giao cảm với đời bằng tất cả sự sôi nổi, mãnh liệt qua việc miêu tả bức tranh xuân; bộc lộ nỗi u hoài, lo lắng của nhà thơ trước sự hữu hạn của đời người trong cái vô hạn của đất trời. - Quan niệm nhân sinh mới mẻ: sống tích cực, có ý nghĩa trong từng khoảnh khắc của cuộc đời, đặc biệt là tuổi trẻ: Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân - Ý thức cá nhân: dám sống, sống thật, sống mãnh liệt, say mê. (HS lấy dẫn chứng để chứng minh) c. Đánh giá vấn đề: - Đây là một nhận định đúng, giúp người đọc có cách tiếp nhận về một bài thơ hay. 2.0 - Với bài thơ Vội vàng, Xuân Diệu xứng đáng là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh) HẾT