Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Chu Văn An (Có đáp án)
Câu 1 (8,0 điểm)
Tục ngữ có câu: Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
Ca dao có câu: Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Suy nghĩ của anh/chị về quan niệm sống của ông cha ta qua các câu ca dao, tục ngữ trên.
Tục ngữ có câu: Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
Ca dao có câu: Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Suy nghĩ của anh/chị về quan niệm sống của ông cha ta qua các câu ca dao, tục ngữ trên.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Chu Văn An (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_olympic_10_3_lan_thu_3_mon_ngu_van_lop_10_nam_hoc_201.docx
Nội dung text: Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Chu Văn An (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH DAKLAK TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN KÌ THI OLYMPIC 10-3 LẦN III ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN : NGỮ VĂN LỚP 10
- SỞ GD VÀ ĐT ĐẮK LẮK ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI OLIMPIC 10-3 NĂM 2018 MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 (THPT) Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề). Câu 1 (8,0 điểm) Tục ngữ có câu: Gần mực thì đen gần đèn thì sáng Ca dao có câu: Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn Suy nghĩ của anh/chị về quan niệm sống của ông cha ta qua các câu ca dao, tục ngữ trên. Câu 2 (12,0 điểm) Bàn về thơ, nhà phê bình Viên Mai cho rằng: “Thơ là cái do tình sinh ra và đó phải là tình cảm chân thật.” (Trích: Viên Mai bàn về thơ - Ngữ văn 10 Nâng cao, tập 1, NXB giáo dục, trang 208) Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Làm sáng tỏ nhận định trên qua bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du. HẾT
- SỞ GD VÀ ĐT ĐẮK LẮK ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI (Đáp án có 03 trang) OLIMPIC 10-3 NĂM 2018 MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 (THPT) Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề). Câu Đáp án Điểm 1 Suy nghĩ về quan niệm sống của ông cha ta qua các câu ca dao, 8.0 tục ngữ. I. Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm được phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội, hiểu đúng yêu cầu, biết vận dụng kiến thức lí luận và thực tiễn để giải quyết vấn đề. - Hình thức diễn đạt: bố cục chặt chẽ, hành văn lưu loát, có cảm xúc, vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận. II. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách tuy nhiên cần đáp ứng được các nội dung cơ bản sau: 1. Giải thích: 2.0 - Câu tục ngữ: + Nghĩa đen: gần mực không cẩn thận sẽ bị dây bẩn; ở gần đèn sẽ hấp thụ được ánh sáng. + Nghĩa bóng: môi trường sống sẽ tác động đến con người về phẩm chất, tính cách. Môi trường tốt sẽ giúp con người có phẩm chất, tính cách tốt. Và ngược lại môi trường xấu tác động làm ảnh hưởng đến phẩm chất tính cách con người. -> Môi trường quyết định sự hình thành phẩm chất, tính cách con người. - Câu ca dao: + Nghĩa đen: hoa sen ở gần bùn mà không hôi tanh bởi mùi bùn + Nghĩa bóng: môi trường có xấu nhưng không thể tác động, làm ảnh hưởng đến phẩm chất, tính cách của con người có ý chí, có bản lĩnh sống -> Con người có bản lĩnh sẽ tác động thay đổi môi trường sống
- - Ý nghĩa: 2 câu có nghĩa trái ngược nhưng bổ sung cho nhau tạo nên sự hoàn thiện trong quan niệm sống 2. Bàn luận: 5.0 a. Khẳng định sự tác động của môi trường sống đến phẩm chất, tính cách con người: - Con người là sự tổng hòa các mối quan hệ trong xã hội. Vì vậy, con người để tồn tại và phát triển cần có môi trường sống. - Môi trường sống chia làm 2 loại: tốt và xấu + Khi sống trong môi trường tốt: tất cả mọi người xung quanh đều là người có phẩm chất, đạo đức tốt, có ý chí phấn đấu vươn lên thì chúng ta sẽ học được ở những người xung quanh những phẩm chất tốt đẹp đó (dẫn chứng). + Khi sống trong môi trường xấu: mọi người xung quanh đều có những thói hư, tật xấu, sống không có ý chí nghị lực thì chúng ta có thể bị tiêm nhiễm những thói hư tật xấu ấy (dẫn chứng). b. Khẳng định con người có bản lĩnh sẽ tác động làm thay đổi môi trường, hoàn cảnh sống - Người có ý chí bản lĩnh sống trong môi trường tốt - thuận lợi thì họ càng có điều kiện phát triển hơn về mọi mặt (dẫn chứng). - Người có ý chí bản lĩnh khi phải sống trong môi trường xấu - bất lợi thì họ có thể tác động làm thay đổi môi trường không để nó tiêm nhiễm, tác động tiêu cực đến mình (dẫn chứng) c. Khẳng định mối quan hệ biện chứng tác động qua lại giữa môi trường sống và con người là tất yếu 3. Bài học về nhận thức và hành động 1.0 2 Hiểu và làm sáng tỏ qua bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” về ý kiến 12 của Viên Mai: “Thơ là cái do tình sinh ra và đó phải là tình cảm chân thật.” I. Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm được phương pháp làm bài văn nghị luận văn học: giải quyết
- vấn đề lí luận về đặc trưng của thơ, hiểu đúng yêu cầu, chứng minh qua bài thơ cụ thể theo cảm nhận của riêng mình. - Hình thức diễn đạt: bố cục chặt chẽ, hành văn lưu loát, có cảm xúc, vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận làm tăng tính thuyết phục. II. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách tuy nhiên cần đáp ứng được các nội dung cơ bản sau: 1. Giải thích: quan niệm của Viên Mai về thơ. 3.0 - “Thơ là cái do tình sinh ra”: nguồn gốc của thơ là ở “cái tình” - đó chính là sự rung động, cảm xúc của nhà thơ trước cuộc sống và con người. Vì vậy, muốn có thơ thì nhà thơ phải có những rung động, xúc cảm trước cuộc đời. Nên đến với thơ là người đọc được tiếp xúc với cả thế giới tâm hồn, tình cảm của nhà thơ. - “Tình cảm trong thơ phải chân thật”: những rung động, cảm xúc mà nhà thơ thể hiện trong thơ phải hết sức chân thực, tự nhiên, chân thành, mãnh liệt Đó có thể là niềm vui, nỗi buồn, có thể là hạnh phúc hay khổ đau Song tất cả phải xuất phát từ chính trái tim, tâm hồn thi nhân. -> Quan niệm của Viên Mai đề cao vai trò tiền đề của cảm xúc, sự rung động chân thực trong thơ. 2. Chứng minh: bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” 6.0 - Hoàn cảnh sáng tác: lần đi sứ sang bên Trung Quốc khi được nghe kể về nàng Tiểu Thanh, Nguyễn Du cảm thương cho số phận của nàng đã sáng tác bài thơ này khóc thương cho nàng và cũng khóc thương cho chính mình - Nội dung cảm xúc của bài thơ: + Hai câu đề: tiếng thở dài não nuột của nhà thơ trước sự biến đổi của cuộc đời con người và vạn vật. Nhà thơ khóc thương cho Tiểu Thanh qua tập sách còn lại của nàng với tấm lòng người cô đơn viếng thăm kẻ bạc mệnh đơn côi. + Hai câu thực: nỗi niềm xót xa của nhà thơ cho một kiếp người tài hoa nhưng bạc mệnh. + Hai câu luận: nỗi uất hận của nhà thơ trước sự phi lí của cuộc đời khi hễ là người tài hoa thì chịu bạc mệnh như nàng Tiểu Thanh. + Hai câu kết: tiếng khóc thương cho Tiểu Thanh và khóc thương
- cho chính mình của nhà thơ. Đó là sự đồng điệu, đồng cảm. - Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn bát cú niêm luật chặt chẽ, ngôn ngữ đậm chất triết lí, hình ảnh mang tính biểu trưng 3. Bàn luận: 3.0 - Đây là quan niệm hết sức đúng đắn về thơ - thể loại trữ tình bởi lẽ: + Nếu nhà thơ với trái tim thờ ơ, vô cảm, không ngân rung trước hiện thực cuộc sống thì sẽ không có thơ. Bởi có rung cảm thì mới có thể cảm, có thể thấu được nỗi niềm của con người, biến chuyển của vạn vật. + Có cảm xúc mãnh liệt dâng trào sẽ giúp cho người nghệ sỹ có thể quan sát, cảm nhận tinh tế, sâu sắc hơn bằng cả trái tim của mình. Từ đó sẽ có sự sáng tạo nghệ thuật truyền cảm hứng chân thực đến với người đọc. - Ý nghĩa quan niệm: + Đối với người sáng tác: nhận thức được tầm quan trọng - yếu tố tiên quyết để có một bài thơ hay là sự rung cảm, tinh tế, sâu sắc, chân thực và luôn trăn trở suy tư về cuộc đời. + Đối với người tiếp nhận: quan niệm định hướng giúp người đọc khi đọc khi cảm thơ cần chú ý tới cảm xúc, chân tình của tác giả để có sự đồng điệu. - Quan niệm này không chỉ đúng với thơ mà đúng cả trong các thể loại văn học và nghệ thuật khác nữa. HẾT