Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Sinh học Lớp 10 năm 2018 - Trường THPT DTNT N'Trang Lơng (Có đáp án)
Câu 1: (1 điểm)
a. Hãy nêu các cấp tổ chức chính của thế giới sống theo thứ tự từ thấp đến cao. Cấp độ tổ chức nào bao gồm cả sinh vật và yếu tố vô sinh?
b. Giới sinh vật nào có các sinh vật thuộc nhóm vi sinh vật? Nêu phương thức dinh dưỡng của các giới sinh vật đó.
a. Hãy nêu các cấp tổ chức chính của thế giới sống theo thứ tự từ thấp đến cao. Cấp độ tổ chức nào bao gồm cả sinh vật và yếu tố vô sinh?
b. Giới sinh vật nào có các sinh vật thuộc nhóm vi sinh vật? Nêu phương thức dinh dưỡng của các giới sinh vật đó.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Sinh học Lớp 10 năm 2018 - Trường THPT DTNT N'Trang Lơng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_olympic_10_3_lan_3_mon_sinh_hoc_lop_10_nam_2018_truon.docx
Nội dung text: Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Sinh học Lớp 10 năm 2018 - Trường THPT DTNT N'Trang Lơng (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂKLĂK ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ OLYMPIC 10/3 LẦN III TRƯỜNG THPT DTNT N’TRANG LƠNG MÔN SINH HỌC - LỚP 10 Năm học 2017-2018 Người ra đề: Đồng Ngọc Thuận Thời gian làm bài: 180 phút (không tính thời gian giao đề) Câu 1: (1 điểm) a. Hãy nêu các cấp tổ chức chính của thế giới sống theo thứ tự từ thấp đến cao. Cấp độ tổ chức nào bao gồm cả sinh vật và yếu tố vô sinh? b. Giới sinh vật nào có các sinh vật thuộc nhóm vi sinh vật? Nêu phương thức dinh dưỡng của các giới sinh vật đó. Câu 2: a. (1 điểm) ADN thỏa mãn các yêu cầu đối với vật chất di truyền như thế nào? b. (2điểm) Có thể nhận biết một thể dị hợp về chuyển đoạn nhiễm sắc thể bằng những dấu hiệu nào? Vai trò của loại đột biến này trong tiến hóa và trong chọn giống? Câu 3: (4 điểm) a. Dựa vào cấu tạo, tính chất của nước, hãy giải thích vì sao nước được coi là dung môi của sự sống. b. Các bào quan trong tế bào chất của tế bào tham gia quá trình tổng hợp và sửa đổi enzym thủy phân trong lyzoxom như thế nào? c. Tại sao vận chuyển của bơm Na-K được gọi là vận chuyển chủ động và bơm Na-K được gọi là bơm sinh điện? d. So sánh sự khác nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật. Câu 4: 1. (1 điểm) Dựa vào các kiến thức về enzim, em hãy cho biết các câu sau đúng hay sai? Nếu sai hãy giải thích? a. Các chất ức chế không cạnh tranh không cạnh tranh trực tiếp với cơ chất để liên kết với enzim ở vị trí hoạt động. b. Cofactor không phải là protein, chúng có thể liên kết cố định hoặc lỏng lẻo với apoenzim và cần thiết cho hoạt động xúc tác của enzim. c. Nếu một enzim trong dung dịch được bão hòa với cơ chất, phương thức hiệu quả nhất để nhận lượng sản phẩm nhanh hơn là bổ sung thêm enzim vào dung dịch. d. Chất điều hòa dị lập thể là một chất ức chế cạnh tranh không thuận nghịch 2. (2 điểm) Quá trình lên men và hô hấp hiếu khí xảy ra ở vị trí nào trong tế bào vi khuẩn? Tại sao mức năng lượng được tạo ra trong quá trình lên men lại thấp hơn trong hô hấp kị khí. Câu 5: (2 điểm) a. MPF là gì? Nêu vai trò và sự thay đổi nồng độ của MPF trong chu kỳ tế bào. b. Phân tích vai trò của vi ống trong quá trình nguyên phân của tế bào động vật. Câu 6: (3 điểm) a. Tại sao rượu nhẹ hoặc bia để lâu có váng trắng và vị chua gắt? Hiện tượng gì xảy ra khi vớt váng trắng ra rồi nhỏ lên một vài giọt oxi già? Giải thích. b. Virut động vật xâm nhập vào tế bào như thế nào? c. Trình bày mối quan hệ của virut và tế bào? Câu 7 : (4 điểm) a. Khi quan sát tiêu bản hai tế bào ở một loài đang thực hiện phân bào giống nhau, người ta đếm được tổng số 48 nhiễm sắc thể đơn đang phân li về hai cực tế bào. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n của loài này là bao nhiêu? b. Ở một loài trong tế bào bình thường có 4 cặp nhiễm sắc thể, mỗi cặp gồm 2 chiếc khác nhau về cấu trúc. Nếu không có đột biến và trong quá trình giảm phân hình thành giao tử xảy ra trao đổi chéo tại 1 điểm ở một cặp nhiễm sắc thể. Hãy xác định số loại giao tử khác nhau về tổ hợp nhiễm sắc thể tối đa tạo ra từ một nhóm gồm 5 tế bào sinh dục đực tiến hành giảm phân.
- HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điểm 1 a. Các cấp tổ chức chính của thế giới sống theo thứ tự từ thấp đến cao là: tế bào, cơ 0,25 thể, quần thể - loài, quần xã, hệ sinh thái và sinh quyển. - Cấp tổ chức bao gồm cả sinh vật và yếu tố vô sinh là: hệ sinh thái và sinh quyển b. Giới sinh vật có sinh vật thuộc nhóm vi sinh vật là: giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới nấm 0,75 - Phương thức dinh dưỡng của các giới đó: giới khởi sinh và giới nguyên sinh có cả phương thức tự dưỡng và dị dưỡng; giới nấm chỉ có phương thức dị dưỡng. 2 a. ADN thỏa mãn các yêu cầu đối với vật chất di truyền: 1 - Chứa và truyền đạt thông tin di truyền - Tự sao chép chính xác - Có khả năng biến dị di truyền - Có tiềm năng cho tự sửa sai b. Nhận biết qua các biểu hiện: - Thay đổi hình thái NST qua quan sát dưới kính hiển vi; làm thay đổi nhóm gen liên 2 kết hoặc làm giảm khả năng sinh sản của cơ thể sống ( bán bất thụ). - Vai trò của chuyển đoạn NST: + Trong tiến hóa: cung cấp nguồn biến dị di truyền cho chọn lọc, góp phần tạo ra sự cách ly sinh sản giữa các dạng bình thường và các dạng chuyển đoạn. + Trong chọn giống: thay đổi nhóm gen liên kết theo ý muốn hoặc chuyển gen từ loài này sang loài khác. 3 a. Giải thích: - Tính phân cực của nước: đầu oxi tích điện âm, đầu hidro tích điện âm => có khả năng 0,25 hình thành lk hidro. - Khả năng hydrat hóa của nước => hòa tan các hợp chất ion. VD: hòa tan muối ăn 0,25 - Khả năng hòa tan các phân tử không phải là ion phân cực bằng cách tạo liên kết 0,25 hydrogen với các vùng ion và vùng phân cực của chúng. VD: hòa tan đường, protein lyzozym. => Nhiều loại hợp chất phân cực hòa tan trong nước của các chất lỏng sinh học như 0,25 máu, nhựa cây, chất lỏng trong tế bào. b. - Tổng hợp chuồi polypeptit ở riboxom liên kết ở ER hạt. 0,25 => các chuỗi polypeptit được đưa vào khoang lưới nội chất hạt để cuộn xoắn và sửa 0,25 đổi => vận chuyển tới mặt cis, tại đây tiếp tục được sửa đổi trong quá trình đưa tới mặt 0,25 trans của bộ máy golgi. => tại mặt trans, enzim hoàn chỉnh được đưa tới lyzoxom trong các túi vận chuyển. 0,25 c. - Vận chuyển chủ động: + Tiêu tốn ATP 0,25 + Ngược chiều nồng độ 0,25 - Bơm Na-K bơm 3Na ra ngoài và 2K vào trong 0,25 =>1 điện tích dương được truyền từ tế bào chất ra ngoài dịch bào => sinh ra năng 0,25 lượng dưới dạng điện áp => bản chất là protein vận chuyển sinh ra điện áp qua màng. d. 1 Điểm so TB động vật TB thực vật sánh Hình dạng Thường không nhất định Có hình dạng cố định
- Kích thước - Thường nhỏ hơn, khoảng 20µm - Thường lớn hơn: 50µm - Không có thành xenlulo - Có thành xenlulo - Không bào nhỏ hoặc không có - Không bào lớn (không bào trung tâm) Cấu tạo - Không có lục lạp - Có lục lạp - H.dạng TB là xác định nhưng có - Hình dạng cố định thể thay đổi khi hoạt động. Chỉ có TB bạch cầu có hình dạng không cố định - Có trung thể - Không có trung thể - Chất dự trữ dưới dạng các hạt - Chất dự trữ dưới dạng các glycogen. hạt tinh bột. - Màng sinh chất có nhiều - Màng không có hoặc rất ít colesteton . côlestêrôn. Tính chất - Thường có khả năng chuyển động, - Ít khi chuyển động, phản phản ứng nhanh ứng chậm Dinh dưỡng - Dị dưỡng - Tự dưỡng 4 1. a. Sai. Vì: các chất ức chế không cạnh tranh không cạnh tranh trực tiếp với cơ chất để 0,25 liên kết với enzim ở vị trí hoạt động. b. Đúng 0,25 c. Đúng 0,25 d. Sai. Vì: chất điều hòa dị lập thể liên kết tại trung tâm điều hòa của enzim bằng các 0,25 tương tác yếu => Đó là chất ức chế không cạnh tranh thuận nghịch 2. * Lên men: trong tế bào chất. 0,25 * Hô hấp kị khí: đường phân trong tế bào chất, quá trình photphoryl hóa oxy hóa ở trên 0,25 màng sinh chất * Giải thích: - Lên men: + chỉ tạo 2ATP trong giai đoạn đường phân 0,25 + NADH không tham gia vào chuỗi vận chuyển electron, chuyền e và H+ cho 0,5 axetaldehyt, không tổng hợp ATP theo cơ chế hóa thẩm. - Hô hấp kị khí: + trực tiếp tạo 2ATP trong đường phân 0,25 + NADH và FADH2 được tạo ra, tham gia vào chuỗi vận chuyển electron, tổng hợp 0,5 ATP theo cơ chế hóa thẩm. => ATP được tạo ra trong hô hấp kị khí cao hơn lên men. 5 1. MPF là 1 phức hệ cyclin – Cdk được phát hiện đầu tiên ở trứng ếch. 0,25 Vai trò: khơi mào tế bào đi qua điểm kiểm soát G2 đi vào pha M 0,25 - Sự thay đổi nồng độ: + Pha G1, S nồng độ = 0 0,25 + Tăng dần ở cuối G2, cao nhất ở kỳ giữa, giảm dần tới kỳ cuối 0,25 2. - Vi ống thể động: đính vào thể động của các NST => kéo các NST về 2 cực của tế 0,5 bào bằng cách giải trùng hợp các dimer tubulin và các protein động cơ cõng các NST di chuyển dọc theo vi ống (giả thuyết 1) hoặc các NST bị guồng bởi các protein động cơ tại các cực của thoi và vi ống phân rã sau khi đi qua các protein động cơ (giả thuyết 2)=> phân chia vật chất di truyền đồng đều về 2 tế bào con. (HS chỉ cần nêu 1 trong 2 giả thuyết vẫn cho điểm tối đa) - Vi ống không thể động: chịu trách nhiệm về sự dài ra của tế bào ở kỳ sau bằng cách 0,5
- đẩy sử dụng các protein động cơ đẩy các đoạn lồng vào nhau, nhưng tại các vị trí đó các dimer tubulin tiếp tục được trùng hợp để lồng mạnh vào nhau 6 – Rượu nhẹ hoặc bia để lâu có váng trắng và có vị chua gắt là do: axit axetic và tạo ra 0,25 năng lượng C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O + Q + Năng lượng giúp cho vi khuẩn sinh trưởng tạo váng 0,25 + Axit axetic làm cho dung dịch có vị chua gắt. 0,25 - Khi nhỏ oxi già sẽ thấy có bọt khí bay lên vì: vi khuẩn hiếu khí nên trong tế bào của 0,25 nó có enzim catalaza, do đó khi nhỏ nước oxy già thì nước oxy già sẽ bị phân hủy thành nước và O2 bay lên. b. - Virut trần xâm nhập vào tế bào theo lối nhập bào, tạo bóng nội bào (endoxom), capsit 0,5 sau đó được phân giải nhờ enzim từ lizôxôm để giải phóng hệ gen vào tế bào chất. - Virut có vỏ ngoài có thể xâm nhập theo 2 cách: 0,5 + Nhập bào: giống như ở virut trần, tạo bóng nội bào, sau đó màng bọng dung hợp với vỏ ngoài để đẩy nuclêôcapsit vào tế bào. + Dung hợp: vỏ ngoài virut dung hợp với màng sinh chất để đẩy nuclêôcapsit vào tế bào còn vỏ ngoài nằm lại bên ngoài tế bào. c. - Gây chết tế bào: Virut độc. 0,5 - Nhiễm tiềm ẩn : Virut ôn hòa. - Chuyển dạng tế bào: Virut gây nhiễm nhưng không gây chết tế bào mà chuyển dạng tế bào ( tế bào ung thư ). - Quan hệ lưu khu: không gây độc mà biến mô thành vật mang virut, tuy nhiên virut lại 0,5 có tính độc với lại mô khác khi có cơ hội lây nhiễm. - Quan hệ đình trệ: Tế bào không cho phép sự tổng hợp hay lắp rắp đầy đủ các thành phần virut, quá trình nhân lên của virut bị định trệ không tạo virut mới. - Kết dính hồng cầu: Một số virut có protein bề mặt có khả năng kết dính hồng cầu. 7 a. Bộ NST của loài: - Khả năng I: Nếu tế bào đang ở kì sau của nguyên phân: 1 2n = ( 48 NST : 2 tế bào) : 2 = 12 (NST) 1 - Khả năng II: Nếu tế bào đang ở kì sau II của giảm phân 2n = ( 48 NST : 2 tế bào) = 24 (NST) 1 b. 1 - Mỗi tế bào giảm phân tạo tối đa 4 loại giao tử - 5 tế bào tiến hành giảm phân sẽ tạo ra: 5 x 4 = 20