Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Sinh học Lớp 10 năm 2018 - Trường THPT TH Cao Nguyên (Có đáp án)

Câu 1 (1 điểm):
a. Hãy chứng minh sự sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc? Tại sao nói đây là một đặc tính cơ bản?
b. Dựa vào cấu trúc tế bào vi khuẩn và tế bào nhân thực, hãy chứng minh chúng có cùng nguồn gốc tổ tiên?
doc 8 trang Hải Đông 20/01/2024 2320
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Sinh học Lớp 10 năm 2018 - Trường THPT TH Cao Nguyên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_olympic_10_3_lan_3_mon_sinh_hoc_lop_10_nam_2018_truon.doc

Nội dung text: Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Sinh học Lớp 10 năm 2018 - Trường THPT TH Cao Nguyên (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THPT THỰC HÀNH CAO NGUYÊN KỲ THI OLYMPIC 10-3 LẦN THỨ III, NĂM 2018 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: SINH HỌC; LỚP:10 1
  2. ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Câu 1 (1 điểm): a. Hãy chứng minh sự sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc? Tại sao nói đây là một đặc tính cơ bản? b. Dựa vào cấu trúc tế bào vi khuẩn và tế bào nhân thực, hãy chứng minh chúng có cùng nguồn gốc tổ tiên? Đáp án câu 1 a. *Thế giới sống gồm nhiều cấp độ. Các cấp tổ chức từ thấp đến cao bao gồm : phân tử, bào 0.25 quan, tế bào hệ sinh thái, sinh quyển. - Các cấp độ tổ chức dưới làm nền tảng hình thành nên cấp độ cao hơn. Các cấp độ trên vừa có những đặc điểm của cấp dưới, vừa có những đặc tính nổi trội mà cấp dưới không có. * Vì đó là đặc tính sai khác cơ bản giữa vật chất vô cơ với thế giới sống. 0.25 - Hệ thống vô cơ là những hệ vô trật tự, năng lượng vô ích có xu hướng tăng, năng lượng có ích có xu hướng giảm, lượng thông tin giảm và có xu hướng dẫn đến tan rã. - Hệ sống là những hệ có tổ chức, năng lượng vô ích giảm, năng lượng có ích có xu hướng gia tăng, lượng thông tin tăng do đó hệ tồn tại và phát triển b. - Chúng đều có các thành phần hóa học cơ bản của tế bào : axit nucleic, protein, lipit, 0.25 cacbonhidrat. - Đều có các thành phần cơ bản của tế bào : màng sinh chất với cấu tạo của màng cơ sở, chất 0.25 nguyên sinh Câu 2 (3,0 điểm). a. Khi nói về hậu quả của đột biến gen, dạng nào của đột biến điểm có thể tạo gen đột biến quy định chuỗi pôlipeptit ngắn hơn chuỗi pôlipeptit do gen bình thường quy định? Trong tự nhiên, dạng đột biến nào là phổ biến nhất? Vì sao? b. Kể tên các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào không làm thay đổi hình thái nhiễm sắc thể? c. Phân biệt (về nguyên nhân và cơ chế) của hiện tượng trao đổi đoạn nhiễm sắc thể dẫn tới hoán vị gen với hiện tượng đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể? Đáp án câu 2 - Dạng đột biến điểm tạo gen đột biến có thể quy định chuỗi pôlipeptit ngắn hơn chuỗi 0.25 pôlipeptit do gen bình thường quy định gồm: đột biến thay thế cặp nucleotit, đột biến mất hoặc thêm cặp nucleotit làm xuất hiện bộ ba kết thúc sớm 0.25 - Dạng đột biến gen phổ biến nhất là thay thế 1 cặp nucleotit. - Vì: Cơ chế phát sinh đột biến tự phát dạng thay thế 1 cặp nucleotit dễ xảy ra hơn ngay cả khi 0.5 không có tác nhân đột biến (do các nucleotit trong tế bào có thể hỗ biến thành dạng hiếm), 3
  3. hơn nữa phần lớn đột biến thay thế cặp nucleotit là các đột biến trung tính dạng đột biến gen này dễ tồn tại phổ biến ở nhiều loài b) Các dạng đột biến cấu trúc NST: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn 1.0 Dạng đột biến không làm thay đổi hình thái NST: đảo đoạn, chuyển đoạn trong một NST c) Trao đổi đoạn Chuyển đoạn NST - Nguyên nhân : do các NST trong cặp - Nguyên nhân: do các tác nhân gây đột tương đồng nhân đôi bắt cặp với nhau, tiếp biến hoặc do rối loạn quá trình trao đổi chất hợp  đứt và trao đổi cho nhau những đoạn  các NST đứt gãy và nối lại bất thường. tương đồng (ở kỳ đầu giảm phân I). 1.0 - Cơ chế : Trao đổi đoạn xảy ra trong phạm - Cơ chế : các đoạn NST đứt ra rồi trao đổi vi một cặp NST tương đồng, chúng đứt ra cho nhau. Chuyển đoạn có thể xảy ra trên các đoạn tương ứng trên 2 crômatit khác một cặp NST hay giữa các đoạn NST thuộc nguồn gốc rồi trao đổi cho nhau, sắp xếp lạ các cặp khác nhau (chuyển đoạn tương hỗ gen trong phạm vi từng cặp NST. hay không tương hỗ). Câu 3 ( 4 điểm): a. “Nhờ bào quan này, tế bào được xoang hoá nhưng vẫn đảm bảo sự thông thương mật thiết giữa các khu vực trong tế bào”. Nhậnđịnh này nói về bào quan nào trong tế bào? Nêu chức năng của bào quan đó? b. Màng tế bào tách từ các phần khác nhau của hươu Bắc cực có thành phần axit béo và colesterol khác nhau. Màng tế bào nằm gần móng chứa nhiều axit béo chưa no và nhiều colesterol so với màng tế bào phía trên. Hãy giải thích sự khác nhau này? c. Hãy cho biết chức năng của không bào ở các tế bào sau đây: - Tế bào cánh hoa. - Tế bào lông hút của rễ cây. - Tế bào đỉnh sinh trưởng. - Tế bào lá cây của một số loài cây mà động vật không dám ăn. d. Mô tả cấu trúc của perôxixôm. Perôxixôm được hình thành trong tế bào bằng cách nào? Đáp án câu 3 a. 0.25 - Đó là hệ thống lưới nội chất gồm lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn. - Chức năng chung: Liên lạc giữa các phần khác nhau trong tế bào. 0.25 - Chức năng riêng: 0.5 + Lưới nội chất trơn: tổng hợp lipit, tham gia chuyển hoá đường và phân giải các chất độc hại cho tế bào. + Lưới nội chất hạt: tổng hợp protein. 4
  4. b. 0.5 - Axít béo chưa no có liên kết đôi trong phân tử nên linh hoạt hơn axit béo no, colesteron làm tăng tính ổn định của màng tế bào. - Phần gần móng tiếp xúc trực tiếp với băng tuyết nên màng tế bào cần có độ linh 0.25 hoạt cao. - Colesteron ngăn cản các đuôi axit béo liên kết chặt với nhau khi gặp nhiệt độ thấp, 0.25 tạo tính linh động của màng c. 0,25 - Tế bào cánh hoa-không bào chứa các sắc tố để thu hút côn trùng đến thụ phấn. - Tế bào lông hút của rễ cây-chứa các chất khoáng, chất tan để tạo ASTT giúp tế bào 0,25 hút nước và muối khoáng. - Tế bào đỉnh sinh trưởng-không bào tích nhiều nước có tác dùng làm cho tế bào dài 0,25 ra nên sinh trưởng nhanh. - Tế bào lá cây của một số loài cây mà động vật không dám ăn-không bào tích các 0,25 chất độc, chất phế thải nhằm bảo vệ cây do các động vật khác không dám ăn. b. 0,5 - Perôxixôm là khoang trao đổi chất chuyên hóa, được bao bọc bởi màng đơn, chứa các enzyme truyền hydro từ các cơ chất khác nhau đến oxygen, tạo ra H 2O2 như một sản phẩm phụ rồi chuyển hóa H2O2 thành nước (nhờ enzym). - Perôxixôm được hình thành bằng cách phân đôi khi chúng đạt kích thước nhất định. 0,5 Chúng phát triển kích thước bằng cách thu nhận các prôtêin, lipit được tổng hợp ở tế bào chất và lưới nội chất hạt và lipit do chúng tự tổng hợp. Câu 4 (3 điểm): a. Ôxi được sinh ra trong quang hợp sẽ được vận chuyển qua bao nhiêu lớp màng để ra khỏi tế bào? b. Hãy cho biết những chất như ơstrôgen, prôtêin, ôxi, Na +, nước vận chuyển qua màng bằng cách nào? c. Dựa vào các kiến thức về enzim, cho biết các câu sau đúng hay sai. Giải thích? (1) Nếu chất ức chế gắn vào enzim bằng liên kết cộng hóa trị thì sự ức chế thường là thuận nghịch. (2) Các chất ức chế không cạnh tranh không cạnh tranh trực tiếp với cơ chất để liên kết với enzim ở vị trí hoạt động. Các chất ức chế không cạnh tranh làm biến đổi cấu hình của cơ chất để chúng không liên kết được với trung tâm hoạt động của enzim. (3) Cofactơ không phải là prôtêin, chúng có thể liên kết cố định hoặc lỏng lẻo với apôenzim và cần thiết cho hoạt động xúc tác của enzim. (4) Khi cấu trúc bậc 1 của prôtêin bị thay đổi thì chức năng của prôtêin sẽ bị thay đổi. Đáp án câu 4 a. 0.75 - Oxi sinh ra trong quang hợp được vận chuyển qua 4 lớp màng: màng tilacoit → màng 5
  5. trong lục lạp→ màng ngoài lục lạp→ màng sinh chất. b. 0.25 - ơstrogen: có bản chất là lipit nên đi qua lớp kép photpholipit. - Protein: làđại phân tử có kích thước lớn nên vận chuyển bằng cách nhập xuất bào. 0.25 - Oxi: có kích thước nhỏ, không phân cực dễ dàng khuếch tán qua lớp kép photpholipit 0.25 - Na+: là phân tử mang điện nên đi qua màng nhờ protein xuyên màng (kênh protein). 0.25 - nước: là chất phân cực nên vận chuyển qua kênh protein đặc biệt là aquaporin. 0.25 c. (1) - Sai 0.25 - Nếu chất ức chế gắn vào enzim bằng liên kết cộng hóa trị thì sự ức chế thường là không thuận nghịch (2) - Sai 0.25 - Các chất ức chế không cạnh tranh không cạnh tranh trực tiếp với cơ chất để liên kết với enzim ở vị trí hoạt động. Các chất ức chế không cạnh tranh làm biến đổi cấu hình của enzim để cơ chất không liên kết được với trung tâm hoạt tính của enzim (3) – Đúng 0.25 (4) – Sai 0.25 - Khi cấu trúc bậc 1 của pr bị thay đổi thì chức năng của pr có thể thay đổi hoặc không thay đổi . Câu 5 (2 điểm) : a. Nhiễm sắc thể cuộn xoắn và tháo xoắn trong quá trình phân bào theo cơ chế nào? b. Giải thích sự xuất hiện và biến mất của nhân con trong quá trình phân bào là tất yếu bằng lý luận và thực tiễn. Đáp án câu 5 a. - Phân tử ADN quấn quanh protein histon tạo ra đơn vị cấu trúc của chất nhiễm 0.25 sắc là nucleoxom. Vùng đầu N của mỗi phân tử histon (đuôi histon) trong mỗi nucleoxom thường thò ra ngoài nucleoxom. - Phần đuôi này có thể được tiếp cận và bị biến đổi bởi một số enzim đặc biệt, xúc tác cho việc bổ sung hoặc loại bỏ một số gốc hóa học đặc thù. 0.25 - Các cơ chế: + Axetyl hóa: Gốc axetyl được gắn vào lysine ở phần đuôi histon, điện tích 0.5 dương của lysine bị trung hòa, làm cho đuôi histon không còn liên kết chặt vào các nucleoxom ở gần nữa, chất nhiễm sắc có cấu trúc nới lỏng (tháo xoắn). + Khử axetyl: Loại bỏ gốc axetyl thì ngược lại → co xoắn. + Metyl hóa: Bổ sung gốc metyl vào đuôi histon → co xoắn. + Phosphoryl hóa: Bổ sung gốc photphat vào một axit amin bị metyl hóa → tháo xoắn. b. Lý luận: 6
  6. + Nhân con được tạo nên từ các cuộn ADN từ nhiều NST góp chung lại. Khi 0.25 phân bào, chất nhiễm sắc bị biến đổi, chúng xoắn và co ngắn lại, tách ra nên làm cho nhân con biến mất. + Ở kì trung gian, các NST tháo xoắn, ADN vùng NOR được tách ra hoạt động phiên mã tạo rARN, kết hợp protein tạo nhân hạch nhân. - Thực tiễn: 0.25 Sự xuất hiện nhân con vào kỳ cuối là cần thiết cho sự phân chia tế bào chất. Dùng tia tử ngoại, tia Rơnghen phá huỷ hạch nhân thì sự phân chia tế bào chất bị ức chế. Nếu dùng các tia trên chiếu vào chỗ không có hạch nhân thì sự phân chia của tế 0.5 bào chất không bị ức chế. Câu 6 (3 điểm): a. Khi nghiên cứu trao đổi chất của vi khuẩn lactic, người ta thấy chúng có hai loại: Loại lên men lactic đồng hình và loại lên men lactic dị hình. Khi ứng dụng sự lên men lactic trong việc muối rau quả, một học sinh đã có một số nhận xét: - Vi khuẩn lactic đã phá vỡ tế bào làm cho rau quả tóp lại. - Các loại rau quả đều có thể muối chua. - Muối rau quả người ta cho một lượng muối bằng 4 – 6% khối lượng khô của rau chỉ để diệt vi khuẩn lên men thối. Những nhận xét trên đúng hay sai? Giải thích. 2 b. Môi trường cấy vi khuẩn Proteus vulgaris lúc bắt đầu nuôi cấy chứa N 0 = 10 vi khuẩn trong 1ml. Sau 6h, môi trường chứa N= 10 6 vi khuẩn/ml tại pha cân bằng. Trong điều kiện nuôi cấy này độ dài thế hệ là 25 phút. Pha tiềm phát (pha lag) có tồn tại không và nếu có thì kéo dài bao lâu? Đáp án câu 6 a. - Sai. Vi khuẩn lactic không phá vỡ tế bào mà chỉ có tác dụng chuyển đường thành 0.5 axit lactic. - Sai. Các loại rau quả để lên men phải chứa một lượng đường tối thiểu để chuyển 0.5 hoá thành axit lactic. - Sai. Muối có tác dụng tạo áp suất thẩm thấu, rút lượng nước và đường trong rau 0.5 quả, cho vi khuẩn lactic sử dụng, đồng thời ức chế sự phát triển của vi khuẩn lên men thối. 0.5 - Sai. Khi để lâu, dưa quá chua, vi khuẩn lactic cũng bị ức chế, nấm men, nấm sợi phát triển làm tăng pH, khi đó vi khuẩn gây thối phát triển làm hỏng dưa. b. Có trải qua pha tiềm phát, pha lag được xác định: 0.5 n = [lg 106 - lg 102]/lg2 = 13,3 0.25 => thời gian các thế hệ: 13,3 x 25 = 332,5 phút => thời gian pha tiềm phát = 6x60 - 332,5 = 27,5 phút 0.25 7
  7. Câu 7 (4 điểm): b. Một nhóm tế bào sinh dục sơ khai có số lần nguyên phân như nhau, khi qua vùng sinh sản và vùng chín đã lấy từ môi trường nội bào nguyên liệu để hình thành 1920 nhiễm sắc thể đơn. Biết số nhiễm sắc thể đơn trong 1 giao tử bằng số tế bào sinh dục sơ khai ban đầu và bằng 1/4 tổng số tế bào tham gia vào đợt nguyên phân cuối cùng tại vùng sinh sản. Tổng số giao tử được tạo ra bằng 1/256 kiểu tổ hợp giao tử có thể có được của loài. Các quá trình phân bào xảy ra bình thường, không xảy ra trao đổi đoạn hay đột biến. Hãy xác định: (1) Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài. (2) Số nhiễm sắc thể đơn môi trường nội bào đã cung cấp cho mỗi giai đoạn phát triển của các tế bào sinh dục nói trên. (3) Giới tính của cá thể có các tế bào trên. Đáp án câu 7 * Xác định bộ NST 2n của loài: Gọi k là số lần nguyên phân của các tế bào sinh dục sơ khai (k nguyên dương) 1.0 Theo đề bài: → có pt: n = 1/4.n. (2k – 1) ↔ k = 3 →có pt: [ n. 2n. (2k – 1)] + n. 2n. 2k = 1920 → 2n = 16 * Số NST đơn cần cung cấp cho mỗi giai đoạn: - Giai đoạn nguyên phân: n. 2n. (2k – 1) = 896 (NST) 1.0 - Giai đoạn sinh trưởng (tại vùng sinh trưởng) = 0 - Giai đoạn giảm phân (tại vùng chín): n.2n. 2k = 8.16. 23 = 1024 (NST) *Xác định giới tính của cá thể: 2.0 Số kiểu tổ hợp giao tử ( số kiểu hợp tử) của loài : 2n . 2n = 22n = 216 = 65 536 Tổng số giao tử được tạo ra: 65 536 : 256 = 256 Số tế bào con tham gia giảm phân: n. 2k = 8 . 23 = 64 Số giao tử được tạo ra từ mỗi tế bào tham gia giảm phân 256 : 64 = 4 đó là tế bào sinh giao tử đực Giới tính của cá thể trên là đực .Hết 8