Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Ngữ văn Lớp 11 - Trường THPT Trần Đại Nghĩa (Có đáp án)

Câu 1. (8 điểm)
Amonimus cho rằng: Con đường gần nhất để đi khỏi gian nan là đi xuyên qua nó. Nhưng có người lại khuyên: Hãy học cách ứng xử của dòng sông: gặp trở ngại, nó vòng đường khác.
Anh/ chị hãy bày tỏ quan điểm của mình về những ý kiến trên.
doc 3 trang Hải Đông 20/01/2024 3740
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Ngữ văn Lớp 11 - Trường THPT Trần Đại Nghĩa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_olympic_10_3_lan_3_mon_ngu_van_lop_11_truong_thpt_tra.doc

Nội dung text: Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Ngữ văn Lớp 11 - Trường THPT Trần Đại Nghĩa (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA KỲ THI OLYMPIC 10-3 LẦN THỨ III, NĂM 2018 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: NGỮ VĂN; LỚP: 11 1
  2. ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Câu 1. (8 điểm) Amonimus cho rằng: Con đường gần nhất để đi khỏi gian nan là đi xuyên qua nó. Nhưng có người lại khuyên: Hãy học cách ứng xử của dòng sông: gặp trở ngại, nó vòng đường khác. Anh/ chị hãy bày tỏ quan điểm của mình về những ý kiến trên. Đáp án câu 1: 1. Dẫn dắt trích dẫn hai ý kiến 0.5 đ 2. Giải thích: - Ý kiến thứ nhất: Dùng biểu tượng con đường, cách tốt nhất vượt qua gian nan là con đường chấp nhận, chủ động đối mặt vượt lên và chiến thắng. - Ý kiến thứ 2: Mượn hình ảnh dòng sông luôn chảy vòng khi gặp núi đồi, cách ứng xử trước khó khăn trong cuộc sống: không bỏ 1.0 cuộc cũng không trực tiếp đối mặt mà tìm con đường khác, tiếp tục hành trình đạt mục đích cuối cùng. Ứng xử linh hoạt uyển chuyển, thay đổi phù hợp cuộc sống. - Hai ý kiến nêu cách ứng xử trước gian nan thử thách trong cuộc sống. 3. Phân tích chứng minh: - Hai ý kiến tưởng chừng đối lập nhưng đều đúng. 4.5 + Ý kiến thứ nhất đề cao lòng dũng cảm + Ý kiến thứ hai đề cao sự mềm dẻo linh hoạt - Hai ý kiến bổ sung hoàn thiện cách ứng xử của con người trước khó khăn. - Cần có cách ứng xử khéo léo phù hợp hoàn cảnh. 1,0 4. Bình luận: Phê phán những con người đầu hàng trước khó khăn 2
  3. thử thách. Phê phán những người đi vòng đi tắt bất chấp pháp luật để đạt mục đích. 1.0 5. Kết luận: Cần bình tĩnh tự tin ứng xử linh hoạt trước khó khăn. Nỗ lực vượt khó khăn để thành công. Câu 2. (12.0 điểm) Trong bài ngoại cảnh trong văn chương, in trên báo Tràng An, số 82, ngày 10- 12 -1935, Hoài Thanh viết: “Nhà văn không có phép thần thông để vượt ra khỏi thế giới này, nhưng thế giới này trong con mắt nhà văn phải có một hình sắc riêng”. (Hoài Thanh, trích Bình luận văn chương, NXB Giáo dục, 1998, tr54) Anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Đáp án câu 2: 1. Giải thích câu nói: Khẳng định tính sáng tạo của nhà văn, cái 1.0 riêng, sự độc đáo của mỗi tác giả trong tác phẩm. 2. Nhà văn phải bám sát hiện thực, mỗi tác phẩm phải là một thế 2.0 giới riêng biệt không lặp lại. 3. Nâng cao vấn đề và rút ra bài học + Đối với nhà văn khi sáng tạo không lặp lại mình không lặp 3.0 lại người khác. Phải có cách nhìn, khám phá, phong cách độc đáo. + Đối với người đọc: xem tác phẩm viết gì, viết như thế nào. + Đối với lịch sử văn học: thực chất đóng góp của nhà văn thể hiện cách nhìn, sự mới mẻ. 4. Chứng minh bằng các tác phẩm tiêu biểu. 6.0 -HẾT- 3