Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Sinh học Lớp 10 - Trường THPT Trần Quốc Toản (Có đáp án)

Câu 1: (1 điểm)
Em hãy tìm một số bằng chứng sinh học phân tử, chứng minh mọi sinh vật trên trái đất đều có chung một nguồn gốc và giải thích sự đa dạng của sinh giới ngày nay.
docx 4 trang Hải Đông 23/01/2024 1800
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Sinh học Lớp 10 - Trường THPT Trần Quốc Toản (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_olympic_10_3_lan_3_mon_sinh_hoc_lop_10_truong_thpt_tr.docx

Nội dung text: Đề thi Olympic 10-3 lần 3 môn Sinh học Lớp 10 - Trường THPT Trần Quốc Toản (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TOẢN THI OLYMPIC 10-3 LẦN THỨ III ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN SINH HỌC 10
  2. ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Câu 1: (1 điểm) Em hãy tìm một số bằng chứng sinh học phân tử, chứng minh mọi sinh vật trên trái đất đều có chung một nguồn gốc và giải thích sự đa dạng của sinh giới ngày nay. Đáp án câu 1: Đáp án điểm -Mọi loài sinh vật đều có vật chất di truyền là ADN, đều có chung mã di truyền, có 0,25 chung cơ chế phiên mã, dịch mã -Mọi loài sinh vật đều sử dụng chung 20 loại axit amin 0,25 -Sự đa dạng là do các loài đã tích lũy được các đặc điểm thích nghi với các môi trường sống khác nhau qua hàng triệu năm tiến hóa 0,5 Câu 2: (2 điểm) a) Giải thích nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn trong quá trình nhân đôi ADN b) Thế nào là đột biến gen?nêu những dạng đột biến điểm thường gặp?cho biết cơ chế phát sinh đột biến gen? Đáp án câu 2: 2a điểm *Nguyên tắc bổ sung: +A trên mạch khuôn liên kết với T tự do trong môi trường nội bào để tạo nên 0,25 mạch mới và ngược lại +G trên mạch khuôn liên kết với X tự do trong môi trường nội bào để tạo nên 0,25 mạch mới và ngược lại *Nguyên tắc bán bảo tồn:trong mỗi phân tử ADN con có một mạch là mạch cũ và 0,5 một mạch mới tổng hợp (0,5 điểm) 2b *Khái niệm đột biến gen: là những biến đổi nhỏ trong cấu trúc của gen 0,75 *Các dạng đột biến điểm thường gặp: -Đột biến thay thế 1 cặp nucleotit 0,25 -Đột biến thêm một cặp nucleotit 0,25 -Đột biến mất một cặp nucleotit 0,25 *Cơ chế phát sinh đột biến gen: -Do kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN 0,25 -Tác động của các tác nhân đột biến: chất hóa học,tác nhân vật lý, tác nhân sinh 0,25 học Câu 3: (4 điểm) a) Nêu tên một số nguyên tố vi lượng?tại sao các nguyên tố vi lượng chiếm một tỉ lệ nhỏ nhưng rất quan trọng với cơ thể sống? b) Trong bữa ăn hàng ngày, tại sao chúng ta cần ăn protein từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau? c) Hậu quả gì sẽ xảy ra nếu ta đưa các tế bào sống vào ngăn đá tủ lạnh? d) Tại sao khi ghép các mô và cơ quan từ người này sang người kia thì cơ thể người nhận lại có thể nhận biết các cơ quan lạ và đào thải cơ quan lạ đó? 3a điểm Nguyên tố vi lượng:F,Cu,Fe,Mn,Mo,Se,Zn,Co,B,Cr,I 0,5 Vì nguyên tố vi lượng là thành phần không thể thiếu của nhiều Enzim, hoạt hóa 0,5 enzim 3b Vì trong 20 loại axit amin cấu tạo nên cơ thể người có một số axit amin mà con 1,0 người không thể tự tổng hợp được (axit amin không thay thế), phải bổ sung từ các nguồn thức ăn khác nhau. Khi ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, chúng ta sẽ có cơ hội nhận các axit amin không thay thế cần cho cơ thể
  3. 3c Do mật độ phân tử nước ở trạng thái rắn thấp hơn so với trạng thái lỏng và ở thể 1,0 rắn thì khoảng cách giữa các phân tử nước tăng lên. Do vậy khi đưa tế bào sống vào ngăn đá, nước trong tế bào sẽ đóng băng làm tăng thể tích và các tinh thể nước đá sẽ phá vỡ tế bào 3d Vì màng sinh chất có các dấu chuẩn là glicoprotein đặc trưng cho từng loại tế 1,0 bào. Nhờ vậy các tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào lạ Câu 4: (3 điểm) a) Vì sao khi ngâm mơ chua vào nước đường, sau 1 thời gian quả mơ teo lại và có vị chua ngọt, nước ngâm mơ cũng có vị chua ngọt? b) Thế nào là động năng?trong tế bào có những dạng năng lượng nào? c) Nêu vai trò của ATP trong tế bào? Đáp án câu 4: 4a điểm +Do sự chênh lệch nồng độ giữa bên trong và bên ngoài tế bào 0,5 -Nồng độ đường ở môi trường bên ngoài cao hơn so với bên trong quả mơ nên 0,25 phân tử đường sẽ khuếch tán qua màng tế bào vào bên trong -Nước trong quả mơ sẽ thẩm thấu qua màng ra ngoài làm cho quả bị mất nước và 0,25 bị teo lại 4b điểm -Động năng là dạng năng lượng sẵn sàng sinh công 0,5 -Trong tế bào có các dạng năng lượng: hóa năng, điện năng, nhiệt năng 0,5 4c -Tổng hợp nên các chất hóa học cần thiết cho tế bào 0,5 -Vận chuyển các chất qua màng 0,25 -Sinh công cơ học 0,25 Câu 5: (2 điểm) Phân biệt nguyên phân và giảm phân? Đáp án câu 5 Nguyên phân Giảm phân điểm -Xảy ra ở tất cả các loại tế bào -xảy ra ở tế bào sinh dục chín 0,25 -1 lần nhân đôi NST, 1 lần phân bào -1 lần nhân đôi NST, 2 lần phân 0,25 bào -không tạo đa dạng di truyền -tạo đa dạng di truyền (tái tổ hợp) 0,25 -không có trao đổi cheo -có trao đổi chéo ở kì trước 1 0,25 -kì giữa, NST xếp thành 1 hàng -kì giữa 1, các NST xếp thành 2 0,25 hàng -kì sau, NST tiến về 2 cực ở trạng thái đơn -kì sau, NST tiến về 2 cực ở trạng 0,25 thái kép -kì cuối tạo 2 tế bào con có 2n NST -kì cuối 1 tạo 2 tế bào con có n 0,5 NST kép -kì cuối 2 tạo 4 tế bào con có n NST đơn Câu 6: (3 điểm) a) Quá trình tổng hợp ADN của virus cũng cần có đoạn mồi.đoạn mồi được hình thành ở vị trí nào? b) Viết hợp chất được hình thành thay chữ X trong sơ đồ làm sữa chua? và giải thích tại sao sữa đang ở trạng thái lỏng chuyển dần sang trạng thái sệt? Glucozo vi khuân lactic→ X +năng lượng (ít) c) Nêu những điều cần lưu ý trong quá trình muối chua rau quả? Đáp án câu 6:
  4. 6a điểm -Đoạn mồi được hình thành ở đầu 3' của sợi khuôn 0,5 -Một đoạn mồi cho sự tổng hợp sợi dẫn đầu 0,25 -Nhiều đoạn mồi cho sự tổng hợp các đoạn okazaki của sợi sau 0,25 6b -Hợp chất đó là axit lactic 0 0,5 -Vi khuẩn lac tic biến dịch sữa thành dịch chứa nhiều axit lactic, protein của sữa 0 trong điều kiện độ pH thấp sẽ kết tủa gây ra trạng thái sệt của sữa chua 0,5 6c -Chọn nguyên liệu: rau quả muối chua có hàm lượng đường 0,5-1%, nếu thấp hơn 0,5 cần bổ sung thêm đường để cung cấp nguồn thức ăn ban đầu cho vi khuẩn 0,25 lactic -Rửa rau, phơi cho héo làm giảm nước trong rau 0 0,25 -Ngâm trong dung dịch nước muối 5-6%, thêm 1 ít nước dưa cũ 0 0,25 -Đậy nắp kĩ, tạo môi trường yếm khí cho vi sinh vật hoạt động 0 0,25 Câu 7: (5 điểm) 7.1. a) Ở ruồi giấm 2n=8 nhiễm sắc thể. Khi quan sát một tế bào sinh dưỡng ruồi giấm đang nguyên phân người ta đếm được 16 nhiễm sắc thể đơn trong một tế bào. Hỏi tế bào này đang ở kì nào của quá trình nguyên phân? b) Hãy tính số nhiễm sắc thể đơn, số cromatid, tâm động của nhiễm sắc thể ở kì sau 2 khi một tế bào sinh dục của ruồi giấm giảm phân? 7.2. Một gen có 4800 liên kết hidro; tỉ lệ A/G=1/2 . Gen này bị đột biến thành alen mới có 4801 liên kết hidro và có khối lượng 108.104 đvC. Tính số nu mỗi loại của gen ban đầu và gen sau đột biến 7.3. Một loài có số lượng nhiễm sắc thể trong bộ lưỡng bội 2n=20. Khi quan sát tiêu bản tế bào sinh dưỡng dưới kính hiển vi sẽ đếm được bao nhiêu nhiễm sắc thể ở? a/ thể ba b/thể một c/thể không d/thể ba kép Đáp án câu 7.1 điểm a/Tế bào đang ở kì sau của nguyên phân 1,0 b/ NST đơn:8 0,5 Số cromatit:0 0,25 Tâm động 8 0,25 Đáp án câu 7.2 Gen ban đầu có A=T=600nu;G=X= 1200 nu 0,5 sau đột biến, tăng 1 liên kết hidro, khối lượng pt không đổi. Vì vậy đột biến này là thay thế 1 cặp AT bằng 1 cặp GX.nên gen sau đột biến có A=T=599nu; 0,5 G=X=1201 nu Đáp án câu 7.3 Thể 3: đếm được 21 NST(2n+1) 0,5 Thể 1: đếm được 19 NST (2n-1) 0,5 Thể không :đếm được 18NST (2n-2) 0,5 Thể ba kép: đếm được 18 NST (2n-1-1) 0,5 HẾT