Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Ngữ văn Lớp 11 - Trường THPT Cư M'Gar (Có đáp án)

Câu 2: (12 điểm): “Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường tuyệt lộ bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường; để bênh vực cho những người không còn ai bênh vực”.
(Nguyễn Minh Châu)
Anh/chị hiểu như thế nào về nhận định trên? Hãy làm sáng tỏ bằng việc phân tích mối quan hệ giữa các nhân vật Bá Kiến- Chí Phèo- Thị Nở trong truyện ngắn Phèo Chí của nhà văn Nam Cao.
docx 5 trang Hải Đông 20/01/2024 4100
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Ngữ văn Lớp 11 - Trường THPT Cư M'Gar (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_olympic_10_3_lan_3_mon_ngu_van_lop_11_truong_thpt_cu.docx

Nội dung text: Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Ngữ văn Lớp 11 - Trường THPT Cư M'Gar (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT CƯM’GAR KÌ THI OLYMPIC 10-3 LẦN III ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11
  2. ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Câu 1 (8 điểm): Hai biển hồ Người ta bảo ở bên Palextin có hai biển hồ Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống cũng bị bệnh. Không một ai muốn sống ở gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút khách du lịch nhiều nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng có thể sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây.Vườn cây ở đây tốt tươi nhờ nguồn nước này. Nhưng điều kỳ lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ, nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó mà tràn qua các các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muôn thú và con người. Một định lý trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: Một ánh lửa chia sẻ là một ánh lửa lan tỏa. Một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng. Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ cho riêng mình . "Sự sống" trong họ rồi cũng chết dần chết mòn như nước trong lòng biển chết! (Trích “Bài học làm người ”- Nhà xuất bản giáo dục) Anh/ chị suy nghĩ gì về ý nghĩa của câu chuyện trên? I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá đúng bài làm của thí sinh. Tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Khi vận dụng đáp án và thang điểm, giám khảo cần vận dụng chủ động, linh hoạt với tinh thần trân trọng bài làm của học sinh. Đặc biệt là những bài viết có cảm xúc, có ý kiến riêng thể hiện sự độc lập, sáng tạo trong tư duy và trong cách thể hiện. Những ý kiến ngoài đáp án nếu có sức thuyết phục vẫn được chấp nhận. - Nếu có việc chi tiết hóa các ý cần phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm và được thống nhất trong toàn Hội đồng chấm thi. - Điểm toàn bài là tổng điểm của các câu hỏi trong đề thi, chấm điểm lẻ đến 0,25 và không làm tròn. II. Đáp án và thang điểm Câu 1: 1. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết viết một bài văn nghị luận xã hội có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp. 2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể tự do trình bày những suy nghĩ của mình nhưng cần đảm bảo những yêu cầu sau: Phần Nội dung Điểm GTVĐ Giới thiệu vấn đề và câu chuyện 0.5 điểm GQVĐ *Nêu nhận thức về câu chuyện: 1.0 Chuyện kể về hai biển hồ lớn cùng bắt nguồn từ sông Jordan, đó là biển điểm Chết và biển Ga-li-lê. Biển Chết đúng như tên gọi của nó không có một
  3. loài cá nào có thể sống. Trái lại, nước trong biển Ga-li-lê lúc nào cũng trong mát, ngọt lành, là môi trường sống thuận lợi cho cây cỏ và tôm cá, là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách. Sở dĩ như thế, vì biển Chết tham lam chỉ muôn giữ nước lại cho riêng mình, không san sẻ nên dòng nước trong lòng nó mặn đến nỗi sự sống không thể sinh sôi. Còn biển Ga-li-lê sau khi có được nguồn nước trong lành, nó lại mở lòng mình, tràn qua các sông lạch khác để rồi lại nhận nước từ các nơi khác về. Vì vậy, nước trong biển hồ này luôn sạch, tràn trề sự sống. *Ý nghĩa của câu chuyện: 5.0 - Nghĩa theo đặc điểm địa lí: điểm + Biển Chết là do vị trí hồ không thuận lợi, xung quanh không có kênh rạch hay lối thoát nên nước từ thượng nguồn đổ về đây bị ứ đọng dần dần tích tụ lượng muối lớn, làm cho nồng độ muối trong nước quá cao. Nước quá mặn nên không sinh vật nào sống được nên dẫn đến hoang vu, thiếu sự sống. + Biển hồ Galile cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người. -Truyện kể về hai biển hồ nhưng hàm ý bàn về hai cách sống của con người: + Biển chết: như một biểu tượng cho cách sống thu mình, chỉ biết đến bản thân, không biết chia sẻ và thờ ơ trước niềm vui, nỗi buồn của những người xung quanh Người chọn cách sống ấy thường cô độc, tâm hồn héo úa, khó có thể thành công. + Biển Galile: là biểu tượng của cách sống chia sẻ, hòa nhập, biết mở rộng lòng mình để cho và nhận đây là cách sống có ý nghĩa, nhờ đó cuộc sống ở nên tốt đẹp, ấm áp tình người (dẫn chứng từ thực tế cuộc sống ). * Bài học cho bản thân. 1.0 + Hạnh phúc không phải chỉ là nhận lấy mà còn là biết cho đi. Người hạnh điểm phúc nhất ở trên đời là người biết đem đến cho người khác nhiều hạnh phúc. + Con người luôn luôn cần phải có sự sẻ chia, yêu thương, đồng cảm lẫn nhau. KTVĐ Khái quát lại vấn đề 0.5 điểm BIỂU ĐIỂM - Điểm 7 - 8: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. - Điểm 5 - 6: Đáp ứng ở mức độ tương đối các yêu cầu đã nêu. Còn mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp. - Điểm 3 - 4: Về cơ bản đáp ứng các yêu cầu của bài. Có thể mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp nhưng vẫn rõ ý của mình. - Điểm 1 - 2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Bài viết lan man không thoát ý hoặc quá sơ sài. - Điểm 0: Lạc đề, hoặc không làm bài.
  4. Câu 2: (12 điểm): “Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường tuyệt lộ bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường; để bênh vực cho những người không còn ai bênh vực”. (Nguyễn Minh Châu) Anh/chị hiểu như thế nào về nhận định trên? Hãy làm sáng tỏ bằng việc phân tích mối quan hệ giữa các nhân vật Bá Kiến- Chí Phèo- Thị Nở trong truyện ngắn Phèo Chí của nhà văn Nam Cao. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá đúng bài làm của thí sinh. Tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Khi vận dụng đáp án và thang điểm, giám khảo cần vận dụng chủ động, linh hoạt với tinh thần trân trọng bài làm của học sinh. Đặc biệt là những bài viết có cảm xúc, có ý kiến riêng thể hiện sự độc lập, sáng tạo trong tư duy và trong cách thể hiện. Những ý kiến ngoài đáp án nếu có sức thuyết phục vẫn được chấp nhận. - Nếu có việc chi tiết hóa các ý cần phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm và được thống nhất trong toàn Hội đồng chấm thi. - Điểm toàn bài là tổng điểm của các câu hỏi trong đề thi, chấm điểm lẻ đến 0,25 và không làm tròn. II. Đáp án và thang điểm Câu 2: 1. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học, biết tổng hợp nhiều thao tác lập luận để làm nổi bật yêu cầu của đề. - Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ; diễn đạt trôi chảy, giàu cảm xúc; không mắc lỗi dùng từ, đặt câu; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp 2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể có cách diễn đạt khác, nhưng cần đảm bảo những yêu cầu sau: Phần Nội dung Điểm GTVĐ Giới thiệu vấn đề cần nghị luận 1điểm GQVĐ Giải thích nhận định: 2 Trước hết: điều kiện cần thiết nhất, quan trọng nhất điểm - Những người cùng đường tuyệt lộ bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường: Những con người, những thân phận đau khổ, bế tắc, tuyệt vọng . - Nâng giấc: cảm thông, chia sẻ, an ủi, bênh vực => Nhà văn là người an ủi, động viên, chia sẻ, bênh vực, nâng đỡ con người, đặc biệt là những con người đau khổ. Đồng thời nhà văn phải biết đấu tranh chống cái xấu, cái ác để bảo vệ quyền sống, nhân phẩm của con người, nhất là những con người không còn được ai che chở. Đó là thiên chức của người nghệ sĩ. Phân tích, chứng minh 6 - Ý nghĩa của việc xây dựng mối quan hệ giữa nhật vật Chí Phèo và những điểm
  5. nhân vật khác: Mỗi nhân vật gắn với một bước ngoặt lớn trong cuộc đời Chí Phèo. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc khắc hoạ tính cách và số phận nhân vật. Từ đó thể hiện tư tưởng nhân đạo của nhà văn. + Bá Kiến – Chí Phèo: Đây là mâu thuẫn cơ bản giữa giai cấp thống trị - địa chủ với nông dân. Bá Kiến là người trực tiếp đẩy Chí Phèo và tù, gián tiếp tiếp tay cho nhà tù thực dân biến Chí Phèo thành con quỷ dữ, biến Chí Phèo thành công cụ, tay sai đắc lực, huỷ hoại về nhân hình, huỷ diệt về nhân tính đẩy Chí Phèo vào con đường bần cùng, lưu manh hoá + Chí Phèo – Thị Nở: Đây là “điểm sáng” về tình người trong tác phẩm, có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời Chí Phèo: thức tỉnh bản tính lương thiện trong con người Chí. - Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao trong việc xây dựng mối quan hệ giữa các nhân vật + Tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đã bóp nghẹt quyền sống của con người, đẩy con người vào con đường lưu manh hoá. + Phát hiện và khẳng định phẩm chất tốt đẹp của con người ngay cả khi họ bị huỷ diệt cả nhân hình lẫn nhân tính + Trân trọng, đề cao những khát khao hạnh phúc đời thường mà cao đẹp của con người. Nhận xét, đánh giá: 2 - Xuất phát từ mục đích của sáng tạo nghệ thuật, từ thiên chức của người điểm nghệ sĩ: Nhà văn chân chính là người đến với văn chương từ “những điều trông thấy”. Qua mỗi tác phẩm, nhà văn thể hiện tư tưởng, tình cảm, khát vọng của mình về một thế giới tốt đẹp hơn. Chính vì điều đó, nên giá trị nhân đạo luôn là dòng chảy xuyên suốt trong nền văn học Việt Nam từ xưa đến nay. - Trong tác phẩm Chí Phèo, việc xây dựng các mối quan hệ xung quanh nhân vật Chí Phèo không chỉ thể hiện rõ tài năng của Nam Cao mà còn thể hiện tấm lòng của nhà văn. - Nhận định cũng để lại bài học sâu sắc cho những văn nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của mình KTVĐ Khái quát lại vấn đề. 1điểm Biểu điểm câu 2: - Điểm 11-12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Bố cục chặt chẽ, lập luật sắc sảo, thuyết phục. Không mắc lỗi chính, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, có liên hệ so sánh. Khuyến khích các bài có tính sáng tạo. -Điểm 9-10: Hiểu đề, hướng khai thác hợp lí. Diễn đạt tương đốí tốt có thể mắc một vài lỗi diễn đạt. - Điểm 7-8: Đáp ứng phần lớn các ý cơ bản trên. Bố cục đầy đủ. Diễn đạt rõ ràng, có thể mắc một số lỗi nhỏ trong diễn đạt. - Điểm 5-6: Trình bày khoảng ½ số các ý, mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 3-4: Có hiểu đề nhưng nội dung chưa sâu, diễn đạt thiếu chặt chẽ. - Điểm 1-2: Hiểu sai đề, viết lan man. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng.