Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Sinh học Lớp 10 - Trường THPT Cư M'Gar (Có đáp án)

a. (2,0 điểm) Trong các loại đại phân tử sinh học, hãy cho biết:
- Những đại phân tử nào có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân?
- Những đại phân tử nào vừa có tính đa dạng và vừa có tính đặc thù?
- Loại đại phân tử nào có tính đa dạng cao nhất?
doc 12 trang Hải Đông 20/01/2024 2500
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Sinh học Lớp 10 - Trường THPT Cư M'Gar (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_olympic_10_3_lan_3_mon_sinh_hoc_lop_10_truong_thpt_cu.doc

Nội dung text: Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Sinh học Lớp 10 - Trường THPT Cư M'Gar (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT CƯM’GAR KỲ THI OLYMPIC 10-3 LẦN THỨ III ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN:SINH HỌC- LỚP:10
  2. Câu 1 a)Thế giới sống được tổ chức theo thứ bậc như thế nào? Dựa vào cấu trúc tế bào vi khuẩn và tế bào nhân chuẩn, em hãy (4,0 chứng minh chúng có cùng tổ tiên. (1,0 điểm) điểm) Đáp án: *Thế giới sống được tổ chức theo thứ bậc: - Các cấp tổ chức từ thấp lên cao bao gồm: phân tử, bào quan, tế bào, mô, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh 0,25 quyển. Thứ tự này là không thể thay đổi. Trong đó tế bào được xem là đơn vin tổ chức cơ sở cho thế giới sống. - Cấp tổ chức nhỏ hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức 0,25 sống cấp trên; tổ chức sống cấp trên vừa có đặc điểm của tổ chức sống cấp dưới, vừa có đặc tính nổi trội mà tổ chức sống cấp dưới không có được. *Dựa vào cấu trúc tế bào vi khuẩn và tế bào nhân chuẩn, chứng minh chúng có cùng tổ tiên: - Đều có các thành phần hóa học chính của tế bào: axit nucleic, lipit, protein, cacbohidrat; có màng sinh chất giống nhâu và có 0,25 cấu trúc của một màng cơ sở. - Đều chứa cấu trúc axit nucleic ADN, ARN chứa thông tin di truyền, protein được tổng hợp từ khuôn mARN kết hợp với 0,25 riboxom; ti thể và lục lạp của tế bào nhân chuẩn chứa ARN và ADN, nhiều loại protein và các riboxom 70s giống nhau như của sinh vật có nhân nguyên thủy. b.Nguyên tắc bổ sung là gì? NTBS được thể hiện trong các cơ chế di truyền như thế nào? (1,0 điểm) Đáp án: *NTBS: là nguyên tắc cặp đôi liên kết giữa các bazơ nitơ theo nguyên tắc 1 bazơ có kích thước lớn (A, G) liên kết với 1 bazơ có 0,25 kích thước bé (T, U, X); trong đó A liên kết với T hoặc U bằng 2 liên kết hidro; G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro.
  3. *NTBS thể hiện trong các cơ chế di truyền: - Quá trình nhân đôi ADN: các nucleotit của môi trường liên kết 0,25 với các nucleotit trên 2 mạch đơn của ADN mẹ theo nguyên tắc: A liên kết với T; G liên kết với X. Nhờ đó, các ADN con tạo ra giống nhau và giống với ADN mẹ. - Quá trình phiên mã cũng diễn ra theo NTBS: các nucleotit của 0,25 môi trường liên kết với các nucleotit trên mạch gốc của AND theo nguyên tắc: A liên kết với U; G liên kết với X. - Quá trình dịch mã cũng diễn ra theo NTBS: các nucleotit trên 0,25 bộ ba đối mã của tARN liên kết vơi các nucleotit trên bộ ba sao mã của mARN theo nguyên tắc: A liên kết với U; G liên kết với X. c. (1,0 điểm) Bộ NST lưỡng bội của một loài thực vật hạt kín có 6 cặp NST kí hiệu là: I, II, III, IV, V, VI. Khi khảo sát một quần thể của loài này người ta phát hiện có bốn thể đột biến kí hiệu là: a, b, c, d. Phân tích tế bào của bốn thể đột biến trên người ta thu được kết quả như sau: Thể Số lượng NST đếm được ở từng cặp đột I II III IV V VI biến a 3 3 3 3 3 3 b 4 4 4 4 4 4 c 4 2 4 2 2 2 d 2 2 3 2 2 Xác định tên gọi của các thể đột biến trên; có thể phân dạng các đột biến đó thành các nhóm như thế nào? Đáp án: - Dạng a: 6 cặp NST đều có 3 chiếc, như vậy tăng so với bộ NST bình thường 1 bộ NST đơn bội. Thể đột biến a là dạng thể tam 0,25
  4. bội. - Dạng b: 6 cặp NST đều có 4 chiếc, như vậy tăng so với bộ NST 0,25 bình thường bộ NST lưỡng bội. Thể đột biến b là dạng thể tứ bội. - Dạng c: có 2 cặp NST số 1 và số 3 đều có 4 chiếc, còn 4 cặp 0,25 NST còn lại đều có 2 chiếc. Thể đột biến c là dạng thể bốn nhiễm kép. 0,25 - Dạng d: có 1 cặp NST số 3 đều có 3 chiếc, còn 5 cặp NST còn lại đều có 2 chiếc. Thể đột biến d là dạng thể tam nhiễm. =>dạng a và b là dạng đa bội; dạng c và d là dạng lệch bội. d. Trong tự nhiên, dạng đột biến gen nào là phổ biến nhất? vì sao? (1,0 điểm) Đáp án: Đột biến gen phổ biến nhất là thay thế nucleotit, vì: - Cơ chế phát sinh đột biến tự phát dạng thay thế nucleotit dễ xảy ra hơn cả ngay cả khi không có tác nhân đột biến (do các 0,5 nucleotit trong tế bào tồn tại ở các dạng phổ biến và hiếm). - Trong phần lớn trường hợp, đột biến thay thế nucleotit là các đột biến trung tính (ít gây hậu quả nghiêm trọng) do chỉ ảnh 0,25 hưởng đến 1 codon duy nhất trên gen. - Trong thực tế, dạng đột biến gen này được tìm thấy phổ biến hơn cả ở hầu hết các loài. 0,25
  5. Câu 2 a. (2,0 điểm) Trong các loại đại phân tử sinh học, hãy cho biết: (4,0 - Những đại phân tử nào có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân? điểm) - Những đại phân tử nào vừa có tính đa dạng và vừa có tính đặc thù? - Loại đại phân tử nào có tính đa dạng cao nhất? Đáp án: Trong tế bào có rất nhiều đại phân tử hữu cơ khác nhau nhưng chia thành 4 loại đại phân tử: cacbohidrat, lipit, protein, axitnucleic. - Các đại phân tử protein, axitnucleic (ADN, ARN), polysacarit (tinh bột, xenlulôzơ) được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. 0,25 + Đơn phân của protein là axit amin 0,25 + Đơn phân của axitnucleic là nucleotit 0,25 + Đơn phân của polysacarit (tinh bột, xenlulôzơ) là đường đơn 0,25 glucozơ. - Protein và axitnucleic vừa có tính đa dạng, vừa có tính đặc thù cho loài. + Tính đa dạng của axitnucleic thể hiện ở thành phần, số lượng và 0,5 trình tự sắp xếp các nucleotit. Tính đặc thù thể hiện ở trình tự sắp xếp các nucleotit, tỉ lệ (A+T)/(G+X) và hàm lượng ADN trong nhân tế bào. + Tính đa dạng của protein thể hiện ở thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp các axit amin. Tính đặc thù thể hiện ở trình tự sắp xếp các 0,5 axit amin trong cấu trúc bậc 1 và cấu trúc không gian của protein. -Protein là đại phân tử có tính đa dạng cao nhất. Nguyên nhân là vì: + Protein được cấu tạo từ 20 loại axit amin khác nhau, càng nhiều 0,5 loại đơn phân thì tính đa dạng càng cao. 0,5 + Protein có cấu trúc không gian 4 bậc. Các bậc cấu trúc không gian làm tăng tính đa dạng của protein. b. (1,0 điểm) Tại sao cơm nếp hay xôi thường dính và dẻo hơn
  6. cơm tẻ? Đáp án: Gạo nếp và gạo tẻ đều chứa chủ yếu là tinh bột. Đại phân tử tinh bột 0,25 được cấu tạo từ 2 cấu tử amiloz và amilopectin, tỉ lệ amiloz và amilopectin quyết định độ dẻo của tinh bột khi bị đun nóng, do: - Amilozơ có cấu trúc dạng chuỗi không phân nhánh, xoắn theo kiểu 0,25 lò xo nhờ các liên kết hidro. Khi đun nóng, liên kết hidro bị cắt đứt, chuỗi amiloz chỉ duỗi thẳng nên ít làm thay đổi độ dính của dung dịch. - Amilopectin có cấu trúc phân nhánh nhiều, dung dịch có độ nhớt 0,25 cao. Khi đun nóng, cấu trúc của amilopectin biến đổi sâu sắc và không thuận nghịch gây ra trạng thái hồ hóa tinh bột. - Trong gạo nếp chứa lượng amilopectin rất cao so với gạo tẻ nên khi 0,25 nấu lên, cơm nếp (hoặc xôi) thường dính và dẻo hơn cơm tẻ rất nhiều. c. (1,0 điểm) Một nhà khoa học đã nghiền nát một mẫu mô thực vật sau đó đem li tâm và thu được một số bào quan : Các bào quan này có khả năng hấp thụ CO 2 và giải phóng O2. Em hãy mô tả cấu trúc của bào quan đó. Đáp án: Đó là bào quan lục lạp. 0,25 Cấu tạo : - Có 2 lớp màng trơn bao bọc. 0,25 - Bên trong chứa chất nền và Grana. + Chất nền (Stroma): là khối chất không màu, chứa nhiều protein hòa 0,25 tan, chứa các enzim cần để tổng hợp cacbohidrat trong pha tối của quang hợp, chứa AND và riboxom. + Grana: gồm các tilacoit xếp chồng lên nhau. 0,25
  7. Câu 3 a) (2,0 điểm)Sơ đồ sau đây mô tả quá trình nào ? Thay các chữ số bằng các chú thích hợp lý;Các quá trình trong sơ đồ đó có mối liên (4,0 hệ như thế nào? điểm) Đáp án : 1,5 - Quá trình quang hợp. + 1. H2O 2. O2 3. NADP 4.ADP+Pi 5.NADPH 6. CO2 7. Đường glucozơ (C6H12O6) - Mối liên hệ: 0,25 + Pha sáng tạo ATP, NADPH cung cấp cho quá trình đồng hóa CO 2 trong pha tối. + Pha tối cung cấp NADP và ADP cho pha sáng. 0,25 b)(1,0 điểm) Hóa tự dưỡng là gì? Viết phương trình tổng quát? Kể tên một số vi sinh vật hóa tự dưỡng. c) (1,0 điểm) Nêu điểm khác nhau giữa virut và vi khuẩn. Đáp án:
  8. b)- Hóa tự dưỡng : là kiểu dinh dưỡng của 1 số vi sinh vật, chúng sử 0,25 dụng nguồn cacbon là CO2 nhờ năng lượng từ các phản ứng oxi hóa + các hợp chất vô cơ (như NH4 ; H2; S; Fe ) để tổng hợp các chất hữu cơ khác nhau của cơ thể. - Phương trình tổng quát: VSV 0,25 2 CO2 + H + Q > Chất hữu cơ - Một số vi khuẩn hóa tự dưỡng: + VK lấy NL từ hợp chất chứa Nitơ Nitrosomonas hoặc Nitrobacter 0,25 + VK lấy NL từ hợp chất chứa S, Fe Thiobacillus. 0,25 c) Đặc điểm khác nhau giữa virut và vi khuẩn: Đặc điểm Virut Vi khuẩn Có cấu tạo tế bào Không Có, là tế bào nhân 0,25 sơ Chỉ chứa ADN hoặc Có Không ARN 0,25 Chứa cả ADN và ARN Không có 0,25 Chứa riboxom Không Có 0,25 Sinh sản độc lập Không Có -Sống kí sinh bắt Có nhiều hình thức buộc trong tế bào sống khác nhau: tự chủ. dưỡng, dị dưỡng. - Sinh sản nhờ hệ -Sinh sản nhờ bào gen của tế bào quan và hệ gen chủ. chính mình.
  9. Câu 4 a)(1,0 điểm) Có 5 ống nghiệm, mỗi ống chứa 20ml nước cất, người ta tiến hành một số thí nghiệm như sau: (3,0 điểm) - Thí nghiệm 1:cho thêm vào ống nghiệm 1 vi khuẩn gram dương và 5ml nước bọt. - Thí nghiệm 2:cho thêm vào ống nghiệm 2 tế bào thực vật và 5ml nước bọt. - Thí nghiệm 3:cho thêm vào ống nghiệm 3 vi khuẩn cổ và 5ml nước bọt. - Thí nghiệm 4:cho thêm vào ống nghiệm 4 tế bào hồng cầu và 5ml nước bọt. Đáp án: Các hiện tượng có thể xảy ra: - Ở ống nghiệm 1: tế bào vi khuẩn vỡ vì có chứa lizozim, làm tan thành 0,25 tế bào và trong môi trường nhược trương tế bào hút nước mạnh làm vỡ tế bào. - Ở ống nghiệm 2: không có hiện tượng gì xảy ra vì lizozim không tác 0,25 động làm tan thành tế bào thực vật và trong môi trường nhược trương tế bào hút nước mạnh nhưng tế bào không bị vỡ. - Ở ống nghiệm 3: tế bào không bị vỡ vì lizozim không phá vỡ thành tế 0,25 bào vi khuẩn cổ và trong môi trường nhược trương tế bào hút nước mạnh nhưng tế bào không bị vỡ. - Ở ống nghiệm 4: tế bào hồng cầu bị vỡ vì mặc dù lizozim không tác 0,25 động vào màng tế bào nhưng trong môi trường nhược trương tế bào hút nước mạnh làm vỡ tế bào. b) Hãy cho biết những chất như ơstrogen, protein, ôxi, Na +, nước, testosteron, glyxerol, NO, Ca2+, vận chuyển qua màng bằng cách nào? (2,0 điểm) Đáp án: 0,5 - ơstrogen, testosteron, glyxerol có bản chất là lipit nên có thể đi qua
  10. lớp photpholipit kép. - ôxi, NO, CO2 là phân tử có kích thước nhỏ, không phân cực nên dễ 0,5 dàng khuếch tán qua lớp photpholipit kép. 0,25 - Protein là phân tử có kích thước lớn nên vận chuyển bằng cách nhập bào, xuất bào. - Na+, Ca2+ là phân tử mang điện tích nên đi qua màng nhờ protein 0,5 xuyên màng. 0,25 - Nước là chất phân cực nên vận chuyển qua kênh protein đặc biệt là aquaporin.
  11. Câu 5 Một hợp tử có hàm lượng ADN trong nhân tế bào là 6.10-12g được thụ tinh nhân tạo trong môi trường dinh dưỡng thích hợp. Khi đã (5,0 sử dụng hết số nguyên liệu tương đương 378.10 -12g AND thì đợt điểm) phân bào cuối cùng vừa kết thúc một chu kì tế bào. Thời gian từ lúc hợp tử hình thành cho đến thời điểm này 168 giờ. Biết rằng tỉ lệ về thời gian giữa kì trung gian và kì phân bào là 6:1 và tỉ lệ về thời gian giữa các kì của giai đoạn phân bào là 7:3:3:7. a) Tính số đợt phân bào của hợp tử trong thời gian trên. b) Ở thời điểm 114 giờ 6 phút kể từ lúc hình thành hợp tử thì số tế bào là bao nhiêu? Hàm lượng AND trong mỗi tế bào là bao nhiêu? Đáp án: a)Gọi k là số lần nguyên phân của hợp tử. 0,25 Môi trường cung cấp: 6.10-12 (2k-1)=378.10-12 0,25 =>k=6 0,25 Thời gian 1 chu kì= 168/6= 28 giờ. 0,25 Gọi a: thời gian kì trung gian; b: thời gian các kì phân bào. Ta có hệ phương trình: 0,5 a+b=28 a=6b =>a= 24; b=4. 0,25 Thời gian kì đầu: giữa: sau: cuối= 7: 3: 3: 7 Tổng 4 kì này= 4 giờ= 240 phút. 0,25 Thời gian: Kì đầu= 240/20 x 7= 84 phút = kì cuối 0,25 Kì giữa = 240/20x3= 36 phút = kì sau. 0,25
  12. b. 114 giờ 6 phút = 4x28 + 2 giờ 0,5 Tế bào đã qua 4 chu kì nguyên phân và đang ở kì trung gian của lần 0,5 nguyên phân thứ 5. 0,5 Tổng số tế bào = 24 = 16. Hàm lượng ADN trong mỗi tế bào: 0,5 -12 Nếu ở pha G1= 6.10 0,5 -12 Nếu ở pha S, G2= 12.10