Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Sinh học Lớp 10 - Trường PTNTNT Tây Nguyên (Có đáp án)

Câu 1: (3 điểm)
a. Xác định vị trí loài người trong hệ thống phân loại sinh giới?
b. Trong cơ thể người loại tế bào nào có nhiều nhân, loại tế bào nào không có nhân? Các tế bào không có nhân có khả năng sinh trưởng hay không? Vì sao?
doc 5 trang Hải Đông 20/01/2024 4280
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Sinh học Lớp 10 - Trường PTNTNT Tây Nguyên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_olympic_10_3_lan_3_mon_sinh_hoc_lop_10_truong_ptntnt.doc

Nội dung text: Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Sinh học Lớp 10 - Trường PTNTNT Tây Nguyên (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK TRƯỜNG PTDTNT TÂY NGUYÊN KỲ THI OLYMPIC 10-3 LẦN THỨ III, NĂM 2018 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: SINH HỌC; LỚP: 10
  2. ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Câu 1: (3 điểm) a. Xác định vị trí loài người trong hệ thống phân loại sinh giới? b. Trong cơ thể người loại tế bào nào có nhiều nhân, loại tế bào nào không có nhân? Các tế bào không có nhân có khả năng sinh trưởng hay không? Vì sao? Đáp án câu 1: a. Vị trí loài người trong hệ thống phân loại sinh giới: (1,5 điểm) - Giới : Động vật ( Animalia) (0,25 điểm) - Ngành : Động vật có dây sống ( Chordata) (0,25 điểm) - Lớp : Động vật có vú ( Mammalia) (0,25 điểm) - Bộ : Linh trưởng (Primates) (0,25 điểm) - Họ : Người (Homonidae) (0,25 điểm) - Chi : Người ( Homo) - Loài : Người ( Homo sapiens) (0,25 điểm) b. - Tế bào gan là tế bào có nhiều nhân, tế bào hồng cầu là tế bào không nhân. (0,5 điểm) - Tế bào không nhân thì không có khả năng sinh trưởng. (0,5 điểm) - Vì nhân chứa nhiều nhiễm sắc thể mang ADN có các gen điều khiển và điều hoà mọi hoạt động sống của tế bào. Câu 2: (3 điểm) a. Tại sao tế bào không sử dụng luôn năng lượng của các phân tử glucôzơ mà phải đi vòng qua hoạt động sản xuất ATP của ti thể? b. Cho một lát khoai tây sống vào đĩa thứ nhất và một lát khoai tây chín vào đĩa thứ hai ở nhiệt độ phòng rồi nhỏ vào mỗi lát khoai tây một giọt H 2O2 thì lượng khí thoát ra ở mỗi đĩa như thế nào? Giải thích? Đáp án câu 2: a. Tế bào không sử dụng luôn năng lượng của các phân tử glucôzơ mà phải đi vòng qua hoạt động sản xuất ATP của ti thể vì: - Năng lượng chứa trong phân tử glucôzơ quá lớn so với nhu cầu năng lượng của các phản ứng đơn lẻ trong tế bào. (0,5 điểm) - ATP chứa vừa đủ năng lượng cần thiết và thông qua quá trình tiến hóa các enzim đã thích nghi với việc dùng năng lương ATP cung cấp cho các hoạt động cần năng lượng của tế bào. (0,5 điểm) b. - Lượng khí thoát ra ở hai đĩa khác nhau: Lượng khí thoát ra ở đĩa thứ nhất nhiều, không có khí thoát ra ở đĩa thứ hai. (1 điểm) - Giải thích: + Ở đĩa thứ nhất, lát khoai tây sống, enzim có hoạt tính cao nên tốc độ phản ứng xảy ra nhanh, H2O2 bị enzim catalaza phân hủy thành H 2O và O2 nên khí O2 thoát ra nhiều → bọt khí trên bề mặt lát khoai tạo ra nhiều. (0,5 điểm) + Ở đĩa thứ hai, lát khoai tây chín, enzim đã bị nhiệt độ cao phân hủy làm mất hoạt tính nên phản ứng không xảy ra, H2O2 không bị phân hủy → không có bọt khí. (0,5 điểm) Câu 3: (4 điểm) a. Trong pha sáng quang hợp, ôxi được sinh ra từ quá trình nào? Trình bày vai trò của quá trình đó. b. Trong pha tối quang hợp, sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình C 3 là chất nào? Tại sao người ta lại gọi con đường C3 là chu trình?
  3. c. Hãy hoàn thành nội dung của bảng dưới đây: Pha sáng Pha tối Nơi diễn ra Nguyên liệu Sản phẩm Điều kiện xảy ra d. Pha tối của quang hợp có phụ thuộc vào pha sáng không? Vì sao? Đáp án câu 3: a. - Ôxi trong quang hợp được hình thành từ quá trình quang phân li nước. (0,5 điểm) - Ý nghĩa của quá trình quang phân li nước: Tạo electron cung cấp cho chuỗi truyền e trong pha sáng (truyền e cho diệp lục) (0,5 điểm) b. - Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình C 3 là APG (Axit phôtpho glixêric). (0,5 điểm) - Con đường C3 được gọi là chu trình vì: + Ở giai đoạn mở đầu CO2 kết hợp với RiDP. (0,25 điểm) + Giai đoạn sau RiDP lại được tái tạo để tiếp tục gắn với CO2 tiếp theo. (0,25 điểm) c. Pha sáng Pha tối Nơi diễn ra (0,25 điểm) Màng tilacoit Chất nền lục lạp + Nguyên liệu (0,25 điểm) Nước, ADP, Pi, NADP CO2, ATP, NADPH + Sản phẩm (0,25 điểm) O2, ATP, NADPH Chất hữu cơ, ADP, Pi, NADP Điều kiện xảy ra (0,25 điểm) Có ánh sáng Không cần ánh sáng d. Pha tối của quang hợp có phụ thuộc vào ánh sáng. Vì pha tối sử dụng năng lượng (ATP, NADPH) do pha sáng đưa sang. Mà năng lượng đó được tổng hợp nhờ năng lượng ánh sáng. (1 điểm) Câu 4: (4 điểm) a. Hoàn thành các phương trình sau C6H12O6 Vi khuẩn êtilic ? + ? + Q C6H12O6 Vi khuẩn lactic ? + Q b. Hai nhóm vi khuẩn trên thực hiện kiểu chuyển hóa dinh dưỡng nào? Phân biệt kiểu chuyển hóa đó với các kiểu chuyển hóa còn lại của vi sinh vật hóa dưỡng theo bảng sau: Kiểu chuyển hóa dinh dưỡng Chất nhận electron cuối cùng 1. 2. 3. c. Tại sao nói: "Dạ dày – ruột ở người là một hệ thống nuôi cấy liên tục đối với vi sinh vật". Nếu nuôi cấy không liên tục thì dựa vào đường cong sinh trưởng em sẽ thu hoạch sinh khối vào thời điểm nào thích hợp? Đáp án câu 4:
  4. a. Hoàn thành phương trình : Vi khuẩn C6H12O6 etilic 2C2H5OH + 2CO2 + Q (0,5 điểm) Vi khuẩn lactic C6H12O6 2CH3CHOHCOOH + Q (0,5 điểm) b. - Hai nhóm vi khuẩn trên chuyển hóa dinh dưỡng theo kiểu lên men. (0,5 điểm) - Phân biệt các kiểu chuyển hóa dinh dưỡng: Kiểu chuyển hóa dinh dưỡng Chất nhận electron cuối cùng 1. Lên men là các phân tử hữu cơ . (0,5 điểm) 2. Hô hấp hiếu khí là O2 . (0,5 điểm) 3. Hô hấp kị khí . 2 là 1 chất vô cơ như NO3 ;SO4 ;CO2 (0,5 điểm) c. - Vì dạ dày - ruột luôn nhận được chất dinh dưỡng bổ sung và liên tục thải các sản phẩm dị hóa. (0,5 điểm) - Nếu nuôi vi sinh vật không liên tục, thì dựa vào đường cong sinh trưởng sẽ thu hoạch sinh khối vào cuối pha lũy thừa, đầu pha cân bằng. (0,5 điểm) Câu 5: (2 điểm) a. So sánh ti thể và lục lạp về cấu trúc và chức năng? b. Những phát biểu nào sau đây là đúng hay sai? Nếu sai em hãy sửa lại cho đúng. - Tế bào thực vật để trong dung dịch nhược trương sẽ bị trương lên và bị vỡ ra. - Các tế bào có thể nhận biết nhau do màng sinh chất có các "dấu chuẩn" là prôtêin bám màng. - Tế bào bạch cầu ở người có khả năng thay dổi hình dạng nhưng vẫn hoạt động bình thường. - Các vi ống và vi sợi là thành phần bền nhất của khung xương tế bào. Đáp án câu 5: a. So sánh ti thể và lục lạp về cấu trúc và chức năng? (1 điểm) * Giống nhau: • Đều có cấu trúc màng kép • Đều là bào quan có khả năng tổng hợp ATP * Khác: Ti thể Lục lạp Cả hai màng đều trơn nhẵn, có thêm hệ thống túi tylacoid, trên đó có đính các sắc Màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp khúc tố quang hợp và các chất vận chuyển điện trên có đính các enzim hô hấp tử. Tổng hợp ATP dùng cho mọi hoạt động của tế Tổng hợp ATP ở pha sáng, chỉ dùng cho bào pha tối của quang hợp Có trong mọi loại tế bào Chỉ có trong các tế bào quang hợp ở thực vật b. (1 điểm) - Sai.Không bị vỡ vì có thành tế bào. (0,25 điểm) - Sai. Dấu chuẩn là glycoprotein. (0,25 điểm) - Đúng. (0,25 điểm) - Sai: Thành phần bền nhất là sợi trung gian. (0,25 điểm) Câu 6: (4 điểm) a. Một gen ở vi khuẩn E. coli có 2298 liên kiết hóa trị nối giữa các nuclêôtit và có hiệu số giữa nuclêôtit loại ađênin với một loại nuclêôtit khác không bổ sung là 6% tổng số nuclêôtit của gen. - Xác định tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit của gen? - Tính số liên kết hiđrô có trên gen?
  5. b. Tại sao trong quá trình nguyên phân các NST lại xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia nhiễm sắc tử? Tại sao khi phân chia xong NST lại tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh? Đáp án câu 6: a. - Xác định tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit của gen: (1 điểm) Theo bài ra và theo nguyên tắc bổ sung ta có hệ phương trình: Giải hệ ta được vậy tỉ lệ % từng loại nucleotit của gen là - Tính số liên kết hiđrô có trên gen: (1 điểm) Tổng số nuclêôtit của gen là: 2298 + 2 = 2300 (nuclêôtit) Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là: A = T = 28%. 2300 = 644 (nuclêôtit) G = X = 22%. 2300 = 506 (nuclêôtit) Số liên kết hiđrô có trên gen là: 644 x 2 + 506 x 3 = 2806 (liên kết) b. - NST xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia nhiễm sắc tử để dễ di chuyển trong quá trình phân bào và phân chia đồng đều vật chất di truyền mà không bị rối loạn. (1 điểm) - Sau khi phân chia xong NST tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh để thực hiện việc nhân đôi ADN, tổng hợp ARN và protêin trong chu kì tế bào sau được thuận lợi. (1 điểm) HẾT