Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Sinh học Lớp 10 - Trường THPT Nguyễn Công Trứ (Có đáp án)
Câu 1: ( 4 điểm)
a. (0,5 điểm): Nêu những sai khác về dinh dưỡng giữa giới Nấm, Động vật và Thực vật.
b. (1,5 điểm): Đa dạng sinh học được xem xét ở các mức độ chủ yếu nào? Bảo tồn nguyên vị, bảo tồn chuyển vị là như thế nào? Lấy ví dụ?
a. (0,5 điểm): Nêu những sai khác về dinh dưỡng giữa giới Nấm, Động vật và Thực vật.
b. (1,5 điểm): Đa dạng sinh học được xem xét ở các mức độ chủ yếu nào? Bảo tồn nguyên vị, bảo tồn chuyển vị là như thế nào? Lấy ví dụ?
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Sinh học Lớp 10 - Trường THPT Nguyễn Công Trứ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_olympic_10_3_lan_3_mon_sinh_hoc_lop_10_truong_thpt_ng.doc
Nội dung text: Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Sinh học Lớp 10 - Trường THPT Nguyễn Công Trứ (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK TRƯỜNG THPT NGUYỄN CÔNG TRỨ KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 10-3 LẦN THỨ III ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN SINH HỌC; LỚP 10. 1
- ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Câu 1: ( 4 điểm) a. (0,5 điểm): Nêu những sai khác về dinh dưỡng giữa giới Nấm, Động vật và Thực vật. b. (1,5 điểm): Đa dạng sinh học được xem xét ở các mức độ chủ yếu nào? Bảo tồn nguyên vị, bảo tồn chuyển vị là như thế nào? Lấy ví dụ? c. (1 điểm): Hãy nêu tên và chức năng của các enzim lần lượt tham gia vào quá trình nhân đôi (tái bản) của phân tử ADN mạch kép ở vi khuẩn E.coli. d. (1 điểm): Cấu trúc không phân mảnh và phân mảnh của gen có ý nghĩa gì cho sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực? Đáp án câu 1: a.( 0,5đ) Sai khác cơ bản về dinh dưỡng và lối sống giữa giới Nấm, Thực vật, Động vật: Giới nấm Giới thực vật Giới động vật - Sống cố định - Sống cố định - Di chuyển - Dinh dưỡng hoại sinh - Tự dưỡng quang hợp - Dị dưỡng b. ( 1,5đ): * Đa dạng sinh học được xem xét ở 3 mức độ chủ yếu: + Đa dạng di truyền: sự khác biệt về vốn gen trong các loài. + Đa dạng về loài: số loài có trong một hệ sinh thái. + Đa dạng về quần xã: các dạng nơi sinh sống và các quá trình của hệ sinh thái trong một vùng. * Bảo tồn nguyên vị: giữ gìn các cá thể sinh vật ở dạng hoang dã trong môi trường tự nhiên của chúng. Ví dụ: xây dựng các khu bảo tồn, các vườn Quốc Gia. * Bảo tồn chuyển vị: giữ gìn các cá thể có nguy cơ tuyệt chủng trong điều kiện bán tự nhiên hoặc trong điều kiên nuôi nhốt. ví dụ: bảo tồn loài Voọc tại trung tâm cứu hộ Cúc Phương. c. ( 1 điểm): Các enzim cơ bản lần lượt tham gia vào quá trình tái bản ADN ở E.coli gồm : - Enzim giãn xoắn (mở xoắn): làm phân tử ADN sợi kép giãn xoắn tạo chạc sao chép, sẵn sàng cho quá trình tái bản ADN. (0,25đ) - Enzim ARN polimeraza (primaza): tổng hợp đoạn mồi cần cho sự khởi đầu quá trình tái bản ADN (bản chất đoạn mồi là ARN). ( 0,25đ) - Enzim ADN polimeraza: đây là enzim chính thực hịên quá trình tái bản ADN. (0,25đ) - Enzim ADN ligaza (gọi tắt là ligaza): Nối các đoạn Okazaki trên mạch ADN được tổng hợp gián đoạn để tạo thành mạch ADN mới hoàn chỉnh.(0,25đ) d.( 1 điểm) Ý nghĩa: 2
- * Cấu trúc không phân mảnh của gen giúp cho sinh vật nhân sơ tiết kiệm tối đa vật liệu di truyền, năng lượng và thời gian cho quá trình nhân đôi ADN và phiên mã. (0,5đ) * Cấu trúc phân mảnh của gen giúp cho sinh vật nhân thực tiết kiệm vật chất di truyền: Từ một gen cấu trúc quá trình cắt các intron, nối các exon sau phiên mã có thể tạo ra các phân tử mARN trưởng thành khác nhau, từ đó dịch mã ra các chuỗi polipeptit khác nhau.( 0,5đ) Câu 2: ( 4 điểm) a. ( 1,5 đểm): Tại sao axit nuclêic và prôtêin được xem là hai vật chất cơ bản không thể thiếu của mọi cơ thể sống? b. ( 0,5 điểm): Cho các chất: Tinh bột, xenlulôzơ, phôtpholipit và prôtêin. Chất nào trong các chất kể trên không phải là pôlime? Chất nào không tìm thấy trong lục lạp? c. ( 0,5 điểm): Cấu trúc nào trong tế bào có khả năng tổng hợp một số prôtêin mà các prôtêin này không được mã hóa bởi các gen trong nhân? d. (0,5 điểm): Nhà khoa học tiến hành phá nhân của tế bào trứng ếch thuộc nòi A rồi lấy nhân của tế bào trứng ếch thuộc nòi B cấy vào. Ếch con được tạo ra mang đặc điểm chủ yếu của nòi nào? Thí nghiệm chứng minh điều gì? e. (0,5 điểm): Tế bào cơ, tế bào hồng cầu và tế bào bạch cầu, loại tế bào nào có nhiếu lizôxôm nhất? Tại sao? f. (0,5 điểm) Căn cứ vào đâu người ta chia vi khuẩn thành 2 nhóm: Vi khuẩn Gram âm và vi khuẩn Gram dương ? Cách phân chia này có ý nghĩa gì trong y học? Đáp án câu 2: a. (1,5 điểm) * Axit nuclêic là chất không thể thiếu vì: Có chức năng lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền ở các loài sinh vật (0,25đ) * Prôtêin không thể thiếu được ở mọi có thể sống vì: - Đóng vai trò cốt lõi trong cấu trúc của nhân, của mọi bào quan, đặc biệt hệ màng sinh học có tính chọn lọc cao ( 0,25đ) - Các enzim (có bản chất là prôtêin) đóng vai trò xúc tác các phản ứng sinh học.( 0,25đ) - Các kháng thể có bản chất là prôtêin có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh.( 0,25đ) - Các hoocmôn phần lớn là prôtêin có chức năng điều hòa quá trình trao đổi chất( 0.25đ) - Ngoài ra prôtêin còn tham gia chức năng vận động, dự trữ năng lượng, giá đỡ, thụ thể (0.25đ) b. (0,5 điểm) - Chất không phải là đa phân (pôlime) là phốtpholipit vì nó không được cấu tạo từ các đơn phân (mônôme) ( 0,25đ) 3
- - Chất không tìm thấy trong lục lạp là xenlulôzơ (0,25đ) c. (0,5 điểm) - Ty thể ( 0,25đ). - Lục lạp( 0,25đ) d. (0,5 điểm) - Kết quả: Ếch con này mang đặc điểm của nòi B.(0,25đ) - Qua thí nghiệm chuyển nhân chứng minh được rằng nhân là nơi chứa thông tin di truyền của tế bào (Nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào).( 0,25đ) e. (0,5 điểm) - Tế bào bạch cầu có nhiều lizoxom nhất.( 0,25đ) - Giải thích: Do tế bào bạch cầu có chức năng tiêu diệt các tế bào vi khuẩn cũng như các tế bào bệnh lí, tế bào già nên nó phải có nhiều lizoxom nhất.( 0,25đ) f. (0,5 điểm): - Dựa vào: Cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào vi khuẩn, phương pháp nhuộm Gram. ( 0,25đ) - Ý nghĩa: Ta có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt từng loại vi khuẩn gây bệnh. ( 0,25đ) Câu 3: (4 điểm) a. (0,5 điểm): Giải thích tại sao ion Mg2+ không được khuếch tán trực tiếp qua lớp kép phôtpholipit của màng sinh chất. b. (0,5 điểm): Khi nói về quá trình vận chuyển các chất qua màng sinh chất, có nhận định cho rằng: “Chỉ có vận chuyển chủ động (vận chuyển tích cực) mới tiêu dùng năng lượng ATP”. Theo em, nhận định này đúng hay sai? Tại sao? c. (0,5 điểm): Giải thích tại sao tế bào cơ co liên tục thì sẽ “mỏi” và không thể tiếp tục co được nữa? d. ( 0,5 điểm) Tại sao khi cơ thể chúng ta hoạt động thể dục, thể thao thì các tế bào cơ lại sử dụng đường glucôzơ trong hô hấp hiếu khí mà không dùng mỡ để hô hấp nhằm tạo ra nhiều ATP hơn? e. (0,5 điểm): Khi nói về quá trình quang hợp, có nhận định cho rằng: “Pha sáng là quá trình chuyển đổi quang năng thành hóa năng”. Nhận định trên đúng hay sai? Giải thích tại sao. f. (1 điểm): Nêu hai sự kiện chỉ xảy ra trong quá trình phân bào giảm phân mà không xảy ra trong phân bào nguyên phân dẫn đến sự đa dạng di truyền. Giải thích tại sao. g. (0,5 điểm): Tại sao các nhiễm sắc thể phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau của quá trình phân bào? Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì trước của nguyên phân thoi phân bào không được hình thành? 4
- Đáp án câu 3: a. (0,5 điểm) - Mg2+ được bao bọc bởi lớp nước ( 0,25đ) - Tương tác kị nước giữa Mg 2+ và đuôi kị nước của màng làm cho chúng không được khuếch tán trực tiếp qua màng sinh chất (0,25 đ) b. (0,5 điểm) - Sai (0,25đ) - Xuất nhập bào đòi hỏi phải có sự biến đổi của màng và tiêu dùng năng lượng ATP.(0,25đ) c. (0,5 điểm) Giải thích: Vì khi tế bào cơ co liên tục, tế bào sử dụng hết ôxi mà không được cung cấp kịp =>tế bào bị bắt buộc chuyển sang hô hấp kị khí tạo axit lactic => gây “mỏi” cơ.( 0.5đ) d. (0,5 điểm) Giải thích: - Năng lượng giải phóng từ mỡ chủ yếu từ các axit béo. Axit béo có tỉ lệ ôxi/cacbon thấp hơn nhiều so với đường glucôzơ => khi ôxi hóa các axit béo, tế bào cơ cần tiêu tốn rất nhiều ôxi. (0,25đ) - Mà khi cơ thể hoạt động mạnh lượng ôxi mang đến các tế bào cơ bị giới hạn bởi khả năng hoạt động của hệ tuần hoàn, do vậy mặc dù phân giải mỡ tạo nhiều năng lượng nhưng tế bào cơ lại không sử dụng mỡ vì ôxi không được cung cấp đầy đủ ( 0,25đ) e. (0,5 điểm) - Đúng ( 0,25đ) - Năng lượng ánh sáng chuyển vào liên kết hóa học trong ATP và NADPH ( 0,25đ) f. (1điểm). - Sự trao đổi chéo diễn ra trong kì đầu của giảm phân I (0,25đ) - Trao đổi chéo tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về cấu trúc so với giao tử không có trao đổi chéo.(0,25đ) - Sự phân li của các nhiễm sắc kép ở kì sau giảm phân I (0,25đ) - Sự phân li theo nhiều kiểu khác nhau tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau. (0,25đ) g. (0,5 điểm) - Các NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau để việc di chuyển về 2 cực tế bào được dễ dàng, không bị rối loạn do kích thước của NST.( 0,25đ) 5
- - Nếu ở kì trước của nguyên phân thoi phân bào không được hình thành thì các NST không phân li được về 2 cực tế bào => tế bào không phân chia => tạo ra tế bào có bộ NST tăng gấp đôi(4n). (0,25đ) Câu 4: (4 điểm) a. (0,5 điểm): Vì sao nói hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí, lên men đều là quá trình dị hoá? Căn cứ vào đặc điểm nào người ta phân biệt 3 quá trình này?( 0,5 điểm) b. (0,5 điểm): Trong nước mắm và trong tương có rất nhiều axit amin. Chất này có nguồn gốc từ đâu, do vi sinh vật nào tác động để tạo thành? c. (1 điểm): Một cốc rượu nhạt (5%->6% etanol) hoặc bia, cho thêm một ít chuối, đậy cốc bằng vải màn, để nơi ấm, sau vài ngày sẽ có váng trắng phủ trên bề mặt môi trường. Rượu đã biến thành giấm. - Hãy điền hợp chất được hình thành vào sơ đồ sau: CH3CH2OH + O2 -> + H2O + Q - Váng trắng do vi sinh vật nào tạo ra? Ở đáy cốc có loại vi sinh vật này không? Tại sao? d. (0,5 điểm): Hoạt động chính của nấm men trong môi trường có O 2 và trong môi trường không có O2? e. (0,5 điểm): Làm nước sirô quả trong bình nhựa kín, sau một thời gian thì bình sẽ căng phồng. Hãy giải thích hiện tượng trên? f. (0,5 điểm): Giả sử một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 10. Xét 15 tế bào sinh tinh chín và 15 tế bào sinh trứng chín giảm phân bình thường. Xác định số loại tinh trùng và số loại trứng tối đa khác nhau về tổ hợp nhiễm sắc thể có thể được tạo ra trong trường hợp có trao đổi chéo tại một điểm ở một cặp nhiễm sắc thể tương đồng? g. (0,5 điểm): Chứng minh rằng virut nằm giữa ranh giới cơ thể sống và vật không sống? Đáp án câu 4: a. (0,5 điểm) * Vì: Cả 3 quá trình này đều là quá trình phân giải chất hữu cơ, đồng thời giải phóng năng lượng.( 0,25đ) * Căn cứ vào chất nhận e cuối cùng. Hô hấp hiếu khí (Chất nhận e cuối cùng là O 2), hô hấp - 2- kị khí (Chất nhận e cuối cùng là chất vô cơ như: NO 3 , SO4 , ), lên men (Chất nhận e cuối cùng là chất hữu cơ) ( 0,25đ) b. (0,5 điểm) - Axit amin trong nước mắm có nguồn gốc từ prôtêin động vật (cá), vi sinh vật tác động để tạo thành là: vi khuẩn ( 0,25đ) - Axit amin trong tương có nguồn gốc từ prôtêin thực vật (đậu tương), vi sinh vật tác động để tạo thành là: Nấm sợi (nấm vàng hoa cau).( 0,25đ) c. (1 điểm) 6
- - Chất được tạo thành là giấm (0,25đ) CH3CH2OH + O2 -> CH3COOH + H2O + Q. (0,25đ) - Váng trắng là do vi khuẩn axêtic liên kết với nhau tạo ra.(0,25đ) - Ở đáy cốc không có loại vi khuẩn này, vì chúng là những vi sinh vật hiếu khí bắt buộc (0,25đ) d. (0,5 điểm) Hoạt động chính của nấm men: - Trong môi trường không có O2 thực hiện quá trình lên men tạo rượu etylic (0,25đ) - Trong môi trường có O2 thực hiện hô hấp hiếu khí .( 0,25 đ) e. (0,5 điểm) Giải thích: - Nấm men sẽ lên men đường thành rượu êtilic và CO2. ( 0,25 đ) - Khí CO2 được tạo ra không thể thoát ra khỏi bình kín nên làm cho bình căng phồng lên.(0,25đ) f. (0,5 điểm) - Số loại tinh trùng tối đa được tạo ra: 15 x 4 = 60 loại ( 0,25đ) - Số loại trứng tối đa tạo ra: 15 x 1 = 15 loại ( 0,25đ) g. (0,5 điểm) Chứng minh: - Dấu hiệu sự sống: Khi trong tế bào vật chủ nó có biểu hiện những dấu hiệu đặc trưng cơ bản của sự sống ( trao đổi chất và năng lượng, sinh sản ). ( 0,25đ) - Dấu hiệu không là sinh vật sống: + Chưa có cấu tạo tế bào (cấu tạo đơn giản gồm 2 thành phần vỏ prôtêin và lõi axit nuclêic). Khi tồn tại bên ngoài tế bào vật chủ thì không các dấu hiệu đặc trưng của sự sống (0,25đ) Câu 5: (4 điểm) 1. (2điểm) a. Điểm mấu chốt trong cơ chế tự nhân đôi của ADN đã đảm bảo cho phân tử ADN con có trình tự nucleotit giống phân tử ADN mẹ. b. Vì sao trong hai mạch của phân tử ADN mới được tổng hợp thì một mạch được hình thành liên tục còn mạch kia hình thành từng đoạn? Vẽ sơ đồ minh hoạ? 2. (2 điểm) 7
- Bộ NST Ở một loài động vật là 2n= 38. Có một tế bào sinh dục sơ khai đực và một tế bào sinh dục sơ khai cái nguyên phân một số đợt bằng nhau. Toàn bộ số tế bào con được tạo ra đều bước vào vùng chín giảm phân cho ra tổng số 320 tinh trùng và trứng. Số NST đơn trong các tinh trùng nhiều hơn trong các tế bào trứng là 18240. Tất cả các trứng tạo ra đều đực thụ tinh. Hãy xác định: a. Số tinh trùng và số tế bào trứng được tạo ra? b. Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai đực và cái? c. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng ? d. Số NST đơn mới tương đương mới mà môi trường cung cấp cho sinh dục sơ khai để tạo trứng? Đáp án Nội dung Điểm 1. a. Cơ chế đảm bảo cho phân tử ADN con có trình tự nucleotit giống phân tử ADN mẹ 0.75 là nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn. ’ ’ b. Trên mạch mới tổng hợp, các nu tự do được lắp theo chiều 5 →3 , ngược chiều với mạch ADN mẹ, do enzim ADN polimeraza chỉ làm việc từ đầu 5’ 0.75 Vẽ sơ đồ minh hoạ 0.5 2. a. Số tinh trùng và số tế bào trứng được tạo ra: gọi x là số tinh trùng, y là số trứng ta có hệ: x +y = 320(1) 19x *4 - 19y = 18240(2) Từ (1) và (2) ta có x= 256, y= 64. 0,5 Vậy số tinh trùng được tạo ra là 256, số trứng tạo ra là 64 b. Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai đực và cái: - số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục đực sơ khai: 2k = 256, suy ra k= 8 ( lần) - số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục cái sơ khai: 2k = 64, suy ra k = 6 (lần) 0,5 c. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng: 64x 100%/ 256 = 25% 0,5 d. Số NST đơn mới tương đương mới mà môi trường cung cấp cho sinh dục sơ khai để tạo trứng: (26 - 1) x38+26 (2-1)x38= 4826NST 0,5 8